Nội dung text BẢN GV.VẬT LÝ 12.CHƯƠNG 1. VẬT LÍ NHIỆT.pdf
Liên hệ Zalo: 0932.990.090 để nhận bản word chỉnh sửa được PHÂN DẠNG BÀI TẬP VẬT LÍ 12 CHƯƠNG 1: VẬT LÍ NHIỆT 1. DẠNG: CẤU TRÚC CỦA CHẤT Câu 1. Dựa vào mô hình động học phân tử, hãy giải thích hiện tượng: Mở lọ nước hoa và đặt ở một góc trong phòng, một lúc sau, người trong phòng có thể ngửi thấy mùi nước hoa. Hướng dẫn giải Các phân tử khí nước hoa chuyển động hỗn loạn không ngừng trong không khí, chúng khuếch tán dần trong không khí một cách nhanh chóng, cho nên một lúc sau người trong phòng có thể ngửi thấy mùi nước hoa. Câu 2. Thanh sắt được tạo thành từ các phân tử chuyển động không ngừng nhưng tại sao lại không bị tan rã thành các hạt riêng biệt? Hướng dẫn giải Các phân tử vật chất ở gần nhau. Lực tương tác giữa các phân tử chất rắn rất mạnh nên giữ được các phân tử này ở các vị trí xác định và làm cho chúng chỉ có thể dao động xung quanh các vị trí cân bằng xác định này. Do đó, các vật rắn có thể tích và hình dạng riêng xác định, rất khó nén. Câu 3. Khối lượng của một phân tử khí hydrogengen là bao nhiêu gam? Hướng dẫn giải Vì 1 mol khí hydrogen có khối lượng 2 gam ứng với Vậy khối lượng của một phân tử khí H2 là 23 1 23 2 m 0,3322.10 gam. 6,02.10 − = = Câu 4. Tỉ số khối lượng phân tử nước H2O và nguyên tử Carbon12 là bao nhiêu? Hướng dẫn giải Ta có tỉ số H O2 C M 18 3 M 12 2 = = Câu 5. Hãy giải thích các đặc điểm sau đây của thể khí, thể rắn, thể lỏng a) Chất khi không có hình dạng và thể tích riêng, luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và có thể nén được dễ dàng b) Vật ở thể rắn có thể tích và hình dạng riêng, rất khó nén. c) Vật ở thể lỏng có thể tích riêng nhưng không có hình dạng riêng. Hướng dẫn giải a) Các phân tử trong chất khí di chuyển độc lập và ngẫu nhiên trong không gian. Do đó, chúng chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và có thể nén được dễ dàng bởi áp suất bên ngoài, vì chúng không giữ một cấu trúc cố định và tự do di chuyển b) Trong thể rắn, các phân tử được sắp xếp gắn kết chặt chẽ với nhau trong một cấu trúc cố định, tạo ra một hình dạng riêng và không gian riêng. Điều này làm cho vật ở thể rắn rất khó nén c) Trong thể lỏng, các phân tử sắp xếp gần nhau nhưng không theo cấu trúc cố định như trong thể rắn. Các phân tử thể lỏng có thể di chuyển quanh nhau, cho phép chất lỏng có thể chảy và thay đổi hình dạng theo hình dạng của bình chứa. Tuy nhiên, vì các phân tử vẫn duy trì một khoảng cách gần nhau, thể tích của chất lỏng
Liên hệ Zalo: 0932.990.090 để nhận bản word chỉnh sửa được Câu 13. Bình kín đựng khí helium chứa 1,505.1023 nguyên tử helium ở đĩêu kiện 0°C và áp suất trong bình là l atm. Thể tích của bình đựng khí trên là bao nhiêu lít? Hướng dẫn giải Khí helium ở điều kiện tiêu chuẩn nên V0 22,4 V 5,5 lit. 4 4 = = = Câu 14. Một bình kín chứa 3,01.1023 phân tư khí hydrogen. Khối lượng khí hydrogen trong bình là bao nhiêu gam? Hướng dẫn giải Áp dụng công thức số phân tử A m N N = Ta có 23 23 A N 3,01.10 m 1 gam. N 6,02.10 = = = Câu 15. Số phân tử CO2 hình thành khi cho 64 gam O2 phản ứng vừa đủ với carbon (C) là bao nhiêu? Hướng dẫn giải Phương trình phản ứng hoá học C O CO + =2 2 Ta có CO O 2 2 64 n n 2 mol 32 = = = Số phân tử CO2 hình thành là 2 2 23 23 N n .N 2.6,02.10 12,04.10 CO CO A = = = phân tử. Câu 16. Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung tương ứng ở cột bên phải để thành một câu có nội dung đúng 1. Nguyên tử, phân tử của vật chất ở thể rắn a) chuyển động hỗ loạn 2. Nguyên tử, phân tử của vật ở thể lỏng b) dao động xung quanh các vị trí cân bằng cố đinh. 3. Nguyên tử, phân tử của vật ở thể khí c) Dao động xung quanh các vị trí cân bằng không cố định. 4. Tương tác giữa các phân tử chất lỏng và chất rắn d) không có thể tích và hình dạng xác định. 5. Một lượng chất ở thể rắn e) có thể tích và hình dạng xác định. 6. Một lượng chất ở thể lỏng f) có thể tích và hình dạng xác định. 7. Một lượng chất ở thể khí g) chỉ đáng kể khi các phân tử ở rất gần nhau Hướng dẫn giải 1_b , 2_c , 3_a , 4_g , 5_e , 6_f, 7_d.
Liên hệ Zalo: 0932.990.090 để nhận bản word chỉnh sửa được 2. DẠNG: SỰ CHUYỂN THỂ Câu 17. Cồn y tế (Ethanol) rất dễ bay hơi ở điều kiện thường và sôi ở nhiệt độ 78,39°C. Em hãy giải thích tại sao khi cho cồn vào da, ta cảm thấy lạnh? Hướng dẫn giải Khi cồn chuyển từ thể lỏng sang thể hơi nó phải hấp thu một lượng nhiệt từ tay của chúng ta. Nói cách khác, tay của chúng ta bị mất nhiệt lượng nên làm cho tay cảm thấy mát. Câu 18. Người ta sử dụng bếp để đun sôi một loại chất lỏng đựng ở trong chảo. Biết công suất định mức của bếp là 25 W, thời gian đun sôi chất lỏng này là 2 6,2.10 s và trong khoảng thời gian này đã có 2 4,1.10 kg − chất lỏng hóa hơi. Với những dữ kiện trên, hãy tìm nhiệt hóa hơi riêng của chất lỏng. Hướng dẫn giải Nhiệt lượng mà bếp đã cung cấp: ( ) 2 Q P t J = = = . 25.6,2.10 15 500 Nhiệt hóa hơi riêng của chất lỏng: 5 2 15500 3,8.10 4,1.10 Q J L m kg − = = = Câu 19. Một thiết bị làm lạnh trong khi hoạt động sẽ có sự chênh lệch nhiệt độ ở đầu vào và đầu ra là 30 K. Biết thiết bị này cần tiêu thụ công suất là 7 kW trong quá trình vận chuyển không khí ra khỏi thiết bị ở đầu ra. Hãy tính khối lượng không khí được thiết bị này vận chuyển trong một đơn vị thời gian (kg/s), nhiệt dung riêng của không khí là 3 o 1,01.10 J / kg. C Hướng dẫn giải Nhiệt lượng mà thiết bị này tỏa ra trong quá trình vận chuyển không khí ra khỏi thiết bị ở đầu ra: 3 3 Q P.t m.c. = = → = Δt 7.10 .t m.1,01.10 .30 Khối lượng không khí được thiết bị này vận chuyển trong một đơn vị thời gian: 3 3 m 7.10 kg 0,231 t 1,01.10 .30 s = = Câu 20. Người ta bỏ một cục nước đá lạnh vào trong xô nước. Khối lượng hỗn hợp là M 10 kg = và thực hiện đo nhiệt độ o tC của hỗn hợp. Đồ thị phụ thuộc nhiệt độ vào thời gian T được biểu diễn như hình vẽ bên. Biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J / kg.K , nhiệt nóng chảy của nước đá 5 = 3,4.10 J / kg . Hãy xác định có bao nhiêu nước đá đã bỏ vào xô ban đầu. Bỏ qua sự mất mát về nhiệt