Nội dung text Đề 15 - Phát triển đề tham khảo BGD môn Lịch Sử năm 2025.doc
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ 15 (Đề thi có … trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Năm 1922, Liên Xô ra đời có ý nghĩa nào sau đây? A. Đưa nhân loại vào kỉ nguyên độc lập và dân chủ. B. Thúc đẩy sự phát triển của cách mạng thế giới. C. Giải phóng nhân dân lao động toàn thế giới. D. Mở đầu thời đại đấu tranh giải phóng dân tộc. Câu 2. Vào năm 179 TCN, nước Âu Lạc kháng chiến chống quân xâm lược A. Đông Hán. B. Liêu, Hạ. C. Nam Việt. D. Mông Cổ. Câu 3. Liên Hợp Quốc có vai trò nào sau đây? A. Hóa giải hết các mâu thuẫn dân tộc. B. Góp phần đảm bảo quyền con người. C. Thủ tiêu hoàn toàn bất bình đẳng xã hội. D. Phổ cập giáo dục cho các nước châu Phi. Câu 4. Nội dung nào sau đây là thành tựu của Cộng đồng ASEAN? A. Triệt tiêu tình trạng lạm phát kinh tế. B. Góp phần duy trì hòa bình ở khu vực. C. Có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất thế giới. D. Giải quyết triệt để tình trạng nghèo đói. Câu 5. Bước vào thế kỉ XXI, tổ chức ASEAN hướng tới những mục tiêu nào sau đây? A. Giải phóng các dân tộc bị áp bức. B. Giúp đỡ các nước thuộc địa giải phóng. C. Thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội. D. Xây dựng nền văn hóa bản địa chung. Câu 6. Nội dung nào sau đây là ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng đường lối. B. Chứng tỏ giai cấp nông dân đã trưởng thành. C. Lật đổ ách thống trị của phát xít Nhật. D. Đưa Việt Nam bước vào thời kì đổi mới kinh tế. Câu 7. Quân dân Việt Nam mở chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 nhằm mục đích nào sau đây? A. Nối liền hậu phương miền Bắc và miền Nam. B. Giành thắng lợi trên bàn đàm phán. C. Buộc Pháp phải rút ngay quân viễn chinh. D. Giải phóng nhân dân, mở rộng hậu phương. Câu 8. Trong những năm 1969-1972, quân dân miền Nam Việt Nam giành được chiến thắng nào sau đây? A. Giành quyền kiểm soát Sài Gòn. B. Lật đổ chính quyền miền Nam. C. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế. D. Thành lập chính phủ cách mạng. Câu 9. Công cuộc Đổi mới đất nước ở Việt Nam đạt được thành tựu nào sau đây? A. Lật đổ chế độ độc tài Ngô Đình Diệm. B. Tình trạng lạm phát được kiềm chế. C. Trở thành trung tâm tài chính toàn cầu. D. Bảo đảm hòa bình cho toàn thế giới. Câu 10. Một trong những hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc vào những năm 40 của thế kỉ XX là A. Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước. B. Nâng cấp quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. C. Vận động sự ủng hộ của lực lượng Đồng minh. D. Thành lập cơ quan đối ngoại ở Liên Xô. Câu 11. Năm 1968, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có hoạt động đối ngoại nào sau đây? A. Gia nhập diễn đàn kinh tế châu Á. B. Thành lập tổ chức Xuất khẩu dầu lửa. C. Kí hiệp định đình chiến với Nhật Bản. D. Đàm phán với Hoa Kì ở Pari. Câu 12. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động nào sau đây? A. Phát động toàn quốc kháng chiến chống Pháp. B. Kêu gọi nhân dân tham gia khởi nghĩa. C. Thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. D. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Câu 13. Lào đạt được thành tựu nào sau đây trong những năm đầu thế kỉ XXI? A. Đời sống nhân dân được cải thiện. B. Giải quyết thành công nạn di dân. C. Khống chế được sự biến đổi khí hậu. D. Xây dựng nhiều cảng biển hiện đại. Câu 14. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam trước năm 1858? A. Giải phóng xã hội, nhất là nông dân. B. Góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. C. Mở đường cho công cuộc đổi mới. D. Hiện thực hóa lí tưởng xã hội chủ nghĩa. Câu 15. Chiến tranh lạnh có biểu hiện nào sau đây? A. Hòa bình là xu thế chủ đạo trên thế giới. B. Quan hệ quốc tế nhiều mâu thuẫn, phức tạp. C. Các cường quốc thống trị toàn thế giới. D. Trật tự hai cực I-an-ta hình thành và sụp đổ. Câu 16. Nội dung nào sau đây là biểu hiện phát triển của tổ chức ASEAN? A. Thành lập được nhà nước thống nhất khu vực. B. Lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc. C. Sự mở rộng thành viên diễn ra mạnh mẽ. D. Nâng cao quyền lực của địa chủ phong kiến.
