CÂU HỎI THI MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 1. Trình bày nguồn gốc (cơ sở) hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong các nguồn gốc đó, nguồn gốc nào chủ yếu nhất, quyết định bước phát triển về chất của tư tưởng Hồ Chí Minh? Tại sao? ⟶ Tr 33 Trong các nguồn gốc đó, nguồn gốc chủ nghĩa Mác – Lênin quyết định bước phát triển về chất của tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc Hồ Chí Minh tiếp thu bản Luận cương của Lênin tháng 7-1x920 và trở thành người cộng sản vào cuối năm đó đã tạo nên bước ngoặt căn bản trong tư tưởng của Người. Thế giới quan và phương pháp luận Mác – Lênin đã giúp Hồ Chí Minh nhìn nhận, đánh giá phân tích tổng kết các học thuyết, tư tưởng, đường lối các cuộc cách mạng một cách khoa học; cùng với kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của mình để đề ra con đường cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn. 2. Trình bày các giai đoạn hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong những giai đoạn đó, giai đoạn nào tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa vạch đường đi cho cách mạng Việt Nam? Hãy chứng minh. ⟶ Tr 50 Giai đoạn 1911 - 1920 có ý nghĩa vạch đường đi cho cách mạng Việt Nam. Chứng minh: Năm 1911, Bác sang Pháp, sau đó sang Anh, Mỹ. Năm 1913, Người từ Mỹ quay lại Anh tham gia công đoàn thuỷ thủ Anh. Năm 1917, Người từ Anh lại sang Pháp vào lúc nổ ra cách mạng Tháng Mười Nga, Pa-ri sôi động tìm hiểu cách mạng tháng Mười. Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc ra nhập Đảng xã hội Pháp. Tháng 8/1919, Bác gửi bản yêu sách của nhân dân An-nam đến hội nghị Véc- xay. Đại hội XVIII Đảng xã hội Pháp thảo luận vấn đề gia nhập Quốc tế III, ngày 30/12/1920 Hồ Chí Minh biểu quyết tán thành Đảng cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản. Giai đoạn này đánh dấu sự phát triển vượt bậc thế giới quan của Hồ Chí Minh từ giác ngộ chủ nghĩa dân tộc đến giác ngộ chủ nghĩa Mác- Lênin, từ chiến sĩ chống thực dân trở thành chiến sĩ cộng sản Việt Nam. Đây là giai đoạn quan trọng có ý nghĩa vạch đường cho cách mạng Việt Nam. 3. Trình bày những luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc? Để thực hiện luận điểm: Kết hợp nhuần nhuyễn vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp, độc lập dân tộc và CNXH, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế của Hồ Chí Minh trong tình hình hiện nay chúng ta phải làm gì? ⟶ Trang 73
4. Trình bày những luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc? Bằng lý luận và thực tiễn hãy chứng minh rằng, luận điểm: CMGPDT cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước CMVS ở “chính quốc” là một sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh? ⟶Trang 80, 3 sáng tạo 5. Trình bày quan niệm của Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất và động lực của chủ nghĩa xã hội? Theo anh (chị) trong công cuộc đổi mới đất nước ta hiện nay, động lực nào là quan trọng nhất? Để phát huy động lực đó chúng ta phải làm gì? Trang 97, 104 6. Phân tích những luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc? Để xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện nay đòi hỏi chúng ta phải làm gì? Nâng cao tinh thần yêu nước và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Tiếp tục thể chế hóa phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thành những chính sách, quy chế, quy định cụ thể để Nhân dân phát huy quyền làm chủ và thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội Phát huy sức mạnh sáng tạo to lớn của các tầng lớp Nhân dân, đoàn viên, hội viên góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Trong công cuộc đổi mới đất nước, đường lối, chủ trương của Ðảng, Nhà nước về ĐĐK toàn dân tộc ngày càng được hoàn thiện và thể chế hóa bằng các chính sách, pháp luật. Các tầng lớp nhân dân đã nỗ lực chung sức, chung lòng cùng Ðảng, Nhà nước vượt qua khó khăn, thử thách, giữ vững sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và tiếp tục nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Chính trong cơn hoạn nạn vì đại dịch, tính nhân văn của người Việt Nam được lan tỏa rộng khắp và ĐĐK dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục được phát huy. Nhờ sự huy động kịp thời, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, việc thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 đã diễn ra ở quy mô chưa có tiền lệ và đạt được những kết quả tích cực.
Downloaded by 24.Qu?nh Nhung (
[email protected]) Kết quả đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng có một nguyên nhân không thể phủ nhận đó là tinh thần đoàn kết của cả dân tộc... Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra các chủ trương và giải pháp chủ yếu để xây dựng khối ĐĐK toàn dân tộc. Đó là thực hiện tốt chính sách xã hội, tạo điều kiện cho mọi giai cấp, tầng lớp xã hội phát triển vững mạnh. Cùng với phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, việc tăng cường đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí cũng được Đảng ta xác định là cơ sở để tạo sự đồng thuận xã hội, đồng thuận giữa nhà nước và nhân dân, qua đó tăng cường khối ĐĐK toàn dân tộc. Thực tế trong công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo, bảo đảm lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân, thực hiện tốt chính sách xã hội, thể hiện sự ưu việt của chế độ xã hội nước ta. Thực hiện tốt chính sách xã hội không chỉ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn là một trong những yếu tố quyết định sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. 7. Trình bày nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại? Để kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại một cách hiệu quả trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi chúng ta phải chú ý những vấn đề gì? Trong Văn kiện Đại hội XII, Đảng ta nêu quan điểm: “Kết hợp phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”(1) . Trong Văn kiện Đại hội XIII, Đảng ta xác định tư tưởng về kết hợp SMDT với SMTĐ ngay trong chủ đề Đại hội: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa(2) .Điều này cho thấy, việc kết hợp SMDT với SMTD là một trong những vấn đề hệ trọng được quan tâm nhất trong công tác lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng và bảo vệ là quy luật của mọi quốc gia dân tộc, là đường hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam. Xét ở phương diện bảo vệ Tổ quốc, thì xây dựng, phát triển toàn diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh là cơ sở, tiền đề, là phương thức để bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN. Đến lượt nó, bảo vệ vững chắc Tổ quốc là điều kiện rất quan trọng để xây dựng, phát triển đất nước theo định hướng XHCN. Mặt khác, trong xây dựng cũng hàm chứa nội dung bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Đảng ta nhấn mạnh: “Xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành một nước phát triển, theo định hướng XHCN” KẾT HỢP CHẶT CHẼ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VỚI QUỐC PHÒNG – AN NINH, ĐỐI NGOẠI PHÁT HUY CAO ĐỘ NỘI LỰC, CHỦ ĐỘNG VÀ TÍCH CỰC HỘI NHẬP QUỐC TẾ XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HÒA BÌNH, GIỮ VỮNG ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
Downloaded by 24.Qu?nh Nhung (
[email protected]) Một là, phải luôn đặt lợi ích của quốc gia dân tộc lên trên hết, với nội hàm cụ thể hiện nay là xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, bảo vệ vững chắc độc lập và chủ quyền quốc gia. Đây là cơ sở hàng đầu để Đảng, Nhà nước và nhân dân quyết định những vấn đề đối nội, đối ngoại trọng đại của đất nước. Hai là, kế thừa tinh thần “đem sức ta tự giải phóng cho ta”, phải biết “tự lực cánh sinh”, tự lực, tự cường. Sức mạnh dân tộc, sức mạnh nội sinh là yếu tố quyết định; sức mạnh thời đại, quốc tế, sức mạnh bên ngoài là yếu tố quan trọng, chỉ có tác dụng và hiệu quả khi sức mạnh bên trong được chuẩn bị kịp thời, đầy đủ. Ba là, phòng chống mọi biểu hiện tuyệt đối hóa. Không được thần thánh hóa sức mạnh dân tộc mà xem nhẹ sức mạnh thời đại, coi việc tìm kiếm những nguồn lực quốc tế là sự lệ thuộc vào nước ngoài, là dẫn tới mất độc lập, mất bản sắc trong phát triển, từ đó dẫn tới bảo thủ, biệt lập và nhất định sẽ đi đến chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Cũng không được xem nhân tố quốc tế như cứu cánh cho mọi vấn đề, dẫn tới xem nhẹ sức mạnh dân tộc, lãng phí nhiều lợi thế nội sinh, vô tình bỏ rơi nhiều di sản quý báu cho sự hưng thịnh của đất nước hiện nay. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế là vấn đề chiến lược, quyết định thành bại của sự nghiệp cách mạng, xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Nội dung và phương thức kết hợp phải được xác định phù hợp với từng điều kiện cụ thể. Trong tình hình hiện nay, cần kế thừa thành tựu, kinh nghiệm của các thời kỳ trước kia; đồng thời, cần bám sát yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ, lợi ích của quốc gia dân tộc và các xu thế vận động của thế giới đang đổi thay để bảo đảm cho Việt Nam có được sức mạnh tổng hợp to lớn nhất, vững bước trên con đường độc lập dân tộc và CNXH, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. 8. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò, bản chất giai cấp công nhân và nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam? Làm rõ sự sáng tạo của Người trong quan điểm về sự ra đời của Đảng? 9. Phân tích những nguyên tắc xây dựng Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Ý nghĩa của những nguyên tắc này trong cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng ở nước ta hiện nay? Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh như vậy khi đề cập đến nội dung về xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) diễn ra sáng nay 9/10 tại Hà Nội. Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đại hội lần thứ XII của Đảng đã đề ra 10 nhiệm vụ cơ bản để xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh; trong đó khẳng định tiếp tục kiên trì, kiên quyết thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng. Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII, Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định, Hội nghị lần này cần thảo luận, ra Nghị quyết về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hoá’ trong nội bộ". Đây là vấn đề hệ trọng, vừa cơ bản, vừa cấp bách.