PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHUYÊN ĐỀ I. QUANG HỌC.docx

CHUYÊN ĐỀ I. QUANG HỌC MỤC LỤC -- 1 -- MỤC LỤC CHỦ ĐỀ 1. NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG, NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG 2 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 2 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 3 CHỦ ĐỀ 2. SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG 6 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 6 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 7 CHỦ ĐỀ 3. ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG 10 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 10 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 13 CHỦ ĐỀ 4. ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG 16 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 16 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 18 CHỦ ĐỀ 5. ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG 22 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 22 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 24 CHỦ ĐỀ 6. THỰC HÀNH: QUAN SÁT VÀ VẼ ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG 27 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 27 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 27 CHỦ ĐỀ 7. GƯƠNG CẦU LỒI 27 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 27 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 29 CHỦ ĐỀ 8. GƯƠNG CẦU LÕM 31 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 31 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 33 CHỦ ĐỀ 9. TỔNG KẾT CHUYÊN ĐỀ QUANG HỌC 36 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 36 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 38
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 7 CHUYÊN ĐỀ I. QUANG HỌC -- 2 -- CHUYÊN ĐỀ I. QUANG HỌC CHỦ ĐỀ 1. NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG, NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT 1. Khi nào ta nhận biết được ánh sáng?     ⇨ Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. 2. Khi nào ta nhìn thấy một vật?     ⇨ Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta. 3. Nguồn sáng và vật sáng     - Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng     Ví dụ: Ngọn nến đang cháy, bóng đèn đang phát sáng, Mặt Trời,...     - Vật sáng bao gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.     Ví dụ: Quyển sách, bàn ghế, cây cối vào ban ngày...     Lưu ý: Vật đen là vật không tự phát ra ánh sáng và cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. Sở dĩ ta nhận ra được vật đen vì nó đặt bên cạnh những vật sáng khác.     Những chiếc chai nhựa màu đen không tự phát ra ánh sáng và không hắt lại ánh sáng. Ta nhìn thấy những chiếc chai nhựa màu đen đó vì nó được đặt cạnh những vật sáng khác (ghế, chậu cây, bức tường...) II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI 1. Điều kiện nhìn thấy vật
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 7 CHUYÊN ĐỀ I. QUANG HỌC -- 3 --     Để nhìn thấy được một vật cần phải có hai điều kiện:     - Phải có ánh sáng từ vật đó phát ra.     - Ánh sáng từ vật phát ra đó phải truyền được đến mắt ta.     Nếu thiếu một trong hai điều kiện trên thì ta không thể nhìn thấy được vật. 2. Nhận biết, phân biệt nguồn sáng và vật sáng     a) Nhận biết     * Nguồn sáng     Căn cứ vào nguồn gốc ta có thể xếp thành hai loại nguồn sáng:     - Nguồn sáng tự nhiên: Mặt Trời, núi lửa đang hoạt động, con đom đóm...     - Nguồn sáng nhân tạo: Bếp ga đang cháy, que diêm đang cháy...     * Vật sáng     Ta có thể chia vật sáng thành hai loại:     - Nguồn sáng.     - Vật hắt lại ánh sáng: Những vật không tự phát ra ánh sáng nhưng hắt lại ánh sáng khi có ánh sáng chiếu vào nó.     b) Phân biệt nguồn sáng và vật sáng     * Giống nhau: Cả nguồn sáng và vật sáng đều có ánh sáng từ nó phát ra.     * Khác nhau:     - Nguồn sáng: Là những vật tự nó phát ra ánh sáng.     - Vật sáng: Có thể là những vật không tự phát ra ánh sáng mà chỉ hắt lại ánh sáng khi được nguồn sáng khác chiếu vào. B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG Bài 1: Vì sao ta nhìn thấy một vật? A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật.     B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật. C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.     D. Vì vật được chiếu sáng. Hướng dẫn giải:
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 7 CHUYÊN ĐỀ I. QUANG HỌC -- 4 --     - Nếu vào lúc trời tối (không có ánh sáng), dù ta mở mắt hướng về phía vật thì mắt cũng không thể nhìn thấy được vật ⇒ Đáp án A sai.     - Mắt người không phát ra ánh sáng ⇒ Đáp án B sai.     - Vật được chiếu sáng nhưng nếu không có ánh sáng từ vật truyền vào mắt thì mắt không thể nhìn thấy vật ⇒ Đáp án D sai.     Vậy đáp án đúng là C Bài 2: Vật nào sau đây không phải là nguồn sáng? A. Mặt Trời         B. Núi lửa đang cháy    C. Bóng đèn đang sáng    D. Mặt Trăng Hướng dẫn giải:     - Mặt Trời, núi lửa đang cháy, bóng đèn đang sáng là nguồn sáng vì đều tự phát ra ánh sáng ⇒ Đáp án A, B, C sai.     - Mặt Trăng không phải là nguồn sáng vì nó không tự phát ra ánh sáng. Sở dĩ ta nhìn thấy Mặt Trăng vì nó hắt lại ánh sáng từ Mặt Trời chiếu vào nó ⇒ Đáp án D đúng. Bài 3: Ta không nhìn thấy được một vật là vì: A. Vật đó không tự phát ra ánh sáng B. Vật đó có phát ra ánh sáng nhưng bị vật cản che khuất làm cho những ánh sáng từ vật đó không thể truyền đến mắt ta C. Vì mắt ta không nhận được ánh sáng D. Các câu trên đều đúng Hướng dẫn giải:     - Khi một vật nhận được ánh sáng từ vật khác thì vật đó cũng có thể hắt lại ánh sáng vào mắt ta. Mắt ta cũng có thể nhìn thấy vật đó, không nhất thiết vật đó phải là nguồn sáng ⇒ Đáp án A sai.     - Ta không nhìn thấy một vật không phải vì mắt ta không nhận được ánh sáng mà vì đó không phải là ánh sáng phát ra từ vật mà ta cần nhìn ⇒ Đáp án C sai.     - Khi một vật không truyền được ánh sáng của nó đến mắt ta thì ta không nhìn thấy được vật đó ⇒ Đáp án B đúng. Bài 4: Vật nào dưới đây không phải là vật sáng ? A. Ngọn nến đang cháy. B. Mảnh giấy trắng đặt dưới ánh nắng Mặt Trời. C. Mảnh giấy đen đặt dưới ánh nắng Mặt Trời.   D. Mặt Trời. Hướng dẫn giải:     - Ngọn nến đang cháy và Mặt Trời là nguồn sáng đồng thời cũng là vật sáng (vì vật sáng bao gồm cả nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng khi chiếu vào nó) ⇒ Đáp án A và đáp án D sai.     - Mảnh giấy trắng đặt dưới ánh nắng Mặt Trời là vật sáng vì mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng Mặt Trời chiếu tới ⇒ Đáp án B sai.     - Vì mảnh giấy đen là vật không tự phát ra ánh sáng và không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó nên mảnh giấy đen đặt dưới ánh nắng Mặt Trời không phải là vật sáng ⇒ Đáp án C đúng. Bài 5: Trường hợp nào dưới đây ta không nhận biết được miếng bìa màu đen? A. Dán miếng bìa đen lên một tờ giấy xanh rồi đặt dưới ánh đèn điện. B. Dán miếng bìa đen lên một tờ giấy trắng rồi đặt trong phòng tối C. Đặt miếng bìa đen trước một ngọn nến đang cháy    D. Đặt miếng bìa đen ngoài trời nắng Hướng dẫn giải:     Miếng bìa đen là vật không tự phát ra ánh sáng và không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.     - Khi dán miếng bìa đen lên một tờ giấy xanh rồi đặt dưới ánh đèn điện, ta nhận biết được miếng bìa màu đen vì miếng bìa màu đen được đặt lên trên vật sáng (tờ giấy xanh) ⇒ Đáp án A sai.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.