PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Giáo án Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo- Kì 1.pdf

Giáo án Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo -- Zalo 0969325896 1 Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../.... BÀI 1: NHỮNG SẮC ĐIỆU THI CA (THƠ CỔ ĐIỂN VÀ LÃNG MẠN) Môn: Ngữ văn 12 – Lớp: Số tiết: 12 tiết I. MỤC TIÊU CHUNG BÀI 1 - Nhận biết dược một số đặc điểm cơ bản của phong cách cổ điển và lãng mạn qua các tác phẩm thơ trữ tình tiêu biểu. - Biết đánh giá phê bình văn bản dựa trên trải nghiệm và quan điểm của người đọc. - Vận dụng được kiến thức về lịch sử và kĩ năng tra cứu để sắp xếp một số tác phẩm tác giả lớn theo tiến trình lịch sử văn học; biết đặt tác phẩm trong bối cảnh sáng tác và bối cảnh hiện tại để có đánh giá phù hợp. - Phân tích được các đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ trang trọng và vận dụng được vào quá trình giao tiếp. - Viết được văn bản nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ trữ tình. - Nhận biết và bước đầu đánh giá được sự khác biệt về phong cách của hai tác phẩm thơ trữ tình. - Viết được văn bản nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ trữ tình. - Nhận biết và bước đầu đánh giá được sự khác biệt về phong cách của hai tác phẩm thơ trữ tình. - Tôn trọng sự khác biệt trong phong cách cá nhân. II. KIẾN THỨC NGỮ VĂN a. Mục tiêu: Nắm được những kiến thức cơ bản về phong cách cổ điển, phong cách lãng mạn, tiến trình lịch sử văn học. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến phong cách cổ điển và lãng mạn. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến phong cách cổ điển và lãng mạn.
Giáo án Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo -- Zalo 0969325896 2 d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Tri thức ngữ văn Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV đặt câu hỏi cho HS: + Em hiểu thế nào là phong cách? + Thế nào là phong cách cổ điển và thế nào là phong cách lãng mạn? Biểu hiện của nó trong thơ? + Hãy cho biết lịch sử tiến trình văn học Việt Nam? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS thảo luận để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. - GV mời một vài HS lên bảng trình bày, yêu cầu các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét, chốt kiến thức. I. Tìm hiểu chung - Phong cách + Phong cách là một tập hợp những nét độc đáo tương đối ổn định có giá trị thẩm mỹ trong sáng tác của một tác giả, một trường phái văn học, một thời đại hay một nền văn học. Đặc trưng phong cách được tạo thành từ quan niệm riêng về thế giới, con người, thể hiện qua hệ thống đề tài tư tưởng, cảm hứng, hình tượng nhân vật và thủ pháp nghệ thuật. - - Phong cách cổ điển + Có đặc điểm nổi bật là đề cao tính chất khuôn mẫu, chuẩn mực về tư tưởng (đạo lý, lý tưởng sống...) và nghệ thuật.... + Ở Trung Quốc và Việt Nam phong cách cổ điển gắn với quan niệm thiên nhân hợp nhất, hệ thống ngôn ngữ giàu tính ước lệ, giàu điển tích, điển cố. Thơ ca Đường và thơ trung đại Việt Nam theo phong cách này. - - Phong cách lãng mạn + Phong cách lãng mạn có đặc điểm là đề cao cảm xúc và trí tưởng tượng của con người, có khuynh hướng phá vỡ các quy phạm nhằm giải phóng con người cá nhân bộc lộ cá tính một cách tự do nhất.
Giáo án Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo -- Zalo 0969325896 3 + Ở Việt Nam phong cách lãng mạn phát triển thành một trào lưu lớn trong khoảng năm 1930- 1945 với phong trào thơ mới, văn xuôi tự lực văn đoàn, sáng tác của Nguyễn Tuân và nhiều nhà văn khác trước 1945, trào lưu này gắn với sự bứt phá khỏi những khuôn khổ thi luật và ngôn ngữ văn trung đại, giải phóng cái tôi thời hiện đại và cá tính sáng tạo của nhà văn. - Tiến trình lịch sử văn học + Là hệ thống tác giả, tác phẩm với sự hình thành tồn tại, thay đổi phát triển qua các thời kì lịch sử bao gồm: cổ đại, trung đại, hiện đại... + Lịch sử văn học viết của Việt Nam tính từ thế kỉ X đến nay bao gồm có văn học trung đại và hiện đại. • Văn học trung đại chia thành 4 giai đoạn: từ thế kỉ X đến thể kỉ XV; giai đoạn đầu thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVII; giai đoạn từ đầu thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX và giai đoạn nửa cuối thế kỉ XX đến CMT8 năm 1945 và thời kì từ CMT8-1945 đến nay.
Giáo án Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo -- Zalo 0969325896 4 Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../... TIẾT : VĂN BẢN HOÀNG HẠC LÂU I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - HS nhận biết được đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được bố cục, phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài Hoàng hạc lâu. Từ đó hình thành, rèn luyện năng lực đọc hiểu một tác phẩm thơ đường luật. - Nỗi niềm tiếc thương một quá khứ đã qua đi. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh đề hiểu về nét cổ kính trong thơ đường luật. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản Hoàng Hạc lâu. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề. Năng lực đặc thù - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Hoàng hạc lâu. - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận cá nhân về văn bản Hoàng hạc lâu. 3. Phẩm chất - Nỗi niềm hoài cảm về những giá trị một thời vàng son. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Giáo án - SGK, SGV Ngữ văn 12;

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.