Nội dung text 04. 2024-2025 HSG 11 Hà Tĩnh - File đề.docx
Trang 1 / 4 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi có 04 trang, gồm 10 câu) KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn thi: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 150 phút. Cho biết nguyên tử khối: H=1; C=12; O=16; S=32; Ca=40. Câu 1. (2,0 điểm) 1) Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai (không cần giải thích)? a. Quá trình ngâm quả bồ kết vào nước nóng để tách lấy tinh dầu bồ kết (dùng gội đầu) đã áp dụng phương pháp chiết. b. Hỗn hợp X gồm các alkane: pentane (t s = 36,1 o C), heptane (t s = 98,4 o C), octane (t s = 125,7 o C) và nonane (t s = 150,8 o C). Có thể tách riêng các chất đó bằng phương pháp chưng cất. c. Menthol (mùi bạc hà) có công thức là C 10 H 18 O, chỉ chứa một liên kết đôi. Vậy Menthol có cấu tạo mạch hở. d. Các chất CH≡C-CH 3 và CH 2 =CH-CH=CH 2 thuộc cùng dãy đồng đẵng. 2) Nêu hiện tượng và giải thích ngắn gọn kết quả thu được từ các thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Cho vào một ống nghiệm 3 chất lỏng (1,5 mL dung dịch HNO 3 đặc, 2 mL dung dịch H 2 SO 4 đặc và 1 mL benzene), lắc đều, ngâm trong cốc nước 60 0 C trong 5 phút, rót sản phẩm vào cốc nước lạnh. Thí nghiệm 2: Cho hai ống nghiệm, mỗi ống đựng 4 mL nước bromine (màu vàng nhạt). Thêm vào ống thứ nhất 2 mL hexane và vào ống thứ hai 2 mL hex-2-ene, sau đó lắc nhẹ cả hai ống nghiệm, rồi để yên. Câu 2. (2,0 điểm) 1) a. Giải thích vì sao đơn chất phosphorus hoạt động mạnh hơn đơn chất nitrogen? b. Giải thích vì sao hầu hết các phản ứng của sulfur với các chất chỉ xảy ra khi đun nóng? c. Một bình chứa khí NH 3 bị lẫn hơi nước. Trình bày phương pháp làm khan bình chứa khí NH 3 nói trên. d. Hãy giải thích tại sao NH 3 có khả năng tạo phức chất với một số cation kim loại như Cu 2+ , Zn 2+ , Ag + . 2) Carbon monoxide thay thế oxygen trong hemoglobin theo phản ứng: HbO 2 (aq)+ CO(aq) ⇌ HbCO(aq) + O 2 (aq) Tại nhiệt độ trung bình trong cơ thể, hằng số cân bằng của phản ứng trên là K C = 170. Giả sử một hỗn hợp không khí bị ô nhiễm carbon monoxide ở mức 0,1% (theo thể tích). Coi không khí chứa 20,0% oxygen về thể tích; tỉ lệ oxygen và carbon monoxide hoà tan trong máu giống với tỉ lệ của chúng trong không khí. a. Tính tỉ lệ HbCO so với HbO 2 trong máu của người bị nhiễm carbon monoxide nói trên. b. Em có nhận xét gì về tính độc của khí CO? Câu 3. (2,0 điểm) 1) Muối A là hợp chất ion, có màu trắng, khoáng vật của A trong tự nhiên được gọi là “Diêm tiêu”. Nhiệt phân muối A trong không khí thu được chất rắn A 1 và khí không màu B có khả năng làm bùng cháy tàn đóm đỏ. Khi cho A 1 phản ứng với dung dịch chứa hỗn hợp HI và H 2 SO 4 , thu được sản phẩm bao gồm iodine, nước, muối D và khí không màu A 2 . A 2 nhanh chóng bị hóa nâu trong không khí tạo thành khí A 3 có màu nâu đỏ. Khi cho A 3 tác dụng với dung dịch KOH thu được hỗn hợp 2 muối A 4 và A 5 . Xác định công thức hóa học của các chất A, A 1 , A 2 , A 3 , A 4 , A 5 , B, D. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. 2) Có 4 lọ hóa chất mất nhãn được kí hiệu là A, B, C, D. Mỗi lọ đựng một trong các dung dịch: HCl, NaHSO 4 , BaCl 2 , NaHSO 3 . Để xác định hóa chất trong mỗi lọ, người ta tiến hành các thí nghiệm và thấy hiện tượng như sau: - Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch B thấy xuất hiện kết tủa. - Cho dung dịch B hay D tác dụng với dung dịch C đều thấy có bọt khí không màu, mùi hắc bay ra. - Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch A thì không thấy hiện tượng gì.
