BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRẦN VIẾT TRÀ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ 2010 | PDF | 125 Pages
[email protected] Đà Nẵng - Năm 2010 QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI SÁCH Ở NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC
1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề cạnh tranh để tồn tại và phát triển trở thành chủ đề được bàn luận thường xuyên trong các doanh nghiệp, các doanh nghiệp luôn tìm kiếm phương hướng và các giải pháp để hoàn thiện và tăng khả năng cạnh tranh nhằm thực hiện các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay, có nhiều cách thức và chiêu thức hoạt động để tăng khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp có thể dùng các biện pháp như: Tăng chi phí quảng cáo, tăng quá trình tiếp xúc bán hay thực hiện các chính sách chiết khấu, khuyến mại có tính cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng. Tuy nhiên, các chính sách trên chỉ có tính chất ngắn hạn và dễ bị các doanh nghiệp khác sao chép và lợi dụng, chỉ có hệ thống kênh phân phối được tổ chức khoa học và hợp lý mới tạo nên sức mạnh nội lực và lâu dài để tăng khả năng cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường cho doanh nghiệp. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực xuất bản - in - phát hành các sản phẩm giáo dục với sản phẩm chủ yếu là Sách Giáo khoa và các loại sách khác. Hoạt động của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam được tổ chức theo mô hình Công ty mẹ - công ty con và luôn được phát triển mở rộng quy mô, từ một trụ sở chính, 7 trung tâm sách và học liệu giáo dục, 4 nhà in, đến nay hệ thống đã phát triển mạnh với 10 đơn vị thành viên thuộc Công ty mẹ, 40 công ty con, 13 công ty liên kết, 1 công ty liên doanh. Ngoài ra, còn có nhiều thành viên tham gia vào hệ thống kinh doanh và phân phối sản phẩm sách của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Với sự phát triển mở rộng hoạt động kinh doanh hiện nay đòi hỏi việc xem xét, đánh giá và hệ thống hoá công tác tổ chức quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh phân phối trong toàn hệ thống để thích ứng với môi trường và các mục tiêu kinh doanh mới trở nên cấp thiết. Mục tiêu của việc này là phải tạo được một cơ cấu tổ chức kinh doanh phân phối linh hoạt và năng động và được quản lý thống nhất, khoa học để phát huy sức mạnh nội lực của toàn hệ thống nhằm tăng khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trong hệ thống kênh.
2 Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Quản trị kênh phân phối sách ở Nhà xuất bản Giáo dục”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Vận dụng các cơ sở lý luận về kênh phân phối và quản trị kênh phân phối vào phân tích hoạt động kinh doanh- phân phối trong toàn hệ thống Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Trên cơ sở đó, đưa ra các giải pháp hoàn thiện quản trị kênh phân phối sản phẩm sách ở Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Cơ sở lý luận về kênh phân phối, quản trị kênh phân phối. Phân tích, đánh giá các đặc điểm tổ chức và hoạt động của hệ thống kênh phân phối sản phẩm sách của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam hiện tại. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị kênh hiệu quả. - Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ hệ thống hoạt động kinh doanh- phân phối sản phẩm sách ở Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam bao gồm 10 đơn vị thành viên thuộc công ty mẹ, 40 công ty con, 13 công ty liên kết, 1 công ty liên doanh và hệ thống các công ty, các tổ chức tham gia vào hệ thống kinh doanh phân phối của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích và đánh giá hoạt động của cấu trúc kênh và công tác quản trị hệ thống kênh phân phối sản phẩm sách của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên những luận điểm khoa học của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, kết hợp việc vận dụng các phương pháp cụ thể như: Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp....để phân tích, đánh giá thực trạng về sự phù hợp của cấu trúc kênh phân phối và vấn đề tổ chức công tác quản trị hoạt động của hệ thống kênh phân phối hiện tại. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện cấu trúc kênh và công tác quản trị hệ thống kênh phân phối sản phẩm sách ở Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.