PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 2. bài 2. Đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp.docx

1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 2: ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Nêu được một số hoạt động lâm nghiệp cơ bản. - Nêu được các đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp. 2. Năng lực Năng lực chung: - Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp. - Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề. Năng lực riêng: - Năng lực tìm hiểu công nghệ: Lựa chọn được các nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu về các đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: HS chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng say tìm tòi kiến thức bên ngoài để mở rộng hiểu biết và thường xuyên xem lại kiến thức bài cũ. - Trung thực: HS thật thà, ngay thẳng trong việc đánh giá và tự đánh giá; HS mạnh dạn nói lên ý tưởng, suy nghĩ của mình. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên
2 - Giáo án, SGK, SGV, SBT Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản – Cánh diều. - Phiếu bài tập cho HS. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). - Tranh ảnh, tài liệu, video về các hoạt động lâm nghiệp cơ bản, nguyên nhân làm suy thoái tài nguyên rừng, giải pháp khắc phục suy thoái tài nguyên rừng. 2. Đối với học sinh - SGK, SBT Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản – Cánh diều. - Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản và internet. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Giúp HS hình dung được một số hoạt động cơ bản của lâm nghiệp từ đó khơi gợi hứng thú cho HS tìm hiểu chi tiết hơn về nội dung trong bài học. b. Nội dung: GV cho HS xem hình ảnh về các hoạt động lâm nghiệp; tổ chức trò chơi ai nhanh hơn. c. Sản phẩm: HS nêu được các hoạt động lâm nghiệp, chỉ ra được mục đích của hoạt động đó. d.Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát Hình 2.1:
3 - GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động “Ai nhanh hơn”: Với mỗi hình, GV gọi HS xung phong nhanh nhất nêu tên và mục đích của hoạt động lâm nghiệp tương ứng với hình đó. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình; tham gia trò chơi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm xung phong trả lời: + Hình 2.1.a: Trồng rừng – phát triển rừng. + Hình 2.1.b: Sử dụng rừng – cung cấp gỗ. + Hình 2.1.c: Chế biến gỗ - chế biến và thương mại lâm sản. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong bài học trước, chúng ta đã biết về vai trò và triển vọng của lâm nghiệp. Ở bài học ngày hôm nay – Bài 2: Đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về các hoạt động lâm nghiệp, đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động cơ bản của lâm nghiệp a. Mục tiêu: HS nêu được một số hoạt động cơ bản của lâm nghiệp và nội dung của hoạt động đó. b. Nội dung: GV chia nhóm, hướng dẫn HS thảo luận nội dung bài học và trả lời các câu hỏi hình thành kiến thức. c. Sản phẩm: Các hoạt động cơ bản của lâm nghiệp và nội dung của các hoạt động đó d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu quản lí rừng 1. Hoạt động cơ bản của lâm
4 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu một số hoạt động cơ bản của lâm nghiệp. - GV yêu cầu HS đọc nội dung sgk, thảo luận nhóm đôi, nêu nguyên tắc tổ chức quản lí rừng ở nước ta. Bước 2: HS tiếp nhận nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục và tư liệu do GV cung cấp để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời nội dung thảo luận - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. nghiệm 1.1. Quản lí rừng - Nguyên tắc quản lý rừng: (1) Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, tổ chức quản lí, bảo vệ rừng, đảm bảo mọi diện tích rừng đều có chủ. (2) Chủ rừng phải thực hiện quản lí, bảo vệ rừng, có trách nhiệm quản lí, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng theo quy chế quản lí rừng. - Các chủ quản lý rừng ở nước ta: + Ban quản lí rừng đặc dụng; + Ban quản lí rừng đặc hộ; + Tổ chức kinh tế; + Lực lượng vũ trang; + Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo giáo dục; + Hộ gia đình, cá nhân trong nước;

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.