PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 8. ĐỀ ÔN TẬP SỐ 02.docx

1 ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn thi: VẬT LÍ 12 (ĐỀ 02) Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề Họ và tên………………………………………………………………................…Trường…………...…..……….......…...… (Đề thi đã được thực nghiệm trong quá trình giảng dạy) PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM PHƯƠNG ÁN NHIỀU LỰA CHỌN. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của chất ở thể khí? A. Có hình dạng và thể tích riêng. B. Có các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn độn. C. Có thể nén được dễ dàng. D. Có lực tương tác phân tử nhỏ hơn lực tương tác phân tử ở thể rắn và thể lỏng. Câu 2. Chuyển động nào sau đây là chuyển động của riêng các phân tử ở thể lỏng? A. Chuyển động hỗn loạn không ngừng. B. Dao động xung quanh các vị trí cân bằng cố định. C. Chuyển động hoàn toàn tự do. D. Dao động xung quanh các vị trí cân bằng không cố định. Câu 3. Trong các đặc điểm bay hơi sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự sôi? A. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng. B. Xảy ra ở cả trong lòng lẫn mặt thoáng của chất lỏng. C. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào. D. Trong suốt quá trình diễn ra hiện tượng này, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi. Câu 4. Nhiệt độ của vật giảm là do các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật A. ngừng chuyển động. B. nhận thêm động năng. C. chuyển động chậm đi. D. va chạm vào nhau. Câu 5. Quy ước về dấu nào sau đây phù hợp với công thức AU = A + Q của nguyên lí I nhiệt động lực học? A. Vật nhận công A < 0, vật nhận nhiệt Q < 0. B. Vật nhận công A > 0, vật nhận nhiệt Q > 0. C. Vật thực hiện công A < 0, vật truyền nhiệt Q > 0. D. Vật thực hiện công A > 0, vật truyền nhiệt Q < 0. Câu 6. Cho 20 g chất rắn ở nhiệt độ 70 0 C vào 100 g chất lỏng ở 20°C. Cân bằng nhiệt đạt được ở 30 0 C. Nhiệt dung riêng của chất rắn A. tương đương với nhiệt dung riêng chất lỏng. B. nhỏ hơn nhiệt dung riêng chất lỏng. C. lớn hơn nhiệt dung riêng chất lỏng. D. không thể so sánh được với vật liệu ở thể khác. Câu 7. Nhiệt độ của nước trong phòng theo nhiệt giai Celsius là 27 0 C. Ứng với nhiệt giai Fahrenheit, nhiệt độ này là A. 48,6 0 F. B. 80,6 0 F. C. 15 0 F. D. 47 0 F.
2 Câu 8. Để xác định nhiệt nóng chảy riêng của của một chất bằng thực nghiệm ta không cần dùng đến dụng cụ nào sau đây? A. Cân điện tử. B. Nhiệt kế. C. Oát kế. D. Vôn kế. Câu 9. Với cùng một chất, quá trình chuyển thể nào sẽ làm giảm lực tương tác giữa các phân tử nhiều nhất? A.Nóng chảy. B. Đông đặc. C. Hóa hơi. D. Ngưng tụ. Câu 10. Khi dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ của chính cơ thể mình, người ta phải thực hiện các thao tác sau (chưa được sắp xếp theo đúng thứ tự) a) Đặt nhiệt kế vào nách trái, rồi kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế. b) Lấy nhiệt kế ra khỏi nách để đọc nhiệt độ. c) Dùng bông lau sạch thân và bầu nhiệt kế. d) Kiểm tra xem thuỷ ngân đã tụt hết xuống bầu nhiệt kê chưa, nếu chưa thì vẩy nhiệt kế cho thuỷ ngân tụt xuống. Sắp xếp các thao tác trên theo thứ tự hợp lí nhất là A. d, c, a, b. B. a, b, c, d. C. b, a, c, d. D. d, c, b, d. Câu 11. Một lượng chất lỏng có khối lượng m (kg) và nhiệt hoá hơi riêng L (J/kg). Nhiệt lượng cần cung cấp cho lượng chất lỏng trên hoá hơi hoàn toàn ở nhiệt độ không đổi là Q (J). Hệ thức nào sau đây đúng? A. QmL . B. L Q m . C. mQL . D. L m Q . Câu 12. Khoảng 70% bề mặt của Trái Đất được bao phủ bởi nước. Vì có...(1)... nên lượng nước này có thể hấp thụ năng lượng nhiệt khổng lồ của năng lượng mặt trời mà vẫn giữ cho...(2)... của bề mặt Trái Đất tăng không nhanh và không nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sống con người và các sinh vật khác. Khoảng trống (1) và (2) lần lượt là A. “nhiệt độ sôi lớn”; “áp suất”. B. “nhiệt độ sôi lớn”; “nhiệt độ”. C. “nhiệt dung riêng lớn”; “nhiệt độ”. D. “nhiệt dung riêng lớn”; “áp suất”. Câu 13. Biết nhiệt dung riêng của nước là J/kg.K4200 và của sắt là J/kg.K.460 Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài. Nhiệt lượng cần thiết để đun 5 kg nước từ 15 0 C đến 100 0 C trong một cái thùng bằng sắt có khối lượng 1,5 kg là A. 1883650 J. B. 1843650 J. C. 1849650 J. D. 1743650 J. Câu 14. Khi đặt vật 1 tiếp xúc với vật 2 thì có sự truyền nhiệt từ vật 2 sang vật 1. Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Vật 2 chứa rất nhiều nhiệt lượng. B. Vật 1 chứa rất ít nhiệt lượng. C. Cả hai vật không chứa nhiệt lượng. D. Nhiệt độ của hai vật bằng nhau. Câu 15. Biết nhiệt nóng chảy của nước đá là 34.10 4 J/kg. Nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy hoàn toàn một cục nước đá có khối lượng 400 g là A. 3136.10J . B. 3273.10J. C. 368.10J. D. 336.10J. Câu 16. Nhiệt lượng cần cung cấp cho vật khi vật bắt đầu nóng chảy tới khi vật nóng chảy hoàn toàn phụ thuộc vào A. khối lượng của vật và tính chất của chất làm vật. B. tính chất của chất làm vật và nhiệt độ nóng chảy của chất làm vật. C. khối lượng của vật và nhiệt độ nóng chảy của chất làm vật. D. nhiệt độ nóng chảy của chất làm vật và thời gian cung cấp năng lượng nhiệt cho vật.
3 Câu 17. Lấy 0,01 kg hơi nước ở 100 0 C cho ngưng tụ trong bình nhiệt lượng kế chứa 0,2 kg nước ở 9,5 0 C. Nhiệt độ cuối cùng là 40 0 C cho nhiệt dung riêng của nước là 4180 J/kg.K. Nhiệt hóa hơi của nước bằng A. 62. ,3.10J/kg B. 62. ,5.10J/kg C. 6. 2.10J/kg D. 62. ,7.10J/kg Câu 18. Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là không đúng? A. Nhiệt lượng là số đo độ tăng nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt. B. Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng. C. Đơn vị nhiệt lượng cũng là đơn vị nội năng. D. Nhiệt lượng không phải là nội năng. PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Giả sử một học sinh tạo ra một nhiệt kế sử dụng một thang nhiệt độ mới cho riêng mình, gọi là nhiệt độ Z, có đơn vị là 0 Z. Trong đó nhiệt độ của nước đá đang tan ở 1atm là –20 0 Z và nhiệt độ nước đang sôi ở 1 am là 120 0 Z. a.Trong thang đo nhiệt độ Z có 140 khoảng chia. b. Biểu thức chuyển đổi nhiệt độ từ thang nhiệt độ Xen-xi-út sang nhiệt độ Z là: 001420tZ,tC c. Nếu dùng nhiệt kế mới này đo nhiệt độ một vật thì thấy giá trị 61 0 Z, nhiệt độ của vật trong thang nhiệt độ Xen-xi-út là 20 0 C. d. Nhiệt độ của vật bằng 40 0 C thì số chỉ trên hai thang nhiệt độ bằng nhau. Câu 2. Một viên đạn bằng bạc có khối lượng 2 g đang bay với vận tốc 200 m/s thì va chạm vào một bức tường gỗ và nằm yên trong bức tường. Nhiệt dung riêng của bạc là 234 J/(kg.K). Nếu coi viên đạn không trao đổi nhiệt với bên ngoài thì nhiệt độ của viên đạn sẽ tăng thêm bao nhiêu độ ? a. Động năng của viên đạn bị giảm khi va chạm với bức tường. b. Khi bị bức tường giữ lại, viên đạn nhận được công 40 J. c. Độ tăng nội năng của viên đạn bằng 40 J. d. Viên đạn nóng thêm 80 0 C. Câu 3. Để xác định nhiệt nóng chảy của kim loại X, người ta đổ 370 g chất X nóng chảy ở nhiệt độ 232 0 C vào 330 g nước ở 7 0 C đựng trong một nhiệt lượng kế có nhiệt dung bằng 100 J/K. Sau khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước trong nhiệt lượng kế là 32 0 C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4,2 J/g.K, của X rắn là 0,23 J/g.K. a. Nước và nhiệt lượng kế nhận được khi cân bằng nhiệt là 37150 J. b. Nhiệt lượng mà thiếc sau khi hóa rắn tỏa ra là 23680 J. c. Độ chênh lệch nhiệt lượng của thiếc sau khi hoá rắn và nhiệt lượng kế nhận được khi cân bằng nhiệt là 13470 J. d. Nhiệt nóng chảy của kim loại X là 5,4 J/g.
4 Câu 4. Đổ 1,5 lít nước ở nhiệt độ t 1 = 20 0 C vào một ấm nhôm có khối lượng 600 g ở cùng nhiệt độ với nước, sau đó đun bằng bếp điện. Sau thời gian t = 35 phút thì có 20% khối lượng nước đã hóa hơi ở nhiệt độ sôi t 2 = 100 0 C. Biết rằng, chỉ có 75% nhiệt lượng mà bếp cung cấp được dùng vào việc đun nước. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4190 J/kg.K, của nhôm là 880 J/kg.K, nhiệt hóa hơi của nước ở 100 0 C là 6L2,26.10J/kg, khối lượng riêng của nước là 3 D1000 kg/m. a. Nhiệt lượng có ích mà bếp đã cung cấp cho ấm đựng nước sau thời gian 35 phút là 1223040J b. Nhiệt lượng toàn phần của bếp là 1630720 J. c. Tỉ số giữa nhiệt lượng toàn phần của bếp và nhiệt lượng có ích mà bếp đã cung cấp cho ấm đựng nước sau thời gian 35 phút là 3 . 4 d. Công suất toàn phần của bếp điện xấp xỉ bằng 7765,3 W. PHẦN III. CÂU TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Thực hiện thí nghiệm đo nhiệt hóa hơi riêng của một chất lỏng bằng cách đun sôi 2 kg chất lỏng và đo nhiệt lượng cần thiết. Biết công suất của bếp đun là 600 W và thời gian đun là 900 s. Nhiệt hóa hơi riêng của chất lỏng bằng bao nhiêu MJ? Câu 2. Một thang đo X lấy điểm băng là −10 ( 0 X), lấy điểm sôi là 90 ( 0 X). Nhiệt độ của một vật đọc được trên nhiệt kế Celsius là 40 0 C thì trên thang đo X có nhiệt độ bằng bao nhiêu 0 X? Câu 3. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4180 J/kg.K và nhiệt hóa hơi riêng của nước là 6 2,3.10 J/kg. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 10 kg nước ở 25 0 C chuyển thành hơi ở 100 0 C là bao nhiêu MJ (Kết quả làm tròn đến phần nguyên)? Câu 4. Một hỗn hợp gồm 0,2 kg nước đá (thể rắn) ở 0°C và 0,3 kg nước (thể lỏng) ở 40°C. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 334 kJ/kg và nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Tính khối lượng nước đá (thể rắn) theo đơn vị gam còn lại sau khi đạt cân bằng nhiệt? (Kết quả làm tròn đến phần nguyên) Câu 5. Có hai bình cách nhiệt, bình thứ nhất chứa 3 kg nước ở nhiệt độ 70 0 C và bình thứ hai chứa 2 kg nước ở nhiệt độ 10 0 C. Rót một lượng nước có khối lượng m từ bình thứ hai sang bình thứ nhất. Sau khi có sự cân bằng nhiệt, người ta lại rót một lượng nước có khối lượng đúng bằng m từ bình thứ nhất sang bình thứ hai để nhiệt độ của bình thứ hai sau khi cân bằng là 15 0 C. Tìm nhiệt độ cân bằng theo đơn vị 0 C của bình thứ nhất trong lần rót đầu tiên. (Kết quả làm tròn đến phần nguyên) Câu 6. Trong một bình nhiệt lượng kế ban đầu có chứa m 0 = 400g nước ở nhiệt độ t 0 = 25°C. Người ta đổ thêm một khối lượng nước m₁ ở nhiệt độ t x vào bình, khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước là t 1 = 20°C. Cho thêm một cục nước đá khối lượng m 2 ở nhiệt độ t 2 = – 10°C vào bình thì cuối cùng trong bình có 700 g nước ở nhiệt độ t 3 = 5°C. Biết nhiệt dung riêng của nước là c₁ = 4200J/kg.K, nhiệt dung riêng của nước đá c 2 = 2100J/kg. K, nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3336.10 J/kg. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt của các chất trong bình với nhiệt lượng kế và môi trường. Giá trị của t x bằng bao nhiêu 0 C? ---HẾT---

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.