Nội dung text BAI TAP Vat ly dai cuong - DC1DT21 - SV.pdf
Bộ môn Vật lý – Khoa KHƯD 1 HỆ THỐNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI TỰ LUYỆN Môn: Vật lý đại cương 1 (DC1DT21) MODULE 1: CƠ HỌC CHUYỂN ĐỘNG Dạng 1. Chuyển động thẳng Câu 1. Chọn phát biểu đúng. Trong công thức của chuyển động thẳng nhanh dần đều: A. v luôn luôn dương. B. a luôn dương. C. a luôn cùng dấu với v. D. a luôn ngược dấu với v. Câu 2. Một xe máy đang đi với v = 50,4 km/h bỗng người lái xe thấy có ổ gà trước mắt cách xe 24,5 m. Người ấy phanh gấp và xe đến ổ gà thì dừng lại. Gia tốc của xe là A. 2 a m s 2 / B. 2 a m s 8 / C. 2 a m s 0,57 / D. 2 a m s 4 / Câu 3. Phương trình chuyển động của một vật là: 2 x t t 6 18 12 cm, thời gian t đo bằng giây. Vận tốc của vật đó ở thời điểm t = 2s là A. -12 cm/s. B. 0 cm/s. C.6 cm/s. D. 10 cm/s. Câu 4. Một xe máy đang đi với v = 50,4 km/h bỗng người lái xe thấy có ổ gà trước mắt cách xe 24,5m. Người ấy phanh gấp và xe đến ổ gà thì dừng lại. Thời gian kể từ lúc bắt đầu hãm phanh đến lúc xe dừng hẳn là A. 3,5 s. B. 1,8 s. C. 2,0 s. D. 3,0 s. Câu 5. Một xe ôtô chuyển động thẳng nhanh dần đều với o v = 10,8 km/h. Trong giây thứ 6 xe đi được quãng đường 14 m. Gia tốc của ôtô là A. 2 0,22 / m s B. 2 2 / m s C. 2 1 / m s D. 2 0,5 / m s Câu 6. Một xe lửa dừng lại hẳn sau 20 s kể từ lúc bắt đầu hãm phanh. Trong thời gian đó xe chạy được 120 m. Vận tốc của xe lúc bắt đầu hãm phanh và gia tốc của xe lần lượt là A. 2 12 / 0,6 / o v m s a m s B. 2 10 / 0,5 / o v m s a m s C. 2 16 / 0,8 / o v m s a m s D. 2 20 / 1,0 / o v m s a m s Dạng 2. Chuyển động tròn Câu 7. Xe đạp của một vận động viên chuyển động thẳng đều với v = 36 km/h. Biết bán kính của lốp bánh xe đạp là 32,5 cm. Chu kì chuyển động của một điểm trên lốp xe là A. 20,42 s B. 0,0567 s C. 0,2042 s D. 5,67 s Câu 8. Một vật chuyển động nhanh dần đều trong 10 s với vận tốc ban đầu o v = 0, gia tốc 2 a m s 4 / . Quãng đường vật đi được trong 2 s cuối cùng là A. 72 m. B. 8 m. C. 128 m. D. 200 m. Câu 9. Một đoàn tàu giảm tốc độ để đi qua một chỗ rẽ, giảm từ 90,0 km/h đến 50,0 km/h trong vòng 15,0 s khi qua chỗ uốn cong. Bán kính cong là 150 m. Giả sử tàu chạy chậm dần đều. Tại thời điểm tốc độ đoàn tàu đạt 50,0 km/h, gia tốc của tàu là: A. 2 1,48 / m s B. 2 1,284 / m s C. 2 0,74 / m s D. 2 16,87 / m s Câu 10. Một bánh xe bán kính 10 cm, lúc đầu đứng yên và sau đó quay quanh trục đối xứng của nó với gia tốc góc bằng 1,57 rad/s2 . Vận tốc góc và vận tốc dài của một điểm trên vành bánh xe sau 1 phút là A. 94,2 / 9,42 / rad s v m s B. 1,57 / 15,7 / rad s v m s C. 1,57 / 0,157 / rad s v m s D. 94,2 / 942 / rad s v m s Câu 11. Một bánh xe bán kính 10 cm, lúc đầu đứng yên và sau đó quay quanh trục đối xứng của nó với gia tốc góc bằng 1,57 rad/s2 . Gia tốc toàn phần của một điểm trên vành bánh xe sau 1 phút là A. 2 88,736 / m s B. 2 29,22 / m s C. 2 887,36 / m s D. 2 292,2 / m s
