Nội dung text BÀI 28. GLUCOSE VÀ SACCHAROSE - HS.docx
1 BÀI 28. GLUCOSE VÀ SACCHAROSE I. KHÁI NIỆM CARBOHYDRATE – Carbohydrate có: + Thành phần nguyên tố chỉ gồm C, H và O. + Công thức chung: C n (H 2 O) m (n ≥ m). – Công thức phân tử của một số carbohyrate: + Glucose: C 6 H 12 O 6 + Saccharose: C 12 H 22 O 11 + Tinh bột và cellulose: (C 6 H 10 O 5 ) n . a) Glucose C 6 H 12 O 6 (có nhiều trong quả nho chín) b) Saccharose C 12 H 22 O 11 (có nhiều trong cây mía) c) Tinh bột (C 6 H 10 O 5 ) n (có nhiều trong gạo, ngô, khoai, sắn,...) d) Cellulose (C 6 H 10 O 5 ) m (có nhiều trong bông) Hình. Một số loại carbohydrate và trạng thái tự nhiên II. GLUCOSE - Công thức phân tử: C 6 H 12 O 6 . - Khối lượng phân tử: 180. 1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí – Là chất rắn, tinh thể không màu, không mùi, dễ tan trong nước, có vị ngọt, nhưng không ngọt bằng đường mía.
3 Hình. Phản ứng tráng bạc của glucose b) Phản ứng lên men rượu Dưới tác dụng của enzyme, glucose bị lên men tạo thành ethylic alcohol. Phản ứng này được sử dụng để sản xuất bia, rượu hay các loại đồ uống có cồn khác. C 6 H 12 O 6 enzyme 2C 2 H 5 OH + 2CO 2 Hình. Rượu thu được từ quả nho 3. Ứng dụng Glucose cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho người và động vật; dùng để pha chế dịch truyền, tráng bạc, tráng ruột phích, sản xuất vitamin C ... III. SACCHAROSE - Công thức phân tử: C 12 H 22 O 11 . - Khối lượng phân tử: 342. 1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí – Là chất rắn, kết tinh, không màu, có vị ngọt, nóng chảy ở 185 o C, tan tốt trong nước, độ tan tăng theo nhiệt độ.
4 a) b) Hình. Đường saccharose (a) và công thức cấu tạo (b) – Saccharose là loại đường phổ biến nhất, có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Tùy vào nguồn gốc, các thương phẩm từ saccharose có tên là đường mía, đường thốt nốt... Trong nước ép mía, nồng đọ saccharose có thể đạt 13%. a) Củ cải đường b) Cây thốt nốt c) Cây mía Hình. Một số loại thực vật chứa nhiều saccharose 2. Tính chất hóa học – Ở nhiệt độ thích hợp, khi có mặt acid hoặc enzyme làm xúc tác, saccharose sẽ tác dụng với nước tạo thành glucose và fructose theo phương trình hoá học sau: C 12 H 22 O 11 + H 2 O acid/enzyme C 6 H 12 O 6 + C 6 H 12 O 6 Glucose Fructose => Phản ứng trên gọi là phản ứng thuỷ phân. – Fructose có cấu tạo phân tử khác với glucose và ngọt hơn glucose. Trong tự nhiên, đường fructose có nhiều trong mật ong. – Saccharose không có phản ứng tráng bạc nhưng sản phẩm có thể thực hiện phản ứng tráng bạc. 3. Ứng dụng – Saccharose đóng vai trò