PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 10. CHỦ ĐỀ 04. RƠI TỰ DO_TỜ 1.docx

1 NEW CHỦ ĐỀ 04: RƠI TỰ DO BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM (TỜ SỐ 01) (32 câu trắc nghiệm) Họ và tên………………………………….………………………………Trường……………..………..……………… Câu 1. Chọn phát biểu đúng? Sự rơi tự do là A. một dạng chuyển động thẳng đều. B. chuyển động rơi của vật chỉ dưới tác dụng của trọng lực. C. chuyển động của vật dưới tác dụng của các lực cân bằng nhau. D. chuyển động khi bỏ qua lực cản. Câu 2. Tại một nơi ở gần mặt đất, bỏ qua mọi lực cản thì A. Vật nhẹ rơi nhanh hơn vật nặng. B. Vật nặng và vật nhẹ rơi như nhau. C. Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ. D. Các vật rơi với vận tốc không đổi. Câu 3. Chuyển động của vật nào dưới đây sẽ được coi là rơi tự do? A. Người nhảy dù. B. Thả rơi một sợi chỉ. C. Chiếc lá cây rụng. D. Thả rơi một viên sỏi. Câu 4. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sự rơi của các vật? A. Trong chân không, vật nặng hay nhẹ đều rơi nhanh như nhau. B. Trong không khí, vật nặng luôn rơi nhanh hơn vật nhẹ. C. Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực. D. Các vật rơi nhanh, chậm khác nhau là do sức cản của không khí. Câu 5. Rơi tự do là một chuyển động A. chậm dần đều. B. thẳng đều. C. nhanh dần. D. thẳng nhanh dần đều. Câu 6. (KTĐK Chuyên QH Huế). Khi vật rơi tự do thì A. vật có gia tốc bằng 0. B. vật chuyển động thẳng đều. C. vật chịu lực cản nhỏ. D. vận tốc của vật tăng dần đều theo thời gian. Câu 7. (Hai Bà Trưng 2020_2021). Thí nghiệm ống Niu-tơn cho thấy rằng A. trong không khí các vật nặng nhẹ khác nhau đều rơi nhanh như nhau. B. sức cản của không khí là nguyên nhân làm cho các vật rơi nhanh chậm khác nhau. C. trong chân không vật nào có khối lượng lớn hơn sẽ rơi nhanh hơn.
2 D. nếu không có tác dụng của trọng lực thì các vật nặng hay nhẹ đều rơi nhanh như nhau. Câu 8. Đặc điểm nào sau đây không phải đặc điểm của gia tốc rơi tự do? A. Chiều từ trên xuống dưới. B. Phương thẳng đứng. C. Độ lớn phụ thuộc vào vĩ độ địa lý. D. Độ lớn không thay đổi theo độ cao. Câu 9. (Hai Bà Trưng 2020_2021). Một vật rơi tự do từ vị trí có độ cao h, tại nơi có gia tốc trọng trường là g. Công thức tính vận tốc của vật trước khi vừa chạm đất là A. 2vgh . B. 2 h v g . C. 2h v g . D. 2vgh . Câu 10. Một vật rơi tự do từ trên cao xuống đất trong thời gian 4s. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10 m/s 2 . Độ cao nơi vật rơi là A. 80 m. B. 40 m. C. 20 m. D. 160 m. Câu 11. Một hòn đá được thả rơi tự do từ độ cao 45 m so với mặt đất, lấy g = 10 m/s 2 . Thời gian rơi kể từ lúc thả đến lúc hòn đá chạm đất là A. 9 s. B. 4,5 s. C. 1,5 s. D. 3 s. Câu 12. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 80 m. Lấy g = 10 m/s². Vận tốc khi vật vừa chạm đất bằng A. 40 m/s. B. 5 m/s. C. 25 m/s. D. 80 m/s. Câu 13. Một vật được thả rơi tự do ở độ cao 80 m tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s 2 . Thời gian vật rơi là A. 4,04 s. B. 8,00 s. C. 4,00 s. D. 2,86 s. Câu 14. (Sách BT KNTT). Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 9,8 m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s 2 . Tốc độ của vật ngay khi vừa chạm đất bằng A. 9,82 m/s. B. 9,8 m/s. C. 98 m/s. D. 6,9 m/s. Câu 15. Tại cùng một vị trí, hai vật có khối luợng m 1 = 1000 g, m 2 = 10 g rơi tự do xuống mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí. Thời gian chạm đất của vật m 1 và vật m 2 lần lượt là t 1 và t 2 . Chọn hệ thức đúng? A. t 2 = 0,1t 1 . B. t 2 = t 1 . C. t 2 = 100t 1 . D. t 2 = 10t 1 . Câu 16. Thả rơi tự do một hòn đá từ độ cao h xuống đất, hòn đá rơi trong 1 giây. Nếu thả rơi tự do hòn đá đó từ độ cao 4h xuống đất thì thời gian hòn đá rơi sẽ là A. 4,0 s. B. 2,0 s. C. 1,4 s. D. 1,6 s.