Bộ môn Vật lý – Khoa KHƯD 2 Câu 12. Một chiếc xe rời khỏi điểm dừng và có gia tốc không đổi 2 0,3 / m s song song với mặt đường. Xe đi qua một đỉnh dốc có dạng một cung tròn bán kính 500 m. Tại thời điểm xe ở đỉnh dốc, véc tơ vận tốc của nó hướng theo phương ngang và có độ lớn 6,0 m/s. Góc hợp bởi véctơ gia tốc toàn phần của xe tại thời điểm này so với phương ngang là A. 76,5o B. 13,5o C. 18,5o D. 71,5o Câu 13. Một bánh xe đang quay với vận tốc 300 vòng/phút thì bị hãm và bắt đầu quay chậm dần đều. Sau 1 phút, bánh xe có vận tốc 180 vòng/phút. Số vòng bánh xe quay được sau 1 phút kề từ khi bắt đầu bị hãm là A. 480 vòng. B. 480 vòng. C. 240 vòng. D. 240 vòng. Câu 14. Một bánh xe đang quay với vận tốc 300 vòng/phút thì bị hãm và bắt đầu quay chậm dần đều. Sau 1 phút, bánh xe có vận tốc 180 vòng/phút. Thời gian kể từ lúc bắt đầu hãm phanh cho đến khi xe dừng hẳn là A. 90 s. B. 20 s. C. 120 s. D. 150 s. Câu 15. Xe đạp của một vận động viên chuyển động thẳng đều với v = 36 km/h. Biết bán kính của lốp bánh xe đạp là 32,5 cm. Gia tốc hướng tâm tại một điểm trên lốp xe là A. 2 307,7 / m s B. 2 30,77 / m s C. 2 39,88 / m s D. 2 398,8 / m s Dạng 3. Rơi tự do và Chuyển động ném Câu 16. Một hòn đá được ném từ đỉnh của một tháp cao 25 m theo phương ngang với vận tốc ban đầu là 0 v m s 15 / . Bỏ qua sức cản không khí, lấy 2 g m s 10 / . Tầm bay xa của hòn đá khi chạm mặt đất là A. 35 m B. 75 m C. 50 m D. 33,5 m Câu 17. Một vật được ném theo phương ngang từ độ cao h = 80 m, có tầm ném xa là 120 m. Bỏ qua không sức cản khí, lấy 2 g m s 10 / . Vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất là A. 50 m/s B. 160,2 m/s C. 41,2 m/s D. 45 m/s Câu 18. Một vận động viên trượt tuyết nhảy khỏi đoạn đường trượt theo hướng ngang với tốc độ 25,0 m/s như hình vẽ. Góc nghiêng là 35,0o . Bỏ qua sức cản không khí, lấy 2 g m s 10 / . Tầm xa của cô ấy trên đường trượt là A. 87,5 m B. 182,1 m B. C. 200,0 m D. 50,0 m Dạng 3. Các lực cơ học Câu 19. Chọn phát biểu sai A. Vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất do lực hấp dẫn đóng vai trò lực hướng tâm. B. Xe chuyển động vào một đoạn đường cong (khúc cua), lực đóng vai trò hướng tâm luôn là lực ma sát . C. Xe chuyển động đều đi qua đỉnh một cầu vồng lên, hợp lực của trọng lực và phản lực vuông góc đóng vai trò lực hướng tâm. D. Vật nằm yên đối với mặt bàn nằm ngang đang quay đều quanh trục thẳng đứng thì lực ma sát nghỉ đóng vai trò lực hướng tâm. Câu 20. Một vật trượt có ma sát trên một mặt tiếp xúc nằm ngang. Nếu vận tốc của vật đó tăng 2 lần thì độ lớn lực ma sát trượt giữa vật và mặt tiếp xúc sẽ: A. tăng 2 lần. B. tăng 4 lần. C. giảm 2 lần. D. không đổi. Câu 21. Chọn phát biểu đúng. Người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ A. Lực của búa tác dụng vào đinh lớn hơn lực đinh tác dụng vào búa. B. Lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn bằng lực của đinh tác dụng vào búa.