Câu 17. Cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Việt Nam thắng lợi có ý nghĩa nào sau đây? A. Làm cho đất nước được thống nhất về mặt lãnh thổ. B. Dẫn tới sự ra đời của nhà nước thống nhất. C. Kết thúc thắng lợi việc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. D. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền dân tộc. Câu 18. Một trong những ý nghĩa của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 là A. chứng tỏ sự nghiệp cách mạng đã hoàn thành. B. củng cố, tăng cường sự lãnh đạo của quần chúng. C. chấm dứt được tình trạng cạnh tranh trong kinh tế. D. nâng cao vai trò, uy tín và sức mạnh của quốc gia. Câu 19. Trong thời kì 1945 – 1954, những thành tựu kinh tế của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa có ý nghĩa nào sau đây? A. Đưa nhân dân lên nắm chính quyền. B. Chứng tỏ Đảng đã giành quyền lãnh đạo. C. Thúc đẩy thắng lợi của mặt trận quân sự. D. Giải quyết dứt điểm tình trạng nghèo đói. Câu 20. Nội dung nào sau đây là cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam trong năm 1945? A. Góp phần đưa tới thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. B. Sáng lập các hình thức mặt trận đoàn kết trong quần chúng nhân dân. C. Củng cố, tăng cường sức mạnh của mặt trận đấu tranh ngoại giao. D. Đàm phán, kí kết các văn kiện thể hiện thiện chí hòa bình của dân tộc. Câu 21. Sau Chiến tranh lạnh quan hệ quốc tế chịu sự chi phối của nhân tố chủ yếu nào sau đây? A. Tình trạng mâu thuẫn và hợp tác giữa các cường quốc trên thế giới. B. Tình trạng đối đầu Đông – Tây do di chứng của chiến tranh lạnh. C. Sự khủng hoảng trầm trọng của các nước xã hội chủ nghĩa. D. Tham vọng xâm lược lãnh thổ và quyền lực của các nước phát triển. Câu 22. Nội dung nào là nguyên nhân chung dẫn đến thất bại của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX? A. Chưa đoàn kết và phát huy cao độ được sức mạnh của nhân dân. B. Chưa tổ chức kháng chiến, nặng về phòng thủ và bị động đối phó. C. Không có đường lối và phương pháp lãnh đạo trong đấu tranh. D. Không có thành lũy kiên cố để thực hiện phòng thủ đất nước. Câu 23. Thực tiễn công cuộc Đổi mới đất nước ở Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000 để lại bài học nào sau đây? A. Chú trọng nhân tố con người, coi đó là động lực của sự phát triển. B. Thực hiện đổi mới kinh tế làm tiền đề để đổi mới chính trị, văn hóa. C. Chú trọng phát triển quyền tự do và chủ nghĩa cá nhân trong đời sống xã hội. D. Kết hợp hài hòa mối quan hệ giữa các hệ tư tưởng là nền tảng của Đảng. Câu 24. Trong thời kì 1954-1975, mặt trận đấu tranh ngoại giao có vai trò nào sau đây đối với cách mạng Việt Nam? A. Phát huy kịp thời thành quả thắng lợi trên mặt trận quân sự. B. Trực tiếp kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. C. Góp phần quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam hòa bình, hữu nghị. D. Chấm dứt thế bị bao vây, nâng cao uy tín của nước ta trên trường quốc tế. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Chúng tôi nhắc lại tầm nhìn ASEAN về một cộng đồng thống nhất, hòa bình, ổn định và cùng chia sẻ sự phồn vinh, được xây dựng trên cơ sở các nguyện vọng và cam kết trong Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), Tầm nhìn ASEAN 2020, Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II, Hiến chương ASEAN, Lộ trình Cộng đồng ASEAN (2009-2015) và Tuyên bố Ba-li về Cộng đồng ASEAN trong Cộng đồng các Quốc gia Toàn cầu”. ( https://aecvcci.vn/tin-tuc-n1561/tam-nhin-cong-dong-asean-2025.htm ) a) Tư liệu phản ánh về mục đích và nguyên tắc thành lập của tổ chức ASEAN. b) Cộng đồng ASEAN thành lập nhằm hỗ trợ các nước trong khu vực cùng phát triển. c) Quá trình thành lập Cộng đồng ASEAN diễn ra lâu dài với sự dẫn dắt của các cường quốc trên nhiều lĩnh vực.