Nội dung text Chủ đề 3. Chiến tranh bảo vệ tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam.docx
Câu 13. Câu: “Hiền tài là nguyên khí của nhà nước, nguyên khí mạnh thì trị đạo mới thịnh; khoa mục là đường thẳng của quan trường, đường thẳng mở thì chân nho mới có” phản ánh rõ nét về A. chính sách coi trọng nhân tài và đào tạo quan lại qua khoa cử dưới thời Lê. B. việc đề cao, coi trọng nhân tài qua thi cử, không chấp nhận tiến cử người tài. C. quá trình tuyển chọn quan lại chỉ cần người tài thông qua khoa cử của Lê Lợi. D. nghĩa vụ, trách nhiệm của nhân tài đối với đất nước dưới thời vua Lê Thánh Tông. Câu 14. Một trong những nhân tố quyết định cho thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam là gì? A. Kết hợp đấu tranh quân sự và ngoại giao. B. Đa phương hoá trong quan hệ quốc tế. C. Huy động được sức mạnh toàn dân tộc. D. Chủ trương giành thắng lợi từng bước. Câu 15. Thắng lợi của cuộc kháng chiến nào sau đây đã kết thúc hơn 1 000 năm đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc, đồng thời mở ra thời kì độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc Việt Nam? A. Kháng chiến chống quân Nam Hán. B. Kháng chiến chống quân Tống lần 1. C. Kháng chiến chống quân Tống lần 2. D. Kháng chiến chống quân Mông Cổ. Câu 16. Nghệ thuật “Tiên phát chế nhân” của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075 – 1077) được hiểu là A. sử dụng lối “điều địch để đánh địch”. B. chủ động tấn công trước để chế ngự kẻ thù. C. vây thành để tiêu diệt quân tiếp viện. D. xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt. Câu 17. Trong lịch sử chống ngoại xâm, chiến thắng nào sau đây diễn ra vào thời điểm mùa xuân của đất nước? A. Kháng chiến chống quân Thanh (1789). B. Kháng chiến chống quân Nguyên (1288). C. Kháng chiến chống quân Nam Hán (938). D. Kháng chiến chống quân Nguyên (1285).