Bộ môn Vật lý – Khoa KHƯD 3 C. Lực của búa tác dụng vào đinh nhỏ hơn lực đinh tác dụng vào búa. D. Tùy thuộc đinh di chuyển nhiều hay ít mà lực do đinh tác dụng vào búa lớn hơn hay nhỏ hơn lực do búa tác dụng vào đinh. Câu 22. Biểu thức của lực quán tính tác dụng lên chất điểm là A. F mA qt , A là gia tốc của hệ quy chiếu. B. F mA qt , A là gia tốc của hệ quy chiếu. C. F ma qt , a là gia tốc của chất điểm. D. F ma qt , a là gia tốc của chất điểm. Câu 23. Độ lớn của lực quán tính li tâm được tính theo biểu thức A. F mA qtlt ht . B. 2 F m r qtlt . C. 2 qtlt m F r . D. 2 F mv r qtlt . Câu 24.Chọn phát biểu sai khi nói về lực quán tính A. Lực quán tính tỉ lệ với gia tốc của vật. B. Lực quán tính tỉ lệ với khối lượng của vật. C. Lực quán tính chỉ xuất hiện trong hệ quy chiếu không quán tính. D. Lực quán tính ngược chiều với gia tốc của hệ quy chiếu không quán tính. Câu 25. Một vật khối lượng 200g treo vào lực kế trong một thang máy chuyển động biến đổi đều. Số chỉ của lực kế là 1,6N. Lấy g=10m/s2 . Độ lớn gia tốc chuyển động của thang máy là A. 8 m/s2 B. 2 m/s2 C. 1 m/s2 D. 4 m/s2 Dạng 4. Động lực học chất điểm Câu 26. Nếu một vật đang chuyển động mà tất cả các lực tác dụng vào nó bỗng nhiên ngừng tác dụng thì vật A. chuyển động chậm dần rồi dừng lại. B. lập tức dừng lại. C. chuyển ngay sang trạng thái chuyển động thẳng đều. D. chuyển động chậm dần trong một thời gian, sau đó sẽ chuyển động thẳng đều. Câu 27. Một ôtô có khối lượng 2500kg đang chuyển động với vận tốc 10m/s thì bị hãm phanh. Xe chuyển động chậm dần đều và đi được quãng đường 25m thì dừng hẳn. Hỏi lực hãm xe ôtô bằng bao nhiêu? A. 4500N B. 5500N C. 5000N D. 50000N Câu 28. Một vật có vận tốc đầu có độ lớn là 10m/s trượt trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là 0,10. Hỏi vật đi được 1 quãng đường bao nhiêu thì dừng lại? Lấy g = 10m/s2 . A. 20m B. 50m C. 100m D. 500m Câu 29. Một vật có khối lượng 2kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đó đi được 200cm trong thời gian 2s. Độ lớn hợp lực tác dụng vào nó là A. 4N B. 1N C. 2N D. 100N. Câu 30. Một ô tô khối lượng m =2 tấn chạy trên đoạn đường phẳng có hệ số ma sát là 0,1 . Lấy g=9,8m/s2 . Tính lực kéo của động cơ ô tô khi ô tô chạy nhanh dần đều với gia tốc 2 m/s2 trên đoạn đường nằm ngang. A. 2040 N. B. 4000 N. C. 1960 N. D. 5960 N. Câu 31. Một ô tô khối lượng m = 1 tấn chạy trên đoạn đường phẳng có hệ số ma sát là 0,1 . Lấy g=9,8m/s2 . Tính lực kéo của động cơ ô tô khi ô tô chạy trên đường dốc với vận tốc không đổi. Mặt đường có độ dốc không đổi 4% (góc nghiêng α của mặt đường có sinα=0,04) A. 9800 N. B. 980,6 N. C. 392 N. D. 1371,2 N. Câu 32. Một xe hơi chạy trên đường cao tốc với vận tốc có độ lớn là 15m/s. Lực hãm có độ lớn 3000N làm xe dừng trong 10s. Khối lượng của xe là A. 1500 kg B. 2000kg C. 2500kg D. 3000kg.
