Nội dung text Bài 5. Văn bản nghị luận.docx
1 Trường:....................................................... Tổ:.............................................................. Họ và tên giáo viên:……………………… ……………………………………………. TÊN BÀI DẠY: BÀI 5 - VĂN NGHỊ LUẬN Môn học: Ngữ Văn/Lớp: 12 Thời gian thực hiện: ….. tiết A. TỔNG QUAN MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về năng lực đặc thù - Học sinh nhận biết, phân tích được nội dung và vai trò của các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu, độc đáo; mục đích, tình cảm và quan điểm của người viết; mức độ phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề của văn bản; các biện pháp làm tăng tính khẳng định, phủ định; cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản nghị luận. - Học sinh viết được bài nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ. - Học sinh nghe và nắm bắt được nội dung, quan điểm của bài thuyết trình; đặt được câu hồi về những điểm cần làm rõ và trao đổi về những điểm có ý kiến khác biệt. 2. Về năng lực chung Học sinh phát triển: Tự học và tự chủ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tư duy phản biện,… 3. Về phẩm chất Học sinh biết tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong học tập và nghiên cứu, biết quý trọng và phát huy truyền thống yêu nước, khát vọng tự do của dân tộc; hiểu đúng giá trị và tác dụng của văn học đối với đời sống tâm hồn con người... NỘI DUNG BÀI HỌC
2 Đọc ● Tri thức ngữ văn ● Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hoá con người (Hoàng Ngọc Hiến) ● Toàn cầu hoá và bản sắc văn hoá dân tộc (Phan Hồng Giang) ● Thực hành đọc hiểu: Phân tích bài thơ “Việt Bắc" (Nguyễn Văn Hạnh) Thực hành Tiếng Việt ● Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong học tập và nghiên cứu Viết ● Viết bài văn nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ Nói và nghe ● Nghe thuyết trình một vấn đề văn học Tự đánh giá ● Hẹn hò với định mệnh (Trích Diễn văn độc lập của Gia-oa-hác- lan Nê-ru 14-8-1947) B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY TIẾT 1. TRI THỨC NGỮ VĂN I. MỤC TIÊU 1. Về năng lực đặc thù ❖ Học sinh trình bày và phân tích được kiến thức trong phần Tri thức Ngữ văn: Tính khẳng định, phủ định trong văn nghị luận (nguyên nhân, ngôn ngữ, phạm vi); lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn nghị luận. 2. Về năng lực chung: Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,…. 3. Về phẩm chất: Học sinh tìm tòi, khám phá các yếu tố của văn nghị luận
3 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU 1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập 2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TỔ CHỨC THỰC HIỆN SẢN PHẨM 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học b. Nội dung thực hiện: ❖ GV đặt câu hỏi dẫn dắt HS vào bài học: - Hãy kể tên những văn bản nghị luận em đã học ở cấp học trước? Theo em, điểm chung của các văn bản nghị luận là gì? (Sử dụng các từ khoá để trả lời) Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập Giáo viên phát vấn: - Hãy kể tên những văn bản nghị luận em đã học ở cấp học trước? Theo em, điểm chung của các văn bản nghị luận là gì? (Sử dụng các từ khoá để trả lời) Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh suy nghĩ và trả lời Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ câu trả lời của mình trước lớp. Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên dẫn dắt vào bài học GV dựa vào câu trả lời của HS để dẫn vào bài học
4 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI a. Mục tiêu hoạt động: ❖ Học sinh trình bày và phân tích được kiến thức trong phần Tri thức Ngữ văn: Tính khẳng định, phủ định trong văn nghị luận (nguyên nhân, ngôn ngữ, phạm vi); lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn nghị luận. b. Nội dung thực hiện: Học sinh tìm hiểu tri thức Ngữ văn: Đọc tài liệu, chia nhóm thảo luận và trình bày tại lớp; Giáo viên phát vấn thêm các thông tin để làm rõ nội dung phần tri thức Ngữ văn Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập GV tổ chức cho HS thực hiện nhóm đôi để tìm hiểu Tri thức Ngữ văn với các vấn đề: 1. Tính khẳng định, phủ định trong văn nghị luận 2. Lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn nghị luận Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh thảo luận và chia sẻ Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ và trả lời Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản Phần tìm hiểu Tri thức Ngữ văn cần đảm bảo các nội dung sau: 1. Tính khẳng định, phủ định trong văn nghị luận - Nguyên nhân : Văn nghị luận thể hiện rất rõ thái độ, nhận thức, lập trường và quan điểm của người viết. Trước vấn đề nêu lên để bàn luận, người viết cần bày tỏ ý kiến, khẳng định cái đúng, cái tốt; bác bỏ, phê phán cái sai, cái xấu,... - Ngôn ngữ : thường dùng các từ, các câu khẳng định, phủ định nhằm tạo cho bài văn một âm hưởng, giọng điệu mạnh mẽ,…. - Phạm vi : Tính khẳng định và phủ định không chỉ có trong văn nghị luận xã hội mà trong cả văn nghị luận văn học. 2. Lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn nghị luận