Trang 2 / 4 Hãy biện luận để xác định hóa chất đựng trong các lọ A, B, C, D. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. Câu 4. (2,0 điểm) 1) Hãy sắp xếp các hợp chất cho dưới đây theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi. Giải thích. (CH 3 ) 4 C (A); CH 3 [CH 2 ] 4 CH 3 (B); (CH 3 ) 2 CHCH(CH 3 ) 2 (X); CH 3 [CH 2 ] 3 CH 2 OH (Y); (CH 3 ) 2 C(OH)CH 2 CH 3 (Z). 2) Kết quả phân tích nguyên tố một hợp chất hữu cơ X thu được 66,67% carbon, 11,11% hydrogen và còn lại là oxygen (về khối lượng). Trên phổ khối lượng (MS) của X thấy xuất hiện tín hiệu của ion phân tử [M + ] có giá trị m/z = 72. a. Xác định công thức phân tử của X. b. Vẽ cấu trúc các đồng phân lập thể của X và chỉ rõ trong các đồng phân lập thể đó: - Đồng phân nào là đồng phân hình học? - Đồng phân nào là đồng phân quang học? - Đồng phân nào vừa là đồng phân hình học, vừa là đồng phân quang học? Câu 5. (2,5 điểm) 1) Cho các chất lỏng: toluene, styrene, hex-1-yne và benzene được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T lần lượt tác dụng với các thuốc thử: dung dịch AgNO 3 trong NH 3 ; dung dịch KMnO 4 . Hiện tượng các thí nghiệm được ghi ở bảng sau: Thuốc thử X Y Z T Dung dịch AgNO 3 trong NH 3 Không phản ứng Kết tủa vàng nhạt (2) Không phản ứng Không phản ứng Dung dịch KMnO 4 Mất màu khi đun nóng (1) Mất màu ở nhiệt độ thường Không phản ứng Mất màu ở nhiệt độ thường (3) Xác định X, Y, Z, T và viết phương trình hóa học của các phản ứng (1), (2), (3). 2) X và Y là hai hợp chất hữu cơ đồng phân của nhau có phân tử khối nhỏ hơn 250 và chỉ chứa 2 nguyên tố. Biết X phản ứng được với AgNO 3 trong NH 3 và X cộng H 2 O khi có mặt HgSO 4 trong môi trường acid. Ozon phân X thu được Z có công thức cấu tạo: (CH 3 ) 3 C-CH 2 -CH(COOH)-CH(COOH)-CH 2 COOH. Phân tích m gam Y thu được m gam H 2 O. Y không tác dụng với Br 2 khan khi có bột sắt. Đun nóng hơi Y với Cl 2 chiếu sáng thu được một dẫn xuất monochloro duy nhất. Mặt khác nếu đun nóng Y với dung dịch KMnO 4 dư thu được dung dịch chứa chất T. Cho T tác dụng với HCl thu được acid hữu cơ M chứa vòng benzene. Xác định công thức cấu tạo của X, Y, T, M. Câu 6. (2,0 điểm) Có hai công nghệ sản xuất nhiệt điện là nhiệt điện khí và nhiệt điện than. So với nhiệt điện than thì nhiệt điện khí thân thiện với môi trường hơn. Sắp tới khi xây dựng nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 3, Hà Tĩnh đã đề xuất với bộ Công thương chuyển đổi sang sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên hóa lỏng LNG. 1) Một nhà máy nhiệt điện khí có sản lượng điện 10 6 kW.h/ngày (1 Kw.h = 3600 kJ), sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng LNG (chứa 94% CH 4 , 6% C 2 H 6 về thể tích) làm nhiên liệu. Tính khối lượng LNG (tấn) cần cung cấp cho nhà máy trong một ngày. Biết năng lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol CH 4 là 890 kJ; 1 mol C 2 H 6 là 1560kJ và 64% nhiệt lượng tỏa ra của quá trình đốt cháy được chuyển hóa thành điện năng. 2) So với nhà máy nhiệt điện than (sử dụng than đá làm nhiên liệu) có cùng sản lượng thì điện khí LNG sẽ giảm được bao nhiêu % khí thải CO 2 ? Biết rằng với nhiệt điện than chỉ 40% nhiệt lượng tỏa ra của quá trình đốt cháy hoàn toàn than đá được chuyển hóa thành điện năng, năng lượng tỏa ra khi đốt cháy 1 tấn than đá là 3.10 7 kJ. Câu 7. (2,0 điểm) Quy trình chuẩn độ dung dịch A gồm Na 2 CO 3 0,04 M và NaHCO 3 0,04 M như sau: Lấy 10,0 mL dung dịch trên cho vào bình tam giác, thêm vài giọt chất chỉ thị X và chuẩn độ bằng dung dịch HCl 0,04 M đến khi dung dịch đổi màu thì dừng lại. Thêm tiếp vài giọt chất chỉ thị Y vào dung dịch thu được ở trên. Chuẩn độ tiếp bằng dung dịch HCl 0,04 M đến khi dung dịch đổi màu.