PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 12. Cụm Hải Dương (14.09) [Trắc nghiệm + Tự luận].docx

Trang 1/9 – Mã đề 013-H12B ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG ĐỀ THAM KHẢO (Đề thi có 9 trang – 41 câu hỏi) ĐỀ THAM KHẢO THI HỌC SINH GIỎI 14/09 NĂM HỌC 2024-2025 Môn: HOÁ HỌC 12 Thời gian: 90 phút (không tính thời gian phát đề) Mã đề 013-H12B Phần I: Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn (6,0 điểm) (Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm) Câu 1: Trong bình kín có hệ cân bằng hóa học sau: CO 2 (k) + H 2 (k) ⇋ CO (k) + H 2 O (k); Δ r > 0. Xét các tác động sau đến hệ cân bằng: (a) tăng nhiệt độ; (b) thêm một lượng hơi nước; (c) tăng áp suất chung của hệ; (d) dùng chất xúc tác; (e) thêm một lượng CO 2 . Số yếu tố tác động làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 2: Hàm lượng cho phép của lưu huỳnh (Sulfur) trong nhiên liệu là 0,3% về khối lượng. Để xác định hàm lượng lưu huỳnh trong một loại nhiên liệu người ta lấy 100,0 gam nhiên liệu đó và đốt cháy hoàn toàn. Khí tạo thành chỉ chứa carbon dioxide, sulfur dioxide và hơi nước được dẫn vào nước tạo ra 500,0 ml dung dịch. Biết rằng tất cả sulfur dioxide đã tan vào dung dịch. Lấy 10,0 ml dung dịch này cho tác dụng với dung dịch KMnO 4 5,00×10 -3 mol/L thì thể tích dung dịch KMnO 4 cần dùng là 12,5 mL. Phần trăm khối lượng của lưu huỳnh trong nhiên liệu trên là A. 0,25%. B. 0,50%. C. 0,20%. D. 0,40%. Câu 3: Cho 5,6 gam CO và 5,4 gam H 2 O vào một bình kín dung tích không đổi 10 lít. Nung nóng bình một thời gian ở 830°C để đạt đến trạng thái cân bằng: CO (g) + H 2 O (g) ⇋ CO 2 (g) + H 2 (g) (hằng số cân bằng K c = 1). Nồng độ cân bằng của CO, H 2 O lần lượt là A. 0,08M và 0,18M. B. 0,018M và 0,008M. C. 0,012M và 0,024M. D. 0,008M và 0,018M. Câu 4: Tìm pH của dung dịch CH 3 COOH 0,1 M (bỏ qua sự phân li của nước), biết hằng số phân li của acid Ka = 1,75×10 -5 . A. 1,00. B. 2,88. C. 6,04. D. 6,05. Câu 5: Có 5 dung dịch NH 3 , HCl, NH 4 Cl, Na 2 CO 3 , CH 3 COOH cùng nồng độ được đánh ngẫu nhiên là A, B, C, D, E. Giá trị pH và khả năng dẫn điện của dung dịch theo bảng sau: Dung dịch A B C D E pH 5,25 11,53 3,01 1,25 11,00 Khả năng dẫn điện Tốt Tốt Kém Tốt Kém Các dung dịch A, B, C, D, E lần lượt là A. NH 4 Cl, NH 3 , CH 3 COOH, HCl, Na 2 CO 3 . B. CH 3 COOH, NH 3 , NH 4 Cl, HCl, Na 2 CO 3 . C. NH 4 Cl, Na 2 CO 3 , CH 3 COOH, HCl, NH 3 . D. Na 2 CO 3 , HCl, NH 3 , NH 4 Cl, CH 3 COOH. Câu 6: Có bao nhiêu hydrocarbon (số nguyên tử carbon nhỏ hơn 5) phản ứng được với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 tạo ra kết tủa? A. 5. B. 3. C. 6. D. 4. Câu 7: Phân tích định lượng Atebrin, một loại thuốc chống sốt rét được quân đồng minh sử dụng rộng rãi trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, người ta xác định được chất này chứa 69,1% C, 7,5% H, 10,5% N,

Trang 3/9 – Mã đề 013-H12B D. Vanilin có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Câu 12: Để xác định được chất X, người ta thực hiện như sau: • Bằng phương pháp phân tích nguyên tố, người ta xác định được X chứa %C = 40%; %H = 6,67%, còn lại là O. • Bằng phương pháp đo phổ MS, kết quả cho thấy trên phổ xuất hiện peak ion phân tử [M + ] có giá trị m/z bằng 60. • Phổ IR: Công thức cấu tạo thu gọn của chất X có thể là : A. HCOOH. B. CH 3 COOH. C. CH 3 CHO. D. C 3 H 7 OH. Câu 13: Xăng E5 là một loại xăng sinh học, được tạo thành khi trộn 5 thể tích C 2 H 5 OH (D = 0,8 g/mL) với 95 thể tích xăng truyền thống, giúp thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 lít xăng E5 thì hạn chế được a phần trăm thể tích khí CO 2 thải vào không khí so với đốt cháy hoàn toàn 1 lít xăng truyền thống ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Giả sử xăng truyền thống chỉ chứa hai ankan C 8 H 18 và C 9 H 20 (tỉ lệ mol tương ứng 4 : 3, D = 0,7 g/mL). Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây ? A. 1,46. B. 3,54. C. 2,51. D. 1,53. Câu 14: Người ta thực hiện chiết xuất tinh dầu hồi trong phòng thí nghiệm như sau: - Giai đoạn 1 (xử lí nguyên liệu): Sau khi lấy về, quả hồi phải được xử lí sơ bộ nhằm loại bỏ các tạp chất cơ học chứa lẫn như lá, cành vụn, vỏ cây, đất cát. (không nên loại bỏ cuống của quả hồi vì cuống quả hồi có chứa một hàm lượng tinh dầu khá cao, từ 5,49% - 6,01%). - Giai đoạn 2 (cán dập): Sau khi xử lí, nguyên liệu quả hồi dùng để chưng cất nên được cán dập. - Giai đoạn 3: Chiết xuất tinh dầu hồi dựa trên cơ sở nhiệt độ sôi khác nhau giữa tinh dầu và nước có trong nguyên liệu. - Giai đoạn 4: Tinh dầu hồi thu được ở giai đoạn 3 vẫn còn lẫn một ít nước, dù không đáng kể nhưng sẽ làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng của tinh dầu hồi. Do đó, sau khi hoàn thành giai đoạn 3, tinh dầu hồi phải được khử nước bằng cách để lắng yên một ngày đêm trong phễu, sau đó tiến hành tách bỏ lớp nước phía dưới. Để dễ dàng hơn cho quá trình phân lớp, có thể cho thêm một ít muối ăn để làm tăng tỉ trọng của nước còn lẫn trong tinh dầu. Sau khi tách bỏ lớp nước phía dưới, lớp tinh dầu còn lại phía trên phễu vẫn còn chứa lẫn một lượng nước rất ít và sẽ được khử bỏ bằng cách xử lí với Na 2 SO 4 khan. Phương pháp tách và tinh chế nào được sử dụng ở giai đoạn 3 và giai đoạn 4 trong quy trình trên theo thứ tự là :
Trang 4/9 – Mã đề 013-H12B A. chiết - chưng cất. B. chưng cất - chiết. C. chiết - chiết. D. chưng cất - kết tinh. Câu 15: Thêm benzene vào ống nghiệm đựng dung dịch nước bromine. Sau một thời gian quan sát thấy màu đỏ nâu của bromine : A. chủ yếu trong lớp nước. B. chủ yếu trong lớp benzene. C. phân bố đồng đều ở hai lớp. D. bị mất màu hoàn toàn. Câu 16: Acid malic (C 4 H 6 O 5 , mạch carbon không phân nhánh) là một trong các acid hữu cơ gây nên vị chua của quả táo. Biết rằng 1 mol acid malic phản ứng với lượng dư dung dịch NaHCO 3 , sinh ra 2 mol CO 2 ; 1 mol acid malic phản ứng tối đa với 3 mol kim loại Na. Công thức cấu tạo của acid malic là : A. HOOC-CH(OH)-CH 2 -COOH. B. HOCH 2 -CH(COOH) 2 . C. HOOC-CH(OH)-CH(OH)-CHO. D. HOOC-C(OH)(CH 3 )-COOH. Câu 17: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số bốn chất: CH 3 COOH, C 2 H 5 OH, CH 3 CHO, HCOOH và các tính chất được ghi trong bảng sau: Chất X Y Z T Nhiệt độ sôi (°C) 78,3 100,8 21,0 118,0 pH (dung dịch nồng độ 0,001M) 7,00 3,47 7,00 3,88 Chuyển hóa nào sau đây không thực hiện được bằng một phản ứng trực tiếp ? A. X → T. B. Z → T. C. X → Z. D. Y → Z. Câu 18: Cho các lọ hóa chất được đánh số ngẫu nhiên từ (1) đến (5). Mỗi lọ chứa một trong số các chất sau: hex-1-yne, alcetaldehyde, ethanol, acetic acid và phenol. Biết: – Lọ (1), (4), (5) đều phản ứng với Na giải phóng khí. – Lọ (2), (3), (5) đều làm mất màu dung dịch Br 2 . – Lọ (4), (5) đều phản ứng được với dung dịch NaOH. – Lọ (3) phản ứng với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 tạo kết tủa vàng. Các lọ từ (1) đến (5) lần lượt chứa các chất là : A. ethyl alcohol, alcetaldehyde, hex-1-yne, acetic acid, phenol. B. acetic acid, hex-1-yne, alcetaldehyde, ethyl alcohol, phenol. C. alcetaldehyde, ethyl alcohol, hex-1-yne, phenol, acetic acid. D. ethyl alcohol, alcetaldehyde, phenol, acetic acid, hex-1-yne. Câu 19: Đồ thị hình bên mô tả sự phụ thuộc giá trị nhiệt độ sôi vào số nguyên tử carbon của bốn loại hợp chất là alkane, alcohol, aldehyde và carboxylic acid.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.