Bộ môn Vật lý – Khoa KHƯD 4 Câu 33. Một kỹ sư xây dựng muốn thiết kế một đoạn đường cong để xe ô tô không lệ thuộc vào lực ma sát mà vẫn không bị trượt khi chuyển động quanh đoạn đường cong. Nghĩa là, một chiếc xe đang chuyển động với vận tốc quy định có thể đi qua được đoạn đường cong này ngay cả khi đoạn đường phủ đầy băng. Một đoạn đường đáp ứng được những tiêu chí này cần được làm nghiêng, hướng vào bên trong đường cong như hình. Giả sử vận tốc giới hạn trên đường là 13,4 m/s và bán kính cong là 35,0 m. Xác định góc nghiêng của mặt đường. Lấy 2 g m s 10 / . A. 27o B. 13,8o C. 0,96o D. 0, 48o Câu 34. Một ôtô khối lượng 2 tấn (coi là chất điểm) chuyển động với vận tốc 36km/h trên chiếc cầu vồng lên có dạng một cung tròn, bán kính R = 50m. Áp lực của ôtô lên cầu tại điểm cao nhất tính theo kN là (lấy g =10m/s2 ) : A.16 B. 24 C.20 D. 3,184 Câu 35. Một phi công lái máy bay thực hiện một vòng nhào lộn có bán kính 200 m trong mặt phẳng thẳng đứng . Vận tốc của máy bay có độ lớn không đổi và bằng 360 km/h. Khối lượng của phi công là 75 kg. Lấy gia tốc trọng trường là g = 9,8 2 m s/ . Hãy xác định lực nén của phi công tác dụng lên ghế ngồi tại điểm thấp nhất của vòng nhào lộn. (Chú ý: Người ở phía trên so với ghế). A. 4485 N. B. 485 N. C. 735 N. D. 3750 N. Câu 36. Một phi công lái máy bay thực hiện một vòng nhào lộn có bán kính 200 m trong mặt phẳng thẳng đứng . Vận tốc của máy bay có độ lớn không đổi và bằng 360 km/h. Khối lượng của phi công là 75 kg. Lấy gia tốc trọng trường là g = 9,8 2 m s/ . Hãy xác định lực nén của phi công tác dụng lên ghế ngồi tại điểm cao nhất của vòng nhào lộn. (Chú ý: Người ở phía dưới so với ghế). A. 3015 N. B. 3845 N. C. 735 N. D. 3750 N. Câu 37. Một vật nhỏ khối lượng m=1 kg được đặt trên một đĩa phẳng ngang cách trục quay của đĩa một khoảng r=0,5m. Hãy xác định giá trị của lực ma sát để vật được giữ yên trên mặt đĩa khi đĩa quay với vận tốc n=12 vòng/phút. A. 0,879 N. B. 72 N. C. 0,628 N. C. 0,789 N. Câu 38. Một vật nhỏ khối lượng m = 1kg được đặt trên một đĩa phẳng ngang cách trục quay của đĩa một khoảng r = 0,5m. Hệ số ma sát giữa vật và mặt đĩa là μ = 0,25. Hãy xác định với vận tốc góc nào của đĩa quay thì vật bắt đầu trượt trên đĩa. Lấy 2 g m s 10 / . A. 0,42 rad/s. B. 4,47 rad/s. C. 1,12 rad/s. D.2,24 rad/s. Câu 39. Một xe ô tô con chuyển động trên đoạn đường cong và phẳng như hình vẽ. Nếu bán kính cong là 35,0 m và hệ số ma sát nghỉ giữa các lốp xe và mặt đường khô là 0,523. Hãy tìm vận tốc tối đa mà xe có thể đạt được và vẫn còn rẽ hướng được ( 2 g m s 9,8 ). A. 13,4 m/s. B. 26,8 m/s. C. 6,8 m/s. D. 179,4 m/s. Dạng 5. Dao động cơ Câu 40. Dao động của con lắc đồng hồ là A. dao động cưỡng bức B. dao động tắt dần C. dao động điện từ D. dao động duy trì Câu 41. Một vật dao động điều hòa có chu kì là T. Nếu chọn gốc thời gian t = 0 lúc vật qua vị trí cân bằng, thì trong nửa chu kì đầu tiên, vận tốc của vật bằng không ở thời điểm A. T t . 6 B. T t . 4 C. T t . 8 D. T t . 2