3 Câu 17. Một vật rơi từ độ cao 45 m xuống đất. Lấy g = 10 m/s 2 . Vận tốc trung bình của vật và thời gian chạm đất là A. v tb = 4,5 m/s, t = 10 s. B. v tb = 30 m/s, t = 3 s. C. v tb = 15 m/s, t = 3 s. D. v tb = 5 m/s, t = 9 s. Câu 18. Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao 5 m xuống mặt đất, tại nơi có gia tốc trường g = 10 m/s 2 . Tốc độ của vật ngay khi vừa chạm đất là A. 8,9 m/s. B. 10,0 m/s. C. 5,0 m/s. D. 2,0 m/s. Câu 19. Một vật được thả rơi ở độ cao 80 m. Cho rằng vật rơi tự do với g = 10 m/s 2 . Tốc độ trung bình của vật trong suốt quá trình rơi bằng A. 40 m/s. B. 40 cm/s. C. 20 m/s. D. 20 cm/s. Câu 20. Thả một hòn đá từ độ cao h xuống mặt đất, hòn đá rơi trong 0,5 s. Nếu thả hòn đá từ độ cao H xuống đất mất 1,5 s thì H bằng A. 3 h. B. 6 h. C. 9 h. D. 10 h. Câu 21. (Sách BT KNTT). Hai vật được thả rơi tự do đồng thời từ hai độ cao khác nhau h 1 và h 2 . Khoảng thời gian rơi của vật thứ nhất gấp đôi khoảng thời gian rơi của vật thứ hai. Bỏ qua lực cản của không khí. Tỉ số độ cao 1 2 h h bằng A. 1 2 h h2 . B. 1 2 h h0,5 . C. 1 2 h h4 . D. 1 2 h h1 . Câu 22. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Tại một vị trí xác định ở gần mặt đất, các vật đều rơi tự do với cùng một gia tốc g. B. Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực. C. Càng lên cao (so với mặt đất) gia tốc rơi tự do càng giảm. D. Ở mọi nơi, gia tốc rơi tự do luôn có giá trị không đổi g = 9,8 m/s 2 Câu 23. (Hai Bà Trưng 2020_2021). Hai vật được thả rơi tự do đồng thời từ hai độ cao khác nhau h 1 , và h 2 . Khoảng thời gian rơi của vật thứ nhất lớn gấp ba lần khoảng thời gian rơi của vật thứ hai. Bỏ qua lực cản của không khí. Tỉ số các độ cao là A. 1 2 h 2 h . B. 1 2 h 4 h . C. 1 2 h 9 h . D. 1 2 h 5 h . Câu 24. Chọn phát biểu đúng khi thả rơi một vật tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s 2
4 A. Tốc độ trung bình trong giây thứ nhất là 9,8 m/s. B. Mỗi giây, tốc độ tăng một lượng là 9,8 m/s. C. Mỗi giây, vật rơi được 9,8 m. D. Quãng đường vật rơi được trong giây thứ nhất bằng 9,8 m. Câu 25. Một vật được thả rơi tự do, biết ngay trước khi chạm đất vật có tốc độ 50 m/s. Lấy gia tốc trọng trường tại nơi thả vật là g = 10 m/s 2 . Độ cao của vật sau 3 s là A.80 m. B. 125 m. C. 45 m. D. 100 m. Câu 26. Thả rơi một vật từ độ cao 80 m. Lấy gia tốc trọng trường g = 10 m/ s 2 . Thời gian để vật đi hết 20 m đầu tiên và 20 m cuối cùng lần lượt là A. 2 s và 2 s. B. 1 s và 1 s. C. 2 s và 0,46 s. D. 2 s và 0,54 s. Câu 27. Một vật rơi tự do từ độ cao h so với mặt đất. Tại độ cao nào, so với mặt đất, vật đạt tốc độ bằng một nửa tốc độ lúc chạm đất? A. 4 3h . B. h 4 . C. 3 4 h . D. 4 h . Câu 28. Ném một hòn sỏi từ mặt đất lên cao theo phương thẳng đứng với vận tốc 4 m/s. Lấy g =10 m/s 2 . Trong suốt quá trình từ lúc ném cho đến khi chạm đất, khoảng thời gian giữa hai thời điểm mà vận tốc hòn sỏi có cùng độ lớn 2,5 m/s là A.0,50 s. B. 0,15 s. C. 0,65 s. D. 0,35 s. Câu 29. Một vật rơi tự do từ độ cao 196 m. Lấy g = 9,8m/s 2 . Thời gian vật rơi 20 m cuối cùng là A. 2,02 s. B. 5,99 s. C. 6,32 s. D. 0,33 s. Câu 30. Một hòn đá được thả rơi tự do trong thời gian t thì chạm đất. Biết trong giây cuối cùng nó rơi được quãng đường 34,3 m. Lấy g = 9,8 m/s². Thời gian t có giá trị là A. 4,0 s. B. 3,0 s. C. 1,0 s. D. 2,0 s. Câu 31. Một vật được thả rơi tự do tại nơi có có gia tốc trọng trường g. Tỉ số quãng đường vật rơi trong giây thứ n và trong n giây là A. 2n1 2  . B. 2 2n1 n  . C. 2 n 2n1 . D. 2 12n n  . Câu 32. (Hai Bà Trưng 2020_2021). Một vật được thả không vận tốc đầu từ độ cao h. Gọi t 1 là thời gian rơi trong nửa đoạn đường đầu, t 2 là thời gian rơi trong nửa đoạn đường còn lại thì tỉ số 1 2 t t bằng A. 21 . B. 21 . C. 2 . D.1.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.