PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHỦ ĐỀ STEM VẬT LÝ 11. MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU.Image.Marked.pdf


- Viết được công thức và hiểu được ý nghĩa vật lý của từ thông. - Phát biểu được định nghĩa và hiểu được khi nào thì có hiện tượng cảm ứng điện từ. - Mô tả được sơ đồ cấu tạo và giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều 1 pha. * Kỹ năng: - Mô phỏng cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều - Lập được kế hoạch thiết kế, vẽ được cấu tạo của một máy phát điện xoay chiều đơn giản. - Thực hiện được quá trình chế tạo một máy phát điện xoay chiều. - Đánh giá được hiệu suất, mức độ phù hợp của máy phát điện . - Phán đoán được những lỗi kĩ thuật trong quá trình vận hành máy phát điện, có thể tự sửa chữa được. * Thái độ, phẩm chất - Nghiêm túc, tự giác học tập. - Biết vận dụng kiến thức để nghiên cứu bài liên quan - Sống yêu thương, sống tự chủ, sống trách nhiệm * Định hướng phát triển năng lực: Phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù bộ môn: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán, năng lực thực hành. 4. Phương tiện, thiết bị sử dụng. 5. Phương pháp, hình thức tiến hành. 6. Kiểm tra đánh giá.
II. PHẦN 2: TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Nghiên cứu lí thuyết nền (học kiến thức mới) a. Mục đích của hoạt động Tổ chức và hướng dẫn học sinh nghiên cứu tài liệu để rút ra được các kiến thức của hiện tượng cảm ứng điện từ Vật Lý 11 và máy phát điện xoay chiều Vật lý 12. Học sinh trình bày được cấu tạo nguyên tắc tạo ra dòng điện b. Nội dung hoạt động Nghiên cứu bài 23 "Từ thông. Cảm ứng điện từ", bài 24 “ Suất điện động cảm ứng” sách giáo khoa Vật lý 11 Cơ bản; bài 17 “ Máy phát điện xoay chiều” sách giáo khoa Vật lý 12 Cơ bản; tìm kiếm thông tin trên Internet với các từ khóa liên quan và trả lời các câu hỏi sau: 1. Từ thông là gì? Có những cách nào có thể gây ra sự biến thiên từ thông. ...................................................................................................... 2. Hiện tưởng cảm ứng điện từ là gì, tìm các vật dụng trong cuộc sống hằng ngày có ứng dụng hiện tượng cảm ứng điện từ? ...................................................................................................... 3. Máy phát điện xoay chiều một pha có những bộ phận chính nào, nguyên tắc hoạt động của nó như thế nào. Hãy tìm một mô hình đơn giản và mở ra , cùng phân tích cấu tạo của nó? ...................................................................................................... 4.Tìm hiểu về nhà máy thủy điện Hòa Bình? Liệu ta có thể chế tạo được một mô hình máy phát điện đơn giản được không? ...................................................................................................... 5. Năng lượng gió là một nguồn năng lượng vô tận, việc sản suất điện từ sức gió đã được sử dụng phổ biến tại nhiều nơi, liệu ta có thể chế tạo một máy phát điện đơn giản từ năng lượng gió? ...................................................................................................... 6. Dự định những vật liệu, công cụ sẽ sử dụng?Những bộ phận cơ bản trong máy phát điện của bạn?
...................................................................................................... 7. Dự đoán những khó khăn trong thiết kế của bạn, hướng khắc phục? ...................................................................................................... * Tài liệu tham khảo https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A1y_ph%C3%A1t_%C4%91i%E1%B B%87n c. Dự kiến sản phẩm Ghi chép kiến thức mới về khả năng tạo ra dòng điện. Bản báo cáo các kiến thức về hiện tượng cảm ứng điện từ, máy phát điện xoay chiều. Từ thông, hiện tượng cảm ứng điện từ, định luật Len xơ, Định luật Fara đay, Cấu tạo của máy phát điện xoay chiều . d. Cách thức tổ chức hoạt động Học sinh làm việc theo nhóm để trả lời các câu hỏi. Hỗ trợ khi học sinh gặp khó khăn. Bổ sung kiến thức nếu cần: Với máy phát điện xoay chiều một pha công suất lớn. Dòng điện do máy phát ra rất lớn nên không thể dùng bộ góp để lấy điện ra bên ngoài nên người ta phải bố trí cho khung dây đứng yên, nam châm (thường là nam châm điện có khả năng tạo ra từ trường rất mạnh). Như vậy, đối với máy phát điện xoay chiều 1 pha công suất lớn người ta bố trí cho Phần cảm là rôto.- Phần ứng là stato. Để làm giảm vận tốc quay của rôto trong khi vẫn giữ nguyên tần số f của dòng điện do máy phát ra người ta chế tạo máy với p cặp cực nam châm (đặt xen kẻ nhau trên vành tròn của rôto) và p cặp cuộn dây (đặt xen kẻ nhau trên vành tròn của stato).

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.