Nội dung text ĐỀ SỐ 3.docx
1 UBND THÀNH PHỐ HUẾ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 04 trang) ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: LỊCH SỬ (Thời gian làm bài 50 phút) PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Tháng 12-1978, quốc gia nào dưới đây thực hiện công cuộc cải cách và mở cửa? A. Liên Xô. B. Cu-ba. C. Ấn Độ. D. Trung Quốc. Câu 2. Đâu là nguyên nhân khách quan đưa đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô? A. Chậm đổi mới cơ chế và hệ thống quản lí kinh tế. B. Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. C. Tình trạng quan liêu, vi phạm dân chủ và dân chủ hình thức. D. Mắc nhiều sai lầm trong việc đề ra và thực hiện đường lối cải tổ. Câu 3. Đâu là nguyên nhân chung dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX? A. Có lực lượng quân sự hùng mạnh, trung thành tuyệt đối. B. Đoàn kết, phát huy được sức mạnh của toàn dân. C. Kiên quyết không nhân nhượng, thỏa hiệp với kẻ thù. D. Tổ chức tấn công quy mô lớn ngay khi kẻ thù vào nước ta. Câu 4. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa nào dưới đây đã đưa đến sự thành lập nhà Lê sơ? A. Khởi nghĩa Lý Bí. B. Khởi nghĩa Lam Sơn. C. Khởi nghĩa Phùng Hưng. D. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Câu 5. Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu nào dưới đây của toàn thể nhân loại? A. Bảo vệ hòa bình, an ninh toàn thế giới. B. Chống biến đổi khí hậu trên toàn cầu. C. Nâng cao đời sống tinh thần con người. D. Thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển. Câu 6. Khu vực nào dưới đây là phạm vi ảnh hưởng của Mỹ theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945) A. Tây Âu. B. Đông Âu. C. Mông Cổ D. Trung Đông. Câu 7. “Một trật tự thế giới mới có sự tham gia của các quốc gia, các trung tâm khác nhau, trong đó không có một quốc gia nào có quyền lực áp đảo ác quốc gia khác, chi phối sự phát triển của thế giới” là khái niệm về trật tự thế giới A. hai cực Ianta. B. Vecxai-Oasinhtơn. C. đơn cực. D. đa cực.
2 Câu 8. Nội dung nào dưới đây không phản ánh mục tiêu thành lập của ASEAN? A.Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội, phát triển văn hóa trong khu vực thông qua hợp tác hướng tới một Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng. B. Giúp đỡ lẫn nhau đào tạo và cung cấp phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kĩ thuật và hành chính. C. Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có tôn chỉ, mục đích tương đồng, thúc đẩy hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức này. D. Thúc đẩy việc chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, động, thực vật và nghiên cứu thế giới. Câu 9. Năm 2021, ASEAN là nền kinh tế đứng thứ 5 thế giới với GDP khoảng 3300 tỉ USD, dự báo đến 2030 sẽ trở thành nền kinh tế đứng thứ 4 thế giới. Điều đó chứng tỏ mục tiêu xây dựng? A. Cộng đồng ASEAN từng bước gắn kết và trở thành khu vực phát triển năng động, thịnh vượng mới của thế giới. B. Cộng đồng kinh tế (AEC) thúc đẩy chính sách cạnh tranh kinh tế; bảo vệ người tiêu dùng; bảo vệ sở hữu trí tuệ. C. Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA); Hiệp định khung về Dịch vụ ASEAN (AFAS); Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA),...hoạt động có hiệu quả. D. Nguyên tắc đồng thuận, không can thiệp vào công việc nội bộ ; thúc đẩy hòa bình, ổn định và hợp tác đạt hiệu quả. Câu quá dài, câu hỏi chưa rõ dùng để hỏi hay câu tiếp nối. Nội dung này nên có trích dẫn cụ thể hơn và đưa vào dạng câu hỏi đúng-sai Câu 10. Mục tiêu chính của Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC) là gì? A. Thành lập lực lượng quân sự khu vực. B. Bảo đảm hòa bình, ổn định khu vực. C. Thúc đẩy phát triển kinh tế. D. Thúc đẩy giao lưu văn hóa. Câu 11: Việc vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị (30-8-1945) là sự kiện đánh dấu A. nhiệm vụ dân tộc của cách mạng đã hoàn thành. B. nhiệm vụ dân chủ của cách mạng hoàn thành. C. chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ hoàn toàn. D. Tổng khởi nghĩa tháng Tám giành thắng lợi trên cả nước. Câu 12. Đối với thế giới, thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) có ý nghĩa gì? A. Góp phần làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mỹ. B. Cổ vũ các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc đấu tranh tự giải phóng. C. Đưa đến sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi. D. Xây dựng vững chắc thành trì của phong trào giải phóng dân tộc. Câu 13. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng (2-1951) quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi mới là A. Đảng Cộng Sản Đông Dương. B. Đảng Lao động Việt Nam.
3 C. Đảng Cộng Sản Việt Nam. D. Đảng Lao động Đông Dương. Câu 14. Trong giai đoạn 1954 – 1960, sự kiện nào dưới đây đã đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam Việt Nam? A. Phong trào Đồng khởi. B. Phong trào chống phá bình định. C. Phong trào phá ấp chiến lược. D. Phong trào "Ba sẵn sàng". Câu 15. Các chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” được Mỹ thực hiện ở Việt Nam trong những năm 1954-1975 có điểm giống nhau cơ bản nào dưới đây? A. Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ. B. Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ. C. Là loại hình chiến tranh xâm lấn trên diện rộng. D. Là loại hình chiến tranh toàn diện, qui mô lớn. Câu 16. Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 12-1986) có nội dung nào sau đây? A. Chỉ tập trung đổi mới về văn hóa. B. Chỉ đổi mới về tổ chức và tư tưởng. C. Chỉ tập trung đổi mới về chính trị. D. Đổi mới kinh tế là trọng tâm. (D là phương án lựa chọn đúng) Câu 17. Thành tựu quan trọng về văn hóa mà Việt Nam đạt được sau công cuộc đổi mới đất nước (1986) là A. hội nhập quốc tế về văn hóa được mở rộng. B. trở thành nước đang phát triển có thu nhập cao. C. xuất khẩu gạo vươn lên đứng đầu thế giới. D. Hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Câu 18. Bài học nào dưới đây của công cuộc đổi mới đất nước (từ 1986) ở Việt Nam đến nay vẫn còn nguyên giá trị? A. Phải đảm bảo lợi ích cho nhân dân. B. Phải liên kết với các cường quốc. C. Phát triển nhanh các ngành kinh tế. D. Thực hiện chế độ tam quyền phân lập. Câu 19: Để nâng cao vị thế quốc tế, từ năm 1986 đến năm 2024 Việt Nam đã thực hiện chiến lược nào dưới đây? A. Hạn chế quan hệ với đối tác nước ngoài. B. Chỉ tập trung vào các liên minh quân sự. C. Tham gia vào ngoại giao đa phương. D. Chỉ tham gia vào các diễn đàn toàn cầu. Câu 20. Một trong những kết quả quan trọng mà cách mạng Việt Nam đạt được khi ký Hiệp định Giơnevơ (1954) là A. Đất nước được thống nhất. B. Miền Bắc được giải phóng. C. Miền Nam được giải phóng. D. Đánh bại được đế quốc Mỹ.