Nội dung text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 04- File word có lời giải.docx
ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC ĐỀ 04 (Đề thi có 04 trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT TỪ NĂM 2025 MÔN: VẬT LÍ Thời gian làm bài 50 phút; không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh:…………………………………. Số báo danh: ………………………………………. Cho biết: 1123A3,14; K C273;8,31 J.mol.K;6,0210TtRN∘ hạt /mol . Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 tới câu 18, mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Tại cùng một địa điểm, hai vật có khối lượng m 1 < m 2 , trọng lực tác dụng lên hai vật lần lượt là P 1 và P 2 luôn thỏa mãn điều kiện A. 12PP . B. 11 22 Pm Pm . C. 12PP . D. 11 22 Pm Pm . Câu 2: Một ngọn đèn có khối lượng m = 1 kg được treo dưới trần nhà bằng một sợi dây. Lấy g = 9,8 m/s 2 . Dây chỉ chịu được lực căng lớn nhất là 8 N. Nếu treo ngọn đèn này vào một đầu dây thì A. lực căng sợi dây là 9 N và sợi dây sẽ bị đứt. B. lực căng sợi dây là 9,8 N và sợi dây sẽ bị đứt. C. lực căng sợi dây là 9,8 N và sợi dây không bị đứt. D. lực căng sợi dây là 4,9 N và sợi dây không bị đứt. Câu 3: Chọn phát biểu đúng. A. Độ lớn của lực cản càng lớn khi diện tích mặt cản càng nhỏ. B. Độ lớn của lực cản không phụ thuộc vào tốc độ của vật. C. Vật đi càng nhanh thì lực cản của không khí càng nhỏ. D. Tờ giấy để phẳng rơi chậm hơn hòn đá khi cùng được thả tờ trạng thái nghỉ trong không khí. Câu 4: Khi có hai vectơ lực 12F,F→→ đồng quy, tạo thành 2 cạnh của một hình bình hành thì vectơ tổng hợp lực F→ có thể A. có điểm đặt tại 1 đỉnh bất kì của hình bình hành. B. có phương trùng với đường chéo của hình bình hành. C. có độ lớn F = F 1 + F 2 . D. cùng chiều với 1F→ hoặc 2F→ .
Câu 5: Hai lực 12F,F→→ song song, cùng chiều, cách nhau một đoạn 20 cm. Độ lớn của lực 1F→ là 18 N và của lực tổng hợp F→ là 24 N. Hỏi độ lớn của lực 2F→ và điểm đặt của lực tổng hợp cách điểm đặt của lực 2F→ một đoạn là bao nhiêu? A. 6 N; 15 cm. B. 42 N; 5 cm. C. 6 N; 5 cm. D. 42 N; 15 cm. Câu 6: Trong điều kiện nào dưới đây, hai vật chuyển động đến va chạm đàn hồi với nhau và đứng yên sau va chạm? A. Hai vật có khối lượng và vận tốc được chọn một cách thích hợp đến va chạm với nhau. B. Một vật khối lượng rất nhỏ đang chuyển động va chạm với một vật có khối lượng rất lớn đang đứng yên. C. Hai vật có khối lượng bằng nhau, chuyển động ngược chiều nhau với cùng một vận tốc. D. Không thể xảy ra hiện tượng trên. Câu 7: Để chuyển đổi đơn vị số đo một góc từ rad (radian) sang độ và ngược lại, từ độ sang rad, hệ thức nào sau đây không đúng? A. 180 .rad . B. 180 60.rad 3 . C. 180 45.rad 8 . D. 180 rad. 22 . Câu 8: Khi vật thực hiện một dao động tương ứng với pha dao động sẽ thay đổi một lượng A. 0 rad. B. 2 rad. C. rad. D. 2 rad. Câu 9: Một chất điểm dao động điều hoà với phương trình vận tốc 5v22cos2tcm/s 6 Tại thời điểm vật có vận tốc tức thời là 2 cm/s thì li độ của vật có thể là A. 1 cm . B. 2 cm . C. 2 cm . D. 22 cm . Câu 10: Công của lực điện tác dụng lên một điện tích A. phụ thuộc vào hình dạng đường đi của điện tích. B. không phụ thuộc vào hình dạng đường đi của điện tích. C. chỉ phụ thuộc vào độ lớn điện tích. D. chỉ phụ thuộc vào cường độ điện trường. Câu 11: Nội năng của khối khí tăng 15 J khi truyền cho khối khí một nhiệt lượng 35 J. Khi đó, khối
