PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text GA_SinhHoc12_CTST_ C1- Bài 6. Thực hành Quan sát đột biến nhiễm sắc thể- Tìm hiểu tác hại gây đột biến của một số chất độc.docx

1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 6: THỰC HÀNH: QUAN SÁT ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ; TÌM HIỂU TÁC HẠI GÂY ĐỘT BIẾN CỦA MỘT SỐ CHẤT ĐỘC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Thực hành, quan sát được đột biến nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định. - Tìm hiểu được tác hại gây đột biến ở người của một số chất độc (dioxin, thuốc diệt cỏ 2,4D,...). 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: HS chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức. Xây dựng kế hoạch tìm hiểu về cấu trúc của thế giới sống. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp thảo luận trong nhóm xây dựng nội dung kiến thức theo yêu cầu. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xây dựng được ý tưởng mới trong việc ứng dụng kiến thức, kĩ năng thực hành vào đời sống. Năng lực sinh học: - Năng lực nhận thức sinh học: Nhận ra và chỉnh sửa được những điểm sai khi đưa ra các giả thuyết nghiên cứu, khi thao tác làm thí nghiệm. - Năng lực tìm hiểu thế giới sống: ○ Đề xuất được vấn đề được nhắc đến trong các hiện tượng thực tiễn được đưa ra; đặt được các câu hỏi liên quan đến các hiện tượng đó. ○ Đề xuất được các giả thuyết liên quan đến hiện tượng trong thực tiễn được đưa ra và phát biểu được các giả thuyết nghiên cứu đó. ○ Lựa chọn phương án phù hợp và triển khai thực hiện bố trí các nghiệm thức để chứng