Nội dung text ĐỀ 3.docx
ĐỀ 3 I.TRẮC NGHIỆM Câu 1 Sự thay đổi thời tiết thất thường tại châu thổ sông Hồng có liên quan đến: A. Đô thị hóa B. Sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu C. Sự phát triển nông nghiệp hữu cơ D. Giảm thiểu khai thác tài nguyên Câu 2. Một trong những biểu hiện của biến đổi khí hậu ở châu thổ sông Hồng là: A. Lượng mưa giảm B. Nắng nóng kéo dài hơn C. Đất phì nhiêu hơn D. Lũ lụt ít xảy ra Câu 3. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến nông nghiệp ở châu thổ sông Hồng? A. Gia tăng năng suất B. Khó khăn trong việc canh tác do lũ lụt và hạn hán C. Mở rộng diện tích đất nông nghiệp D. Cải thiện chất lượng đất Câu 4. Tác động của biến đổi khí hậu đối với kinh tế châu thổ sông Cửu Long là: A. Tăng cường phát triển du lịchB. Khó khăn trong nuôi trồng thủy sản do xâm nhập mặn C. Gia tăng diện tích đất nông nghiệp D. Phát triển mạnh ngành công nghiệp Câu 5. Biến đổi khí hậu có thể gây ra tác động gì đối với hệ sinh thái ở châu thổ sông Hồng? A. Gia tăng đa dạng sinh học B. Đất ngập nước bị mất đi C. Phát triển rừng ngập mặn D. Môi trường sống cho động vật hoang dã được mở rộng Câu 6. Sự gia tăng nhiệt độ và biến đổi khí hậu gây ra thách thức gì đối với đời sống của người dân châu thổ sông Cửu Long? A. Dễ dàng thích nghi với môi trường mới B. Thiếu nước ngọt và đất canh tác giảm sút C. Tăng cường phát triển đô thị D. Phát triển mạnh công nghiệp Câu 7. Chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa được khẳng định từ thời nào? A. Thời nhà Lý B. Thời nhà Trần C. Thời nhà Nguyễn D. Thời nhà Lê Câu 8. Chứng cứ lịch sử nào sau đây khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa? A. Hoàng Sa châu bản B. Phủ biên tạp lục C. Đại Việt sử ký toàn thư D. Nam quốc địa dư Câu 9. Pháp lý quốc tế nào đã quy định rõ về quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia đối với vùng đặc quyền kinh tế (EEZ)? A. Hiệp ước Paris 1946 B. Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) C. Hiệp định Geneva 1954 D. Hiệp định San Francisco 1951 Câu 10. Việt Nam đã thực hiện chủ quyền liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa từ khi nào? A. Thế kỷ 14 B. Thế kỷ 15 C. Thế kỷ 16 D. Thế kỷ 17 Câu 11. Bản đồ nào do người Việt vẽ từ thời nhà Nguyễn ghi lại vị trí của quần đảo Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam? A. Bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ B. Bản đồ Nam quốc sơn hà C. Bản đồ An Nam đại quốc họa đồ D. Bản đồ Đại Việt sử ký toàn thư Câu 12. Biển Đông có vai trò chiến lược như thế nào đối với Việt Nam? A. Là tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng B. Là khu vực đánh bắt thủy sản duy nhất C. Là khu vực duy nhất có rừng ngập mặn D. Là nơi duy nhất có tài nguyên khoáng sản Câu 13. Biển đảo Việt Nam đóng vai trò gì trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia? A. Là nơi tập trung phát triển du lịch B. Là tiền đồn quốc phòng quan trọng C. Là nơi tập trung phát triển nông nghiệp D. Là khu vực khai thác dầu mỏ Câu 14. Nguồn tài nguyên nào tại Biển Đông có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế Việt Nam? A. Gỗ quý B. Dầu khí và thủy sản C. Kim loại quý D. Than đá Câu 15. Sự gia tăng dân số đô thị có thể dẫn đến vấn đề gì?
A. Mở rộng đất nông nghiệp B. Quá tải hệ thống giao thông C. Giảm thiểu tình trạng ô nhiễm D. Tăng cường không gian công cộng Câu 16. Để giảm thiểu tác động tiêu cực của đô thị hóa, cần: A. Tăng cường khai thác tài nguyên B. Xây dựng kế hoạch đô thị hóa bền vững C. Mở rộng quy mô sản xuất công nghiệp D. Gia tăng dân số đô thị II TỰ LUẬN Câu 1. (4,0 điểm): Cho bảng dữ liệu sau đây về Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam (1897-1914): Lĩnh vực Biện pháp Nông nghiệp Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền nhưng vẫn áp dụng phương thức bóc lột phát canh thu tô… Công nghiệp Tập trung vào khai thác than và kim loại, đầu tư vào các ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến… Thương nghiệp Hàng hóa của Pháp nhập vào Việt Nam được miễn hoặc giảm thuế, hàng hóa nước ngoài bị đánh thuế rất cao, hàng hóa của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Pháp. Giao thông vận tải Xây dựng hệ thống đường bộ, đường sắt, cầu phà, bến cảng, nhà ga… Tài chính Đánh thêm các thuế cũ chồng lên thuế mới, nặng nhất là thuế muối, rượu và thuốc phiện… Từ bảng dữ liệu trên em hãy: - Nhận xét về Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp - Phân tích tác động tích cực và hạn chế của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với nền kinh tế nước ta (1897-1914) Câu 2. (4,0 điểm): Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới? Hướng đi của người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó? Theo em những hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc Việt Nam. Câu 3. (4,0 điểm): Trình bày những nét lớn về tình hình chính trị, kinh tế của nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới? Câu 4. (4,0 điểm): Nêu nhận xét của em về con đường thoát khỏi đại suy thoái của các nước tư bản châu Âu và nước Mỹ. Giải pháp thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929-1933 giữa hai nhóm nước Anh-Pháp-Mĩ và Đức-I-ta-li-a-Nhật Bản có gì khác nhau. Tại sao có sự khác nhau đó? ĐÁP ÁN I PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ĐA B B B B B B C A Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 ĐA B D A A B B B B II. PHẦN TỰ LUẬN Câu Nội dung Điểm 1 Nhận xét về Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp: - Chương trình khai thác diễn ra toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, thương nghiệp, tài chính…. 1
- Thực dân Pháp thực hiện nhiều thủ đoạn khai thác tàn bạo nhằm mục đích vơ vét tối đa sức người và sức của của nhân dân Đông Dương để làm giàu cho tư bản Pháp, khiến nền kinh tế Việt Nam và Đông Dương phát triển què quặt, phụ thuộc vào Pháp; Chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Ngu dân về giáo dục và đầu độc về văn hóa để phục vụ cho chính sách bóc lột về kinh tế và đảm bảo sự thống trị lâu dài của thực dân Pháp ở Việt Nam Phân tích tác động tích cực và hạn chế của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với nước ta (1897-1914) Tích cực:- Du nhập yếu tố kinh tế thị trường TBCN, làm xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới: công nghiệp, thương nghiệp….phá vỡ nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp. - Cơ sở hạ tầng có nhiều thay đổi: xuất hiện các đô thị, các nhà máy, xí nghiệp, các công xưởng, đường sắt, nhà ga * Hạn chế: - Tài nguyên thiên nhiên bị vơ vét bóc lột… - Kinh tế phát triển không cân đối: Nông nghiệp què quặt, lạc hậu; Công nghiệp chủ yếu là công nghiệp khai thác, chế biến, thiếu vắng công nghiệp nặng.. - Kinh tế Việt Nam phụ thuộc chặt chẽ vào kinh tế Pháp… 1 1 2 Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới? Hướng đi của người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó? Theo em những hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc Việt Nam. - Nguyên nhân: Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19 – 05 – 1890, trong một gia đình nhà nho yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Người sinh ra và lớn lên trong cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp. Chứng kiến hiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh nổ ra liên tiếp nhưng vẫn không đi đến thắng lợi. Đau xót trước cảnh nước mất nhà tan, sự thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX và sự đàn áp bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp, được sống trên mảnh đất quê hương có truyền thống chiến đấu bất khuất, tiếp thu truyền thống gia đình, có lòng yêu nước thương dân, căm thù thực dân xâm lược đã thúc đẩy Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc. Một trong những nhân tố tác động tới quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành chính là: bối cảnh thời đại và sự du nhập của văn minh phương Tây vào Việt Nam. Chính sự phát triển mạnh mẽ của các nước tư bản và ánh sáng của văn minh phương Tây đã thôi phúc Nguyễn Tất Thành đi sang phương tây để “xem các nước làm thế nào sau đó trở về giúp đồng bào” và tìm hiểu xem điều gì ẩn sau những khẩu hiệu Tự do - Bình đẳng - Bác ái mà thực dân Pháp tuyên truyền ở Việt Nam. 1 Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có những điểm gì mới, khác so với các sĩ phu yêu nước tiến bộ đầu thế kỉ XX - Hướng đi: Phan Bội Châu hướng sang Nhật Bản, Trung Quốc - các nước phương Đông “đồng chủng, đồng văn”. Nguyễn Tất thành sang phương Tây, trước hết là sang Pháp, quê hương của khẩu hiệu “tự do - bình đẳng - bác ái”, nước đế quốc đang thống trị, bóc lột đồng bào mình. - Cách đi: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh sang Nhật Bản bằng tiền vận động, quyên góp của đồng bào trong nước; Nguyễn Tất Thành ra đi bằng cách 1
“tự vô sản hóa mình”, tự lao động để kiếm sống và học tập, hòa nhập với cuộc sống của nhân dân lao động. - Cách tiếp cận các hệ tư tưởng mới: Nguyễn Tất Thành kết hợp nghiên cứu lí luận với khảo sát thực tiễn một cách thận trọng, khách quan để từng bước tích lũy kinh nghiệm, rút ra những kết luận quý báu (bạn, thù; bản chất của chủ nghĩa đế quốc...) làm cơ sở lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Cụ thể: Ngày 05/06/1911 tại Cảng Nhà Rồng Người ra đi tìm đường cứu nước. Người chọn Pháp là nơi đặt chân tới đầu tiên bởi theo Người muốn đánh đuổi kẻ thù phải có sự hiểu biết về kẻ thù. Người muốn tìm hiểu nước Pháp có thực sự “Tự do-bình đẳng-bác ái” hay không?. Trong nhiều năm sau đó, Người đã đi nhiều nước Á, Âu, Phi để kiếm sống và học tập, đến với chủ nghĩa Mác Lênin và cuộc cách mạng tháng Mười Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc – con đường cách mạng vô sản. - Ý nghĩa: hoạt động ra đi tìm đường cứu nước mới của Nguyễn Tất Thành là điều kiện tiên quyết đưa đến sự thành công của cách mạng VN. - Đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống dến với chủ nghĩa Mác- Lênin theo con đường cách mạng vô sản. - Mở đường giải quyết khủng hoảng về đường lối cứu nước giải phóng dân tộc Việt Nam, tạo ra một trong ba nhân tố cấu thành Đảng cộng sản Việt Nam (chủ nghĩa Mác- Lênin), nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. - Theo con đường cứu nước mà Nguyễn Ái Quốc đã chọn, từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đến nay đã căn cứ vào điều kiện cụ thể của nước ta và tình hình thế giới để đề ra đường lối đúng đắn, kịp thời và đã đưa dân tộc ta giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác: cách mạng tháng Tám, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đại thắng mùa xuân 1975. Ngày nay dân tộc việt Nam vẫn tiếp tục đi theo con đường mà Nguyễn Ái Quốc đã chọn để xây dựng đất nước Việt Nam trở thành một quốc gia: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. 1 3 Trình bày những nét lớn về tình hình chính trị, kinh tế của nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới? ♦ Tình hình chính trị - Về đối nội: + Trong những năm 20 của thế kỉ XX, Đảng Cộng hoà liên tục nắm chính quyền, đề cao sự phồn vinh của nền kinh tế, ngăn chặn các cuộc đấu tranh của công nhận, đàn áp những người có tư tưởng tiến bộ… + Năm 1930, Đảng Dân chủ giành thắng lợi trong cuộc bỏ phiếu bầu Quốc hội Mỹ. - Về đối ngoại: + Trong những năm 20 của thế kỉ XX, giới cầm quyền Mỹ theo đuổi lập trường chống Liên Xô, tiếp tục thực hiện học thuyết Mơn-rô (châu Mỹ của người châu Mỹ) để bành trướng, thậm chí can thiệp về quân sự khi cần thiết đối với khu vực Mỹ La-tinh. + Từ năm 1933, Chính phủ của Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven đã công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô, thực hiện chính sách “láng giềng thân thiện” đối với các nước Mỹ La-tinh. ♦ Sự phát triển kinh tế