Nội dung text 2. File lời giải (GV).pdf
Dạng 1: Cấu trúc sự chuyển thể của vật chất Câu 1(TH) (THPT Phù Cừ - Hưng Yên – TN THPT 2025): Hình sau là đồ thị phác họa sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình chuyển thể từ rắn sang lỏng của chất rắn kết tinh và của chất rắn vô định hình tương ứng lần lượt là A. đường (3) và đường (2). B. đường (3) và đường (1). C. đường (1) và đường (2). D. đường (2) và đường (3). st 0 t C t (1) (2) (3) O Lời giải: Đường (3) ứng với chất rắn kết tinh → nó tăng nhiệt độ lên sau đó nó nóng chảy. Trong quá trình nóng chảy nhiệt độ không đổi. Khi nóng chảy hoàn toàn nhiệt độ lại tăng tiếp lên Chất rắn vô định hình trong quá trình nóng chảy nhiệt độ của nó vẫn tăng (đường 2) ✓ Chọn đáp án A Câu 2(NB) (THPT Nguyễn Khuyến Lê Thánh Tông – TP.HCM – TN THPT 2025): Hình bên mô tả cấu trúc phân tử ở thể nào dưới đây? A. Thể khí. B. Thể lỏng. C. Thể rắn. D. Plasma Lời giải: Tương tác phân tử Thể khí Thể rắn Thể lỏng Hình 1.3. (a) Khoảng cách và sự sắp xếp các phân tử ở các thể khác nhau (b) Chuyển động của phân tử ở các thể khác nhau Hình cầu là phân tử, mũi tên là hướng chuyển động của phân tử. ✓ Chọn đáp án A Câu 3(NB)( Cụm các trường THPT các trung tâm GDTX, GDNN – GDTX – Bắc Ninh – TN THPT 2025): Vật ở thể lỏng có A. hình dạng xác định, thể tích không xác định. B. thể tích và hình dạng không xác định. C. thể tích xác định và hình dạng không xác định. D. thể tích và hình dạng xác định.
D. toả nhiệt lượng vào chỗ da đó khi bay hơi. Lời giải: Khi xoa cồn vào da, ta cảm thấy lạnh ở vùng da đó vì cồn thu nhiệt lượng từ cơ thể qua chỗ da đó để bay hơi → chúng ta bị mất nhiệt → cảm thấy mát mát.. ✓ Chọn đáp án A Câu 7(NB) (Sở Bắc Ninh – TN THPT 2025): Chất nào sau đây có thể tích xác định? A. Chất rắn và chất lỏng. B. Chất khí. C. Chất rắn và chất khí. D. Chất lỏng và chất khí. Lời giải: Chất có thể tích xác định (thể tích riêng) → chất rắn và chất lỏng. ✓ Chọn đáp án A Câu 8(NB) (Sở Bình Dương – TN THPT 2025): Chất ở thể khí có A. thể tích và hình dạng không xác định. B. thể tích và hình dạng riêng không xác định. C. thể tích xác định, hình dạng không xác định. D. thể tích không xác định, hình dạng xác định. Lời giải: Chất ở thể khí có thể tích và hình dạng riêng không xác định ✓ Chọn đáp án B Câu 9(TH) (Sở Bình phước – TN THPT 2025): Khi nước được đưa vào ngăn làm đá của tủ lạnh, sau một thời gian nước sẽ chuyển thành nước đá. Sự chuyển thể của nước trong trường hợp này gọi là A. sự nóng chảy. B. sự đông đặc C. sự ngưng tụ. D. sự bay hơi. Lời giải: Sự chuyển thể của nước trong trường hợp này gọi là sự đông đặc ✓ Chọn đáp án B Câu 10(TH) (Sở Bình phước – TN THPT 2025): Nếu x, y, z lần lượt là khoảng cách trung bình giữa các phân tử của một chất ở thể rắn, lỏng và khí thì A. x > y > z. B. x < y < z. C. x < z < y. D. y < x < z. Lời giải: → Hệ thức đúng là: x < y < z ✓ Chọn đáp án B Câu 11(NB) (THPT Chu Văn An Lạng Sơn – TN THPT 2025): Quá trình một chất được chuyển từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là quá trình
A. hóa lỏng B. nóng chảy C. đông đặc D. hóa hơi Lời giải: Quá trình một chất được chuyển từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là quá trình nóng chảy ✓ Chọn đáp án B Câu 12(TH) (THPT Chu Văn An Lạng Sơn – TN THPT 2025): Cho đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất lỏng như hình bên. A. Thời gian chất lỏng sôi là từ 0 s đến 60 s. B. Thời gian chất lỏng sôi là từ 60 s đến 180 s. C. Thời gian chất lỏng đông đặc là từ 60 s đến 180 s. D. Thời gian chất lỏng ở thể khí là từ 150 s đến 220 s. 0 t( C) 140 80 20 t(s) 60 180 220 A B C D O Lời giải: Ở thời điểm 0 giây chất lỏng ở 200C Sau 60 giây → tăng đến 800C và nó sẽ chuyển thể ở nhiệt độ 800C này (trong thời gian từ 60s đến 180s) A. Thời gian chất lỏng sôi là từ 0 s đến 60 s. → Sai. Thời gian chất lỏng sôi là từ 0 s đến 180 s B. Thời gian chất lỏng sôi là từ 60 s đến 180 s. → Đúng. C. Thời gian chất lỏng đông đặc là từ 60 s đến 180 s. → Sai. Từ đồ thị thấy nhiệt độ đang tăng lên (1 là nóng chảy, 2 là hoá hơi) D. Thời gian chất lỏng ở thể khí là từ 150 s đến 220 s. → Sai. 150 s đến 220 s (nằm trong đoạn BD) → Chất lỏng đang sôi. (Chưa chuyển thể hoàn toàn vẫn có 1 phần đang ở thể lỏng ✓ Chọn đáp án B Câu 13(TH) (Sở Nam Định – TN THPT 2025): Với cùng một chất, trong quá trình nào sau đây thì lực tương tác giữa các phân tử giảm nhiều nhất? A. Đông đặc B. Ngưng tụ. C. Nóng chảy. D. Thăng hoa Lời giải: Lực tương tác: F F F K L R < < Þ Quá trình thăng hoa → chuyển từ thể rắn sáng lỏng. Vì đang từ lực tương tác lớn nhất chuyển về lực tương tác bé nhất → Lực tương tác giảm nhiều nhất ✓ Chọn đáp án D Câu 14(TH) (Sở Nam Định – TN THPT 2025): Khi cho hai vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc với nhau, cho rằng chỉ có sự truyền nhiệt giữa hai vật thì A. nhiệt lượng bao giờ cũng truyền từ vật nặng hơn sang vật nhẹ hơn. B. quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ hai vật cân bằng. C. vật có nhiệt độ cao hơn sẽ thu nhiệt, vật có nhiệt độ thấp hơn sẽ tỏa nhiệt. D. nhiệt lượng bao giờ cũng truyền từ vật to hơn sang vật bé hơn. Lời giải: Quá trình truyền nhiệt → Chúng đang trao đổi năng lượng nhiệt cho nhau, phần năng lượng nhiệt trao đổi đó gọi là nhiệt lượng