khí đã A. thực hiện công là 40 J. B. nhận công là 20 J. C. thực hiện công là 20 J. D. nhận công là 40 J. Câu 12: Nhiệt lượng của một vật đồng chất thu vào là 6900 J làm nhiệt độ của vật tăng thêm 50 °C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường. Biết khối lượng của vật là 300 g, nhiệt dung riêng của chất làm vật là A. 460 J/kg.K. B. 1 150 J/kg.K. C. 71,2 J/kg.K. D. 41,4 J/kg.K. Câu 13: Một khối khí lí tưởng xác định có thể tích 10 lít đang ở áp suất 1,6 atm thì được nén đẳng nhiệt cho đến khi áp suất bằng 4 atm. Thể tích của khối khí đã thay đổi A. 25 lít. B. 15 lít. C. 4 lít. D. 6 lít. Câu 14: Một chiếc lốp ô tô chứa không khí ở áp suất 5 atm, nhiệt độ 27 °C. Khi xe chạy, nhiệt độ của khí trong lốp tăng lên đến 54 °C, coi thể tích lốp xe không thay đổi, áp suất không khí trong lốp khi đó là A. 10 atm. B. 5,45 atm. C. 4,55 atm. D. 10,45 atm. Câu 15: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là đúng? (1) Độ lớn từ thông qua một mạch kín càng lớn khi số lượng đường sức từ xuyên qua mạch kín này càng nhỏ. (2) Đơn vị của từ thông là tesla (T). (3) Khi từ thông qua mặt giới hạn bởi một khung dây dẫn kín biến thiên theo thời gian thì trong khung dây xuất hiện dòng điện cảm ứng. (4) Trong hiện tượng cảm ứng điện từ, dòng điện cảm ứng sinh ra trong một khung dây dẫn kín có tác dụng chống lại sự biến thiên từ thông qua chính khung dây đó. A. (1), (2). B. (2), (3). C. (3), (4). D. (1), (4). Câu 16: Một khung dây dẫn kín có 500 vòng được đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ là 0,4 T. Diện tích mỗi vòng dây là 50 cm 2 . Cho khung dây quay đều quanh trục vuông góc với vectơ cảm ứng từ với tốc độ góc là 3 rad/s. Nối khung dây với tụ điện thì tụ điện tích được một lượng điện tích là 3 C. Giả sử điện trở của khung dây là không đáng kể và ban đầu vectơ cảm ứng từ cùng phương cùng chiều với vectơ đơn vị pháp tuyến của mặt phẳng khung dây, điện dung của tụ
điện có giá trị là bao nhiêu? A. 3 F. B. 3 μF. C. 6 F. D. 6 μF. Câu 17: Chọn cụm từ đúng để điền vào chỗ trống: Cường độ dòng điện của một dòng điện không đổi bằng với ... của một dòng điện xoay chiều khi hai dòng điện đi qua hai điện trở giống nhau và nhiệt lượng toả ra trong khoảng thời gian dài là bằng nhau. A. cường độ dòng điện trung bình. B. cường độ dòng điện cực đại. C. cường độ dòng điện hiệu dụng. D. cường độ dòng điện định mức. Câu 18: Một mẫu chất phóng xạ X phân rã theo thời gian và phát ra các hạt . Số lượng các hạt này được ghi nhận bởi một máy thu (ống Geiger-Muller) và được biểu diễn theo thời gian t như đồ thị dưới. Hằng số phóng xạ của chất phóng xạ là A. 0,081 s -1 . B. 0,173 s -1 . C. 0,231 s -1 . D. 0,058 s -1 . Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Thông thường, nhiệt kế thuỷ ngân thường dùng để đo thân nhiệt có phạm vi đo từ 35 °C đến 42 °C. Trong mỗi phát biểu sau, em hãy chọn đúng hoặc sai. a) Vì đó là giới hạn tối đa trong sự dãn nở vì nhiệt của thuỷ ngân. b) Vì thân nhiệt bình thường của con người nằm trong khoảng này. c) Vì nhiệt độ cao hơn 42 °C thì thể tích thuỷ ngân biến thiên không còn tuyến tính.