Nội dung text Lớp 11. Đề KT chương 6 (Đề số 2).docx
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA LỚP 11 – CHƯƠNG 6 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Cl = 35,5; Br = 80; Ag = 108. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Công thức tổng quát của carboxylic acid no, đơn chức, mạch hở là A. C n H 2n O 2 (n ≥ 1). B. C n H 2n+2 O 2 (n ≥ 1). C. C n H 2n-1 COOH (n ≥ 1). D. C n H 2n O 2 (n ≥ 2). Câu 2. Số đồng phân carbonyl có công thức phân tử C 4 H 8 O là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 3. Tên thông thường của CH 3 -CH 2 -CHO là A. acetic aldehyde. B. acrylic aldehyde. C. benzoic aldehyde. D. propionic aldehyde. Câu 4. Formalin có tác dụng diệt khuẩn nên được dùng để bảo quản mẫu sinh vật, tẩy uế, khử trùng, … Formalin là A. dung dịch rất loãng của aldehyde formic. B. dung dịch aldehyde fomic 37 - 40%. C. aldehyde fomic nguyên chất. D. tên gọi khác của aldehyde formic. Câu 5. Liên kết O-H trong carboxylic acid phân cực hơn so với alcohol, phenol do A. nhóm -C=O là nhóm đẩy electron. B. nhóm -C=O là nhóm hút electron. C. nhóm -OH là nhóm hút electron. D. nhóm -OH là nhóm đẩy electron. Câu 6. Để phân biệt ba hợp chất HCHO, CH 3 CHO, CH 3 COCH 3 , một học sinh tiến hành thí nghiệm thu được kết quả sau: Chất Thuốc thử 1 2 3 Tollens X I 2 / NaOH X Ghi chú: X: Không phản ứng; : Có phản ứng Ba chất (1), (2), (3) lần lượt là A. HCHO, CH 3 CHO, CH 3 COCH 3 . B. CH 3 CHO, HCHO, CH 3 COCH 3 . C. HCHO,CH 3 COCH 3 , CH 3 CHO. D. CH 3 CHO, CH 3 COCH 3 , HCHO. Câu 7. Cho ba hợp chất hữu cơ có phân tử khối tương đương: (1) C 3 H 8 ; (2) C 2 H 5 OH; (3) CH 3 CHO. Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi là A. (2) > (3) > (1). B. (1) > (2) > (3). C. (3) > (2) > (1). D. (2) > (1) > (3). Câu 8. Cho lá zinc mỏng vào ống nghiệm đựng 2 mL dung dịch chất X, thấy lá kẽm tan dần và có khí thoát ra. Chất X là A. glycerol. B. ethyl alcohol. C. saccarozơ. D. acetic acid. Câu 9. Giấm ăn được dùng phổ biến trong chế biến thực phẩm, giấm ăn có chứa acetic acid với nồng độ từ 2% đến 5%. Một chai giấm thể tích 500 mL (D = 1,045 g/mL) có nồng độ acetic acid là 4%, số gam acetic acid có trong chai giấm đó là A. 41,8 g. B. 20,9 g. C. 4,18 g. D. 2,09 g. Câu 10. Có ba ống nghiệm chứa các dung dịch trong suốt: ống (1) chứa ethyl alcohol, ống (2) chứa acetic acid và ống (3) chứa acetaldehyde. Nếu cho Cu(OH) 2 /OH - lần lượt vào các dung dịch trên và đun nóng thì: A. Cả ba ống đều có phản ứng. B. Ống (1) và ống (3) có phản ứng, còn ống (2) thì không. C. Ống (2) và ống (3) có phản ứng, còn ống (1) thì không. Mã đề thi: 602
D. Ống (1) có phản ứng, còn ống (2) và ống (3) thì không. Câu 11. Một số carboxylic acid như oxalic acid, tartaric acid,... gây ra vị chua cho quả sấu xanh. Trong quá trình làm sấu ngâm đường, người ta sử dụng dung dịch nào sau đây để làm giảm vị chua của quả sấu? A. Nước vôi trong. B. Giấm ăn. C. Phèn chua. D. Muối ăn. Câu 12. Cho dãy các chất sau: HCHO, CH 3 COOH, CH 3 CHO, HCOOH, C 2 H 5 OH. Số chất trong dãy có thể tham gia phản ứng tráng bạc là A. 3. B. 6. C. 4. D. 5. Câu 13. Hai chất X và Y có cùng công thức phân tử C 3 H 4 O 2 . Cho X tác dụng với CaCO 3 thấy có bọt khí thoát ra, còn Y có thể tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức của X và Y lần lượt là. A. CH 2 =CHCOOH, OHC-CH 2 -CHO. B. CH 2 =CH-COOH, CHC-O-CH 2 OH. C. HCOO-CH=CH 2 , OHC-CH 2 -CHO. D. HCOO-CH=CH 2 , CHC-O-CH 2 OH. Câu 14. Oxi hóa alcohol đơn chức (X) bằng CuO (đun nóng), sinh ra một sản phẩm hữu cơ duy nhất là ketone (Y) (tỉ khối hơi của (Y) so với khí hydrogen bằng 29). Công thức cấu tạo của (X) là A. CH 3 -CH(OH)-CH 3 . B. CH 3 -CH(OH)-CH 2 -CH 3 . C. CH 3 -CH 2 -OH. D. CH 3 -CH 2 -CH 2 -OH. Câu 15. Đặc điểm nào sau đây là của phản ứng ester hóa? A. Phản ứng thuận nghịch, cần đun nóng và không cần xúc tác. B. Phản ứng thuận nghịch, cần đun nóng và cần xúc tác. C. Phản ứng hoàn toàn, cần đun nóng và cần xúc tác. D. Phản ứng hoàn toàn, cần đun nóng và không cần xúc tác. Câu 16. Tên gọi của CH 3 CH(CH 3 )CH 2 COOH là A. 2-methylpropanoic acid. B. 2-methylbutanoic acid. C. 3-methylbutanoic acid. D. 3-methylpropanoic acid. Câu 17. Acetone được điều chế bằng cách oxi hóa cumene nhờ oxygen, sau đó thủy phân trong dung dịch H 2 SO 4 loãng. Để thu được 87 gam acetone thì lượng cumene cần dùng (giả sử hiệu suất quá trình điều chế đạt 80%) là A. 144 gam. B. 180 gam. C. 225 gam. D. 216 gam. Câu 18. Cho các phát biểu sau: (a) Aldehyde acetic được sản xuất chủ yếu từ acetylene. (b) Acetone được sản xuất chủ yếu bằng cách oxi hóa propan-2-ol. (c) Fomaldehyde thường được bán dưới dạng khí hóa lỏng. (d) Người ta lau sạch sơn màu trên móng tay bằng acetone. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Mỗi phát biểu nào sau đây là đúng hay sai? a. Aldehyde phản ứng được với nước bromine b. Ketone không phản ứng được với Cu(OH) 2 /OH - c. Aldehyde tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 tạo ra bạc d. Trong các hợp chất carbonyl, chỉ aldehyde bị khử bởi NaBH 4 . Câu 2. Các carboxylic acid có khả năng tạo liên kết hydrogen với nước nên có khả năng tan tốt trong nước. Các carboxylic acid có phân tử khối thấp như formic acid, acetic acid, propionic acid, butyric acid tan vô hạn trong nước. a. Các carboxylic acid có phân tử khối thấp tan tốt trong nước nguyên nhân chính là do kích thước phân tử lớn hơn kích thước phân tử của nước. b. Khi số nguyên tử carbon trong phân tử tăng thì độ tan giảm dần.
c. Khi carboxylic tan vào trong nước thì có liên kết hydrogen tạo từ O (của nhóm C=O) với H của nước. d. Phần R (R là gốc hydrocarbon) trong R-COOH là phần kị nước, phần này càng lớn thì độ tan trong nước càng lớn. Câu 3. X là một hợp chất hữu cơ dùng để làm sạch dụng cụ trong phòng thí nghiệm, tẩy rửa sơn móng tay và là chất đầu của quá trình tổng hợp hữu cơ. Kết quả phân tích nguyên tố của X cho kết quả, trong X có: 62,07% C, 27,59% O về khối lượng, còn lại là hydrogen. Phân tử khối của X được xác định thông qua phổ khối lượng với peak ion phân tử có giá trị m/z lớn nhất. a. Phân tử khối của X là 58. b. Công thức phân tử của X là C 3 H 8 O. c. X có phản ứng tạo iodoform. d. Trong công nghiệp, X được điều chế từ phản ứng oxi hóa ethylene. Câu 4. Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH 3 COOH, C 2 H 5 OH, CH 3 CHO, HCOOH và các tính chất được ghi trong bảng sau: Chất X Y Z T t° sôi (°C) 78,3 100,8 21,0 118,0 pH (0,001M) 7,00 3,47 7,00 3,88 a. Từ chất X có thể điều chế trực tiếp được chất T. b. Trong dung dịch nước, chất Z không tạo được liên kết hydrogen với nước. c. Chỉ dùng quỳ tím và thuốc thử Tollens phân biệt được bốn dung dịch của bốn chất trên. d. Lực acid của Y lớn hơn lực acid của T hay K a (Y) lớn hơn K a (T). PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Quế có vị cay, mùi thơm nồng, được sử dụng phổ biến làm gia vị, vị thuốc trong Đông y. Hợp chất hữu cơ cinnamaldehyde tạo mùi đặc trưng của quế. Trong phân tử cinnamaldehyde chứa vòng benzene có một nhóm thế. Cinnamaldehyde bị oxi hóa bởi thuốc thử Tollens và có đồng phân hình học dạng trans. Công thức cấu tạo của cinnamaldehyde là Phân tử khối của cinnamaldehyde là bao nhiêu? Câu 2. Cho các phản ứng sau: (1) CH 3 CHO + H 2 oNi, t CH 3 CH 2 OH. (2) 2CH 3 CHO + 5O 2 ot 4CO 2 + 4H 2 O. (3) CH 3 CHO + Br 2 + H 2 O CH 3 COOH + 2HBr. (4) CH 3 CHO + 2[Ag(NH 3 ) 2 ]OH CH 3 COONH 4 + 3NH 3 + 2Ag + H 2 O. Liệt kê các phản ứng mà acetaldehyde thể hiện tính khử thành dãy số theo thứ tự tăng dần (Ví dụ: 1234, 24,…). Câu 3. Số công thức cấu tạo chứa nhóm carboxylic acid có cùng công thức C 5 H 10 O 2 là bao nhiêu?
Câu 4. Cho các chất sau: H 2 O (1), C 2 H 5 OH (2), C 6 H 5 OH (3), CH 3 COOH (4). Hãy sắp xếp các chất trên theo độ linh động của nguyên tử hydrogen trong nhóm – OH tăng dần bằng cách gán số thứ tự theo bộ bốn chữ số (ví dụ: 1234, 2341, …) Câu 5. Ethyl propionate có mùi thơm của dứa chín. Khi đun nóng hỗn hợp 18,5 g propionic acid và 13,8 g ethyl alcohol với xúc tác H 2 SO 4 đặc, thu được 15,3 g ethyl propionate. Tính hiệu suất của phản ứng điều chế ester? Câu 6. Tiến hành thí nghiệm phản ứng tráng bạc bằng cách lấy 50 mL dung dịch CH 3 CHO 1M phản ứng với thuốc thử Tollens dư. Sau khi kết thúc phản ứng, bình phản ứng có một lớp bạc sáng bóng bám vào thành bình. Loại bỏ hóa chất trong bình rồi tráng bằng nước cất, sấy khô, khối lượng bình tăng m gam so với ban đầu. Tính m biết hiệu suất tráng bạc là 75% vào chỉ 60% lượng bạc tạo thành bám vào thành bình, phần còn lại ở dạng kết tủa bột màu đen. ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.