Nội dung text Bài 14. Ôn tập chương 3 + đề kiểm tra - HS.docx
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 3. ĐẠI CƯƠNG HÓA HỮU CƠ 1 PHƯƠNG PHÁP TÁCH VÀ TINH CHẾ HỢP CHÁT HỮU CƠ Chưng cất Chiết Kết tinh Sắc kí cột Nguyên tắc Chưng cất là phương pháp tách chất dựa vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi của các chất trong hỗn hợp ở một áp suất nhất định. Chiết là phương pháp dùng tách biệt và tinh chế hỗn hợp các chất dựa vào sự hoà tan khác nhau cùa chúng trong hai dung môi không trộn lẫn vào nhau. Kết tinh là phương pháp tách biệt và tinh chế hỗn hợp các chất rắn dựa vào độ tan khác nhau và sự thay đổi độ tan của chúng theo nhiệt độ. Sắc kí cột là phương pháp tách biệt và tinh chế hỗn hợp các chất dựa vào sự phân bố khác nhau cùa chúng giữa pha động và pha tĩnh. Cách tiến hành Khi nâng nhiệt độ cùa hỗn hợp gồm nhiều chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau, thì chất nào có nhiệt độ sôi thấp hơn sẽ bay ra trước. Dùng sinh hàn lạnh sẽ thu được chất lỏng. Dùng một dung môi thích hợp để chuyển chất cần tách sang pha lỏng (gọi là dịch chiết). Tách lấy dịch chiết, giãi phóng dung môi sẽ thu được chất cần tách. Dùng một dung môi thích hợp hoà tan chất cần tinh chế ở nhiệt độ cao tạo dung dịch bão hoà. Sau đó làm lạnh, chất rắn sẽ kết tinh, lọc, thu được sàn phẩm. Cho hỗn hợp cần tách lên cột sắc kí, sau đó cho dung môi thích hợp chày liên tục qua cột sắc kí. Thu các chất hữu cơ được tách ra ở từng phân đoạn khác nhau sau khi đí ra khỏi cột sắc kí. Loại bỏ dung môi để thu được chất cần tách. Vận dụng Chưng cất thường: để tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau nhiều. Phương pháp chiết lỏng - lỏng: để tách lấy chất hữu cơ khi nó ở dạng hỗn hợp lỏng. Phương pháp chiết lỏng - rắn: để tách lấy chất trong hỗn hợp rắn. Phương pháp kết tinh: để tách và tinh chể các chất rắn. Sừ dụng phương pháp sắc kí có thể tách được hỗn hợp chứa nhiều chất khác nhau. CÔNG THỨC PHÂN TỬ HỢP CHÁT HỮU CƠ
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 3. ĐẠI CƯƠNG HÓA HỮU CƠ 2 CẤU TẠO PHÂN TỬ HỢP CHẦT HỮU CƠ - Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đủng hoá trị và theo một thử tự nhất định. - Thử tự liên kết đó được gọi là cấu tạo hoá học. Công thức biểu diễn cách liên kết và thử tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử gọi là công thức cấu tạo. - Đồng phân cấu tạo gồm đồng phân mạch carbon, đồng phân nhóm chức và đồng phân vị tri nhóm chức. - Đồng đẳng là những hợp chất có tính chất hoá học tương tự nhau nhưng có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH 2 . Câu 1: Viết công thức cấu tạo các đồng phân mạch hở có cùng công thức phân tử C 3 H 8 O. Câu 2: Tại sao khi đun nóng đến nhiệt độ thích hợp, đường kính (màu trắng) chuyển thành màu nâu rồi màu đen? Câu 3: Hợp chất hữu cơ A có chứa carbon, hydrogen, oxygen, nitrogen. Thành phần phần trăm khối lượng của nguyên tố carbon, hydrogen, nitrogen lần lượt là 34,29%, 6,67%, 13,33%. Công thức phân tử của A cũng là công thức đơn giản nhất. Xác định công thức phân tử của A. Câu 4: Hợp chất A có công thức phân tử C 3 H 6 O. Khi đo phổ hồng ngoại cho kết quả như hình bên. Hãy xác định công thức cấu tạo của A. Câu 5: Retinol là một trong những thành phần chính tạo nên vitamin A có nguồn gốc động vật, có vai trò hỗ trợ thị giác của mắt còn vitamin C giúp tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Để xác định công thức phân tử của các hợp chất này, người ta đã tiến hành phân tích nguyên tố và đo phổ khối lượng. Kết quả khảo sát được trình bày trong bảng sau: Hãy lập công thức phân tử của vitamin A và vitamin C. ----------HẾT----------
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 3. ĐẠI CƯƠNG HÓA HỮU CƠ 3 ĐỀ THAM KHẢO SỐ 3 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA LỚP 11 – CHƯƠNG 3 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Liên kết hoá học trong hợp chất hữu cơ thường là A. liên kết cộng hoá trị. B. liên kết kim loại. C. liên kết hydrogen. D. liên kết ion. Câu 2. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu A. các hợp chất của carbon. B. các hợp chất của carbon (trừ CO, CO 2 ). C. các hợp chất của carbon (trừ CO, CO 2 , muối carbonate, cyanide, carbide,…). D. các hợp chất chỉ có trong cơ thể sống. Câu 3. Phản ứng hoá học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra A. chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định. B. nhanh và cho một sản phẩm duy nhất. C. nhanh, không hoàn toàn, không theo một hưởng nhất định. D. chậm, hoàn toàn, không theo một hưởng nhất định. Câu 4. Công thức phân tử cho ta biết A. số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố trong hợp chất hữu cơ. B. tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ C. số nguyên tố có mặt trong phân tử hợp chất hữu cơ. D. cách thứ liên kết của các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ. Câu 5. Tách chất màu thực phẩm thành những chất màu riêng thì dùng phương pháp nào sau đây? A. Phương pháp kết tinh. B. Phương pháp chưng cất. C. Phương pháp sắc kí. D. Phương pháp chiết. Câu 6. Chất nào sau đây có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất? A. CH 3 COOH. B. C 6 H 6 . C. C 2 H 4 Cl 2 . D. C 2 H 5 OH. Câu 7. Bộ dụng cụ chiết (được mô tả như hình vẽ bên) dùng để A. tách hai chất rắn tan trong dung dịch. B. tách hai chất lỏng tan tốt vào nhau. C. tách hai chất lỏng không tan vào nhau. D. tách chất lỏng và chất rắn. Câu 8. Các chất hữu cơ có tính chất hoá học tương tự nhau và thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH 2 được gọi là các chất A. đồng phân của nhau. B. đồng đẳng của nhau. C. đồng vị của nhau. D. đồng khối của nhau. Câu 9. Phố khối lượng của naphtalene được cho trong hình dưới đây: Mã đề thi: 203
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 3. ĐẠI CƯƠNG HÓA HỮU CƠ 4 Phân tử khối của naphtalene là A. 51. B. 64. C. 102. D. 128. Câu 10. Phổ hồng ngoại là phương pháp vật lí rất quan trọng và phổ biến để nghiên cứu về A. thành phần nguyên tố chất hữu cơ. B. thành phần phân tử hợp chất hữu cơ. C. cấu tạo hợp chất hữu cơ. D. cấu trúc không gian hợp chất hữu cơ. Câu 11. Chất nào sau đây là hydrocarbon? A. CH 3 NH 2 . B. C 2 H 5 OH. C. C 4 H 10 . D. CH 3 CHO. Câu 12. Propene có công thức đơn giản nhất là CH 2 (xác định từ phân tích nguyên tố) và phân tử khối là 42. Công thức phân tử của propene là A. C 2 H 6 . B. C 2 H 4 . C. C 3 H 6 . D. CH 2 O. Câu 13. Cho các công thức cấu tạo sau: Những công thức cấu tạo nào sau đây biểu thị cùng một chất? A. (I), (II), (IV). B. (I), (III), (IV). C. (I), (IV). D. (III), (IV). Câu 14. Phổ hồng ngoại (IR) của hợp chất hữu cơ (X) có công thức phân tử là CH 4 O được cho như hình bên dưới. Chất này thường được dùng trong công nghiệp để làm chất chống đông, làm dung môi trong nước rửa kính xe, chất tẩy rửa sơn, mực in máy photocopy và làm nhiên liệu cho các bếp lò loại nhỏ, ... Chỉ ra peak nào có thể dự đoán được chất (X) là một alcohol? A. Peak A. B. Peak B. C. Peak D. D. Peak E. Câu 15. Cặp chất nào dưới đây là đồng phân vị trí nhóm chức? A. 323CHOCHCH và 322CHCHCHOH . B. 33CHCOCH và 32CHCHCHO . C. 23CHCCHCH và 3223CHCHCHCHCHCH .