PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHUYÊN ĐỀ 1. SỰ ĐA DẠNG CỦA CHẤT (File GV).pdf

CHUYÊN ĐỀ 1. SỰ ĐA DẠNG CỦA CHẤT KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. Sự đa dạng của chất - Tất cả những gì xung quanh chúng ta gọi là vật thể. Có nhiều cách để phân loại vật thể như: Vật thể tự nhiên Vật thể nhân tạo Vật sống (vật hữu sinh) Vật không sống (vật vô sinh) - Có sẵn trong tự nhiên. - Do con người tạo ra. - Có các đặc trưng sống. - Không có các đặc trưng sống. - Mỗi vật thể được tạo bởi một hay nhiều chất Ở đâu có vật thể, ở đó có chất. VD: Chai nước muối chứa các chất: muối ăn (NaCl), nước, chất dẻo. Dây dẫn điện chứa các chất: đồng (copper), chất dẻo. II. Các thể cơ bản của chất - Chất tồn tại ở ba thể (trạng thái) cơ bản: thể rắn, thể lỏng, thể khí. - Đặc điểm, tính chất ba thể của chất như sau: Chất rắn (solid, s) Chất lỏng (liquid, l) Chất khí (gas, g) Hình dạng, thể tích Hình dạng, thể tích xác định. Hình dạng vật chứa, thể tích xác định Hình dạng, thể tích vật chứa Khả năng lan truyền (khả năng chảy) Không chảy Dễ chảy, rót được Lan tỏa trong không gian Khả năng chịu nén Rất khó nén Khó nén Dễ nén Cấu tạo “hạt” Liên kết chặt chẽ Liên kết không chặt chẽ Chuyển động tự do 
❖ BÀI TẬP TỰ LUẬN ♦ VÍ DỤ MINH HỌA Câu 1. [CD - SGK] Cho một số vật thể sau: (a) Bình chứa khí oxygen (oxi) (b) Bút chì (c) Con gà (d) Vi khuẩn (e) Nước (g) Bắp ngô Hãy sắp xếp các vật thể trên theo nhóm: vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật sống, vật không sống. Hướng dẫn giải Vật thể Phân loại (a) Bình chứa khí oxygen Vật thể nhân tạo – vật không sống (b) Bút chì Vật thể nhân tạo – vật không sống (c) Con gà Vật thể tự nhiên – vật sống (d) Vi khuẩn Vật thể tự nhiên – vật sống (e) Nước Vật thể tự nhiên – vật không sống (g) Bắp ngô Vật thể tự nhiên – vật sống Câu 2. Trong các câu sau, từ (cụm từ) in nghiêng nào chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật sống, vật không sống, chất? (a) Cơ thể người có 63 – 68 % về khối lượng là nước. (b) Than chì là chất được dùng làm lõi bút chì. (c) Dây điện được làm bằng đồng (copper) và bên ngoài có bọc một lớp chất dẻo. (d) Áo may bằng sợi bông (95 – 98 % là cellulose) mặc thoáng mát hơn may bằng nilon (một thứ tơ tổng hợp). (e) Trong quả chanh có nước, citric acid và một số chất khác. (g) Cốc bằng thủy tinh dễ vỡ hơn so với cốc bằng chất dẻo. (h) Thuốc đầu que diêm được trộn một ít lưu huỳnh (sulfur). (i) Quặng apatite ở Lào Cai có chứa calcium phosphate với hàm lượng cao. (k) Bóng đèn điện được chế tạo từ thủy tinh, đồng (copper) và tungsten. Hướng dẫn giải Ý Vật thể Phân loại Chất (a) cơ thể người Vật thể tự nhiên – vật sống nước (b) lõi bút chì Vật thể nhân tạo – vật không sống than chì (c) dây điện Vật thể nhân tạo – vật không sống đồng, chất dẻo (d) áo Vật thể nhân tạo – vật không sống cellulose, nilon
(e) quả chanh Vật thể tự nhiên – vật sống nước, citric acid (g) cốc Vật thể nhân tạo – vật không sống thủy tinh, chất dẻo (h) que diêm Vật thể nhân tạo – vật không sống lưu huỳnh (i) quặng apatite Vật thể tự nhiên – vật không sống calcium phosphate (k) bóng đèn điện Vật thể nhân tạo – vật không sống thủy tinh, đồng, tungsten. Câu 3. Em hãy quan sát hình sau: Liệt kê một số vật thể có trong hình trên, phân loại vật thể đó và kể tên một số chất có trong vật thể đó theo bảng mẫu sau đây: Phân loại Vật thể Vật sống/ vật không sống Tự nhiên/ nhân tạo Chất Con cò Vật sống Tự nhiên Nước, chất béo, chất đạm, Hướng dẫn giải Phân loại Vật thể Vật sống/ vật không sống Tự nhiên/ nhân tạo Chất Con cò Vật sống Tự nhiên Nước, chất béo, chất đạm Con bò Vật sống Tự nhiên Nước, chất béo, chất đạm Con người Vật sống Tự nhiên Nước, chất béo, chất đạm Dòng sông Vật không sống Tự nhiên Nước, muối khoáng, ... Rặng cây Vật không sống Tự nhiên Gỗ, nước, ... Con thuyền Vật không sống Nhân tạo Gỗ, sắt,... Câu 4. (a) Hãy lấy ví dụ về ba vật thể tự nhiên và ba vật thể nhân tạo. (b) Hãy lấy ví dụ về ba vật sống và ba vật không sống. (c) Hãy kể tên ba vật thể được làm bằng nhôm, cao su, nhựa, sắt. Hướng dẫn giải (a) 3 vật thể tự nhiên: Bầu trời, dòng sông, quả cam, ... 3 vật thể nhân tạo: Bút chì, quạt trần, điều hòa, ... (b) 3 vật sống: con người, con cá, cây lúa, ... 3 vật không sống: điện thoại, máy tính, quả núi. (c)  Nhôm: ấm nhôm, chậu nhôm, khung cửa nhôm  Cao su: găng tay cao su, lốp xe, đệm.
 Nhựa: hộp nhựa, ghế nhựa, bàn nhựa.  Sắt: khung xe đạp, cổng, cầu Long Biên. Câu 5. [CTST - SBT] Em hãy kể tên 4 chất ở thể rắn, 4 chất ở thể lỏng, 4 chất ở thể khí (ở điều kiện thường) mà em biết. Hướng dẫn giải 4 chất ở thể rắn như: Muối ăn, nhôm, đường, đá vôi. 4 chất ở thể lỏng như: cồn, nước, dầu ăn, xăng. 4 chất ở thể khí như: khí oxygen, khí nitrogen, khí carbon dioxide, hơi nước. Câu 6. Hãy so sánh đặc điểm, tính chất của chất rắn, chất lỏng, chất khí theo bảng sau: Chất rắn (solid, s) Chất lỏng (liquid, l) Chất khí (gas, g) Hình dạng, thể tích Khả năng lan truyền (khả năng chảy) Khả năng chịu nén Cấu tạo “hạt” Hướng dẫn giải Chất rắn (solid, s) Chất lỏng (liquid, l) Chất khí (gas, g) Hình dạng, thể tích Hình dạng, thể tích xác định. Hình dạng vật chứa, thể tích xác định Hình dạng, thể tích vật chứa Khả năng lan truyền (khả năng chảy) Không chảy Dễ chảy, rót được Lan tỏa trong không gian Khả năng chịu nén Rất khó nén Khó nén Dễ nén Cấu tạo “hạt” Liên kết chặt chẽ Liên kết không chặt chẽ Chuyển động tự do Câu 7. [KNTT - SGK] Hãy giải thích các hiện tượng sau dựa vào tính chất của chất rắn, chất lỏng, chất khí: (a) Khi mở lọ nước hoa, một lúc sau có thể ngửi thấy mùi nước hoa. (b) Nước từ nhà máy được dẫn đến các hộ dân qua các đường ống. (c) Ta có thể đi được trên mặt nước đóng băng đủ dày. Hướng dẫn giải (a) Vì chất khí có thể lan tỏa trong không gian theo mọi hướng. (b) Vì chất lỏng dễ chảy. (c) Vì chất rắn rất khó bị nén. Câu 8. [CD - SBT] Một bình thủy tinh dung tích 20 lít chứa 20 lít khí oxygen. Nếu ta thêm vào bình 2 lít khí oxygen nữa thì thể tích oxygen trong bình lúc này là bao nhiều? Nhận xét khối lượng của bình sau khi thêm khí oxygen. Hướng dẫn giải Thể tích oxygen trong bình không đổi là 20 lít. Khối lượng bình sau khi thêm khí oxygen sẽ tăng lên. Câu 9. [CD - SBT] Sự sắp xếp các “hạt” trong chất lỏng được mô phỏng như hình b. Hãy vẽ lại sự sắp xếp các “hạt” trong chất rắn và chất khí vào hình a, c. Vì sao chất khí lại dễ nén hơn chất rắn và chất lỏng? (a) Chất rắn (b) Chất lỏng (c) Chất khí

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.