Nội dung text CHỦ ĐỀ 4. PHÂN TỬ - LIÊN KẾT HÓA HỌC (HS).docx
+ Khối lượng phân tử của nước (H 2 O) bằng: 2.1 + 16 = 18 (amu). + Khối lượng phân tử khí Oxygen (O 2 ): 16.2 = 32 (amu). III. LIÊN KẾT HÓA HỌC 1. LIÊN KẾT ION - Khi hình thành phân tử sodium chloride (NaCl), các nguyên tử đã có sự nhường và nhận electron như sau: - Nguyên tử natri (Na) nhường một electron ở lớp electron ngoài cùng cho nguyên tử chlorine (Cl) để tạo thành ion dương Na+ có vỏ bền vững giống vỏ nguyên tử khí hiếm Ne. - Nguyên tử Cl nhận vào lớp electron ngoài cùng một electron của nguyên tử Na để tạo thành ion âm Cl- có vỏ bền vững giống vỏ nguyên tử khí hiếm Ar - Hai ion được tạo thành mang điện tích ngược dấu hút nhau để hình thành liền kết ion trong phân tử muối ăn. - Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút giữa các ion mang điện tích trái dấu giữa kim loại và phi kim. - Trong đó: + Kim loại (M) có xu hướng nhường đi e và mang điện tích dương: – nMneM + Phi kim (A) có xu hướng nhận e và mang điện tích âm: nAneA - Các hợp chất ion như muối ăn, vôi sống... là chất rắn ở điều kiện thường, khó bay hơi và nhiệt độ nóng chảy cao, khi tan trong nước tạo thành dung dịch dẫn diện. 2. LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ - Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo thành bởi một hoặc nhiều đôi electron dùng chung giữa 2 nguyên tử. - Chất được tạo thành nhờ liên kết cộng hóa trị giữa các nguyên tử được gọi là chất cộng hóa trị. Để có được lớp vỏ electron bền vững tương tự khí hiếm, các nguyên tử phi kim đã góp các electron để tạo ra một hoặc nhiều đôi electron dùng chung giữa các nguyên tử và liên kết với nhau thành phân tử. - Các chất cộng hóa trị có ở cả 3 thể, thường có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy thấp. Nhiều chất cộng hóa trị không dẫn điện. 2.1. Liên kết cộng hóa trị trong phân tử đơn chất * Sự hình thành phân tử hydrogen - Sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử hydrogen