Nội dung text 47_P51 final-420-427.pdf
421 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) & Wang, 2024). Trong môi trường kinh doanh năng động ngày nay, các doanh nghiệp cạnh tranh dựa trên thời gian cung ứng và chất lượng sản phẩm. Việc cung cấp sản phẩm không có lỗi cho khách hàng đúng hạn là yêu cầu cơ bản để một tổ chức thành công (Tarofder, Marthandan, & Haque, 2010). Vì vậy việc áp dụng các sản phẩm công nghệ của công nghiệp 4.0 trong hoạt động quản lý chuỗi cung ứng là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp nhằm cải thiện năng suất hoạt động của chuỗi cung ứng. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Các khái niệm dùng trong nghiên cứu Quản lý chuỗi cung ứng Theo Bichou và Gray (2004), quản lý chuỗi cung ứng về cơ bản là một phương pháp tiếp cận tích hợp, được sử dụng để quản lý nhiều phòng ban trong một công ty. Phương pháp tiếp cận này nhằm mục đích giảm chi phí và nâng cao sự hài lòng của khách hàng, thường đạt được bằng cách phân bổ các chức năng, quy trình và chi phí trong chuỗi cung ứng. Quản lý chuỗi cung ứng là sự phối hợp chiến lược, có hệ thống của các chức năng kinh doanh truyền thống trong một công ty cụ thể và giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, nhằm mục đích cải thiện hiệu suất dài hạn của từng công ty và toàn bộ chuỗi cung ứng (Mentzer, 2001). Ballou (2007) định nghĩa khái niệm quản lý chuỗi cung ứng là việc phối hợp các bên liên quan trong quá trình luân chuyển sản phẩm để đạt được các mục tiêu. Các mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng được xác định bởi hai trọng tâm chính, đó là đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và đạt được lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp (Asrol, 2024). Công nghiệp 4.0 Khái niệm cốt lõi của Công nghiệp 4.0 là sử dụng sâu rộng công nghệ thông tin và truyền thông để thúc đẩy sự tích hợp của thế giới mạng vật lý ảo, hình thành một hệ thống tài nguyên, thông tin và con người (Lemstra & de Mesquita, 2023). Công nghiệp 4.0 nhằm mục tiêu thúc đẩy chuyển đổi ngành từ sản xuất truyền thống sang sản xuất thông minh nhờ các công nghệ tiên tiến (Huang, Wang, Lee, & Yeung, 2023). Trong sản xuất hiện nay, các công nghệ số của công nghiệp 4.0 cho phép kết nối và giao tiếp tức thời giữa các đối tượng như thiết bị, máy móc, bao bì được trang bị phần mềm và cảm biến. Các sản phẩm công nghệ như Internet of think, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, chuỗi khối, trí tuệ nhân tạo,... các hệ thống vật lý ảo được tích hợp trên toàn chuỗi cung ứng. Việc áp dụng công nghiệp 4.0 được dự báo sẽ tái định hình chuỗi cung ứng và nâng cao hiệu quả hoạt động (Matarneh, Piprani, Ellahi, Nguyen, Le, & Nazir, 2024). Quyết định áp dụng công nghiệp 4.0 Quyết định áp dụng công nghệ là sự chấp nhận hoặc từ chối của cá nhân hay tổ chức để tích hợp công nghệ mới vào trong một lĩnh vực cụ thể, có thể định nghĩa đây là một mô hình xã hội học mô tả việc chấp nhận một sản phẩm mới, một cải tiến mới, dựa trên Hình 1. Sản phẩm công nghệ của công nghiệp 4.0 áp dụng trong chuỗi cung ứng (Karmaker, Al Aziz, Ahmed, Misbauddin, & Moktadir, 2023)
422 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) các đặc điểm nhân khẩu học và tâm lý của các nhóm người chấp nhận công nghệ mới (Elkhayat, Adel, & Marzouk, 2024). Quyết định áp dụng công nghiệp 4.0 đề cập đến mức độ mà doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ mới trong hoạt động chuỗi cung ứng. Đo lường việc ứng dụng thực tế và tần suất sử dụng, nắm bắt mức độ tích hợp của công nghệ mới vào các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Việc áp dụng thực tế công nghiệp 4.0 phản ánh mức độ thường xuyên và mức độ mà các cá nhân trong tổ chức áp dụng công nghệ mới trong công việc hằng ngày (Huynh & Nguyen, 2024) 2.1.2. Lý thuyết nền tảng Các mô hình áp dụng công nghệ đã được phát triển để nghiên cứu quy trình ra quyết định của người dùng về việc áp dụng công nghệ cụ thể trong tương lai (Srivastava, Kumar, Ekren, Upadhyay, Tyagi, & Kumari, 2022). Những mô hình áp dụng công nghệ này xuất phát từ các lĩnh vực và quan điểm khác nhau như: tâm lý học, quản lý, vận hành, marketing, kỹ thuật,... Một số mô hình lý thuyết phổ biến hiện có, được sử dụng để xem xét việc chấp nhận và áp dụng công nghệ của cá nhân, tổ chức, gồm: Lý thuyết hành động hợp lý (TRA); lý thuyết hành vi dự định (TPB); mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), khung lý thuyết bối cảnh Công nghệ - Tổ chức - Môi trường (TOE),... Trong nghiên cứu này tác giả vận dụng hai mô hình lý thuyết nền tảng TPB và TAM để xây dựng mô hình nghiên cứu. TPB và TAM đưa ra cơ sở lý thuyết để kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận công nghệ của người dùng cá nhân và tổ chức. Việc chấp nhận đổi mới công nghệ ở cấp độ tổ chức, ban quản lý có thể đảm bảo sự chấp nhận của người dùng bằng cách bắt buộc áp dụng đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi để người dùng tiếp nhận đổi mới hoặc thực hiện thử nghiệm để kiểm tra kỳ vọng của người dùng và lý thuyết hành vi dự định (TPB) sẽ hỗ trợ cho các điều kiện chấp nhận công nghệ trong cấp độ tổ chức (Gallivan, 2001). Sử dụng TPB cho phép mô hình dự đoán các tình huống liên quan đến cả hành vi tự nguyện và không tự nguyện. Mô hình chấp nhận công nghệ TAM được Davis phát triển năm 1986, nhằm mục đích đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng công nghệ. TAM chỉ ra rằng: Nhận thức hữu ích và Nhận thức dễ sử dụng đối với một công nghệ mới có ảnh hưởng tích cực đến thái độ đối với việc sử dụng và việc sử dụng thực tế công nghệ này; người dùng chấp nhận một công nghệ mới bị ảnh hưởng bởi thái độ của họ đối với việc sử dụng công nghệ đó (Huynh & Nguyen, 2024). Năm 1989, Davis đã hiệu chỉnh lại nội dung mô hình chấp nhận công nghệ, trong đó: Thái độ đối với việc sử dụng công nghệ ảnh hưởng đến ý định sử dụng công nghệ, từ đó ảnh hưởng đến việc sử dụng thực tế. Trong nghiên cứu tác giả kế thừa lại nội dung hiệu chỉnh của mô hình TAM (Davis, Bagozzi, & Warshaw, 1989). 2.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 2.2.1 Các giả thuyết nghiên cứu Sự sẵn sàng cho công nghiệp 4.0 (RL) Công nghệ số và chuyển đổi số được xem là trọng tâm của việc áp dụng công nghiệp 4.0 trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau, quản lý chuỗi cung ứng đòi hỏi các ứng dụng rộng hơn vì liên quan đến nhiều ngành và các bên liên quan khác. Cần xem xét sự sẵn sàng của doanh nghiệp để đánh giá việc áp dụng triển khai công nghiệp 4.0 trong quản lý chuỗi cung ứng (Asrol, 2024). Các yếu tố sẵn sàng cho công nghiệp 4.0 bao gồm: những áp lực phải thay đổi các quy trình hiện có, chấp nhận rủi ro khi triển khai thực hiện, nhân viên có đủ kiến thức, kỹ năng, năng lực và động lực đúng để làm việc với các sản phẩm công nghệ mới, có sự hỗ trợ đúng mức từ ban lãnh đạo cấp cao về mặt tài chính và thái độ (Jensen, Stentoft, Philipsen, & Haug, 2019). Một doanh nghiệp có sự sẵn sàng cho công nghiệp 4.0 càng cao thì càng sử dụng nhiều sản phẩm công nghệ của công nghiệp 4.0 hơn khi được đánh giá là phù hợp với hoạt động kinh doanh của tổ chức (Maroufkhani, Iranmanesh, & Ghobakhloo, 2022). Đánh giá sự sẵn sàng cho công nghiệp 4.0 cho phép nhà lãnh đạo xác định những khoảng trống trong tổ chức trước khi triển khai việc thay đổi, phân tích một cách có hệ thống khả năng của tổ chức để ứng phó và triển khai công nghiệp 4.0 (Wong & Kee, 2022). H1: Sẵn sàng cho công nghiệp 4.0 có tác động cùng chiều đến thái độ đối với việc áp dụng công nghiệp 4.0 của doanh nghiệp. H2: Sẵn sàng cho công nghiệp 4.0 tác động cùng chiều đến ý định áp dụng công nghiệp 4.0 của doanh nghiệp H3: Sự sẵn sàng cho công nghiệp 4.0 tác động cùng chiều đến quyết định áp dụng công nghiệp 4.0 của doanh nghiệp. Thái độ với việc áp dụng (AT) Thái độ hành vi là cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực của cá nhân về việc thực hiện hành vi mục tiêu (Fishbein & Ajzen, 1975). Thái độ đối với việc sử dụng công nghệ được định nghĩa là phản ứng cảm xúc tổng thể của cá nhân đối với việc sử dụng một hệ thống
423 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) (Venkatesh, Morris, Davis, & Davis, 2003). Trong nghiên cứu của Bakar, Talukder, Quazi, và Khan (2020) đã chỉ ra rằng: thái độ của tổ chức ảnh hưởng đến quyết định áp dụng công nghiệp 4.0 của doanh nghiệp vừa và nhỏ, nếu doanh nghiệp không có thái độ tích cực đối với công nghiệp 4.0 thì nó sẽ không thực sự hữu ích với họ và cuối cùng cũng sẽ bỏ cuộc giữa chừng, điều này dẫn đến lãng phí thời gian và tài nguyên của doanh nghiệp. Trong lý thuyết hành vi dự định (TPB) thì thái độ được sử dụng để dự đoán trực tiếp ý định hành vi. Trong khuôn khổ của mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) của Davis (1989), cấu trúc của thái độ liên quan chặt chẽ đến ý định hành vi. Mô hình TAM cho rằng việc hiểu sự chấp nhận công nghệ của một cá nhân không chỉ đơn thuần là đo lường việc sử dụng thực tế của họ mà còn là đánh giá các yếu tố thái độ tiềm ẩn thúc đẩy sự chấp nhận này (Huynh & Nguyen, 2024), vì vậy thái độ của lãnh đạo đối với công nghệ mới sẽ là yếu tố quyết định trong việc áp dụng thành công sản phẩm công nghiệp 4.0. Ngoài ra, ý định hành vi cũng là yếu tố quan trọng để kết nối từ thái độ đối với việc sử dụng đến hành động thực tế, đặc biệt khi nói đến việc chấp nhận và sử dụng công nghệ mới. H4: Thái độ với việc áp dụng có tác động cùng chiều đến ý định áp dụng công nghiệp 4.0 của doanh nghiệp. H5: Thái độ với việc áp dụng có tác động cùng chiều đến quyết định áp dụng công nghiệp 4.0 của doanh nghiệp. Ý định áp dụng công nghiệp 4.0 (AI) Ý định áp dụng công nghiệp 4.0 đề cập đến mức độ nỗ lực mà người lãnh đạo, chủ doanh nghiệp muốn áp dụng công nghiệp 4.0 vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Ý định áp dụng cũng có thể xem xét là yếu tố thời gian, nó không chỉ là việc doanh nghiệp áp dụng ngay công nghệ mới mà có thể đó là kế hoạch, dự định sẽ sử dụng công nghệ mới trong tương lai (Huynh & Nguyen, 2024). Điều này thừa nhận rằng đôi khi doanh nghiệp cần phải có một chút thời gian để suy nghĩ và đi đến quyết định sử dụng. Tóm lại ý định hành vi là một khái niệm then chốt để hiểu cách các nhà lãnh đạo doanh nghiệp quyết định chấp nhận công nghệ mới trong tổ chức của họ. H6: Ý định áp dụng công nghiệp 4.0 tác động cùng chiều đến quyết định áp dụng công nghiệp 4.0 của doanh nghiệp. 2.2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất 3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗn hợp kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm nhằm làm rõ các khái niệm và thang đo trong mô hình nghiên cứu, đồng thời khám phá và tìm ra các nhân tố tác động đến quyết định áp dụng công nghiệp 4.0 của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh trong hoạt động quản lý chuỗi cung ứng. Nghiên cứu định lượng áp dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS - SEM) để đánh giá mô hình đo lường và kiểm định mô hình cấu trúc. Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện, đây là một trong các hình thức chọn mẫu phi xác suất. Đối tượng khảo sát là những người làm ở cấp quản lý trở lên, có thể đại diện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia trả lời khảo sát. Dữ liệu được thu thập qua hình thức phỏng vấn và gửi bảng câu hỏi trực tuyến. Kết quả dữ liệu thu về 296 phản hồi hợp lệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 điểm để đánh giá các biến quan sát, với mức điểm thấp nhất là 1 - Rất không đồng ý và mức điểm cao nhất là 5 - Rất đồng ý. Phần mềm Smart PLS được sử dụng để phân tích, xử lý dữ liệu. Một số chỉ tiêu sử dụng để đánh giá mô hình đo lường và mô hình cấu trúc: Hình 2. Mô hình nghiên cứu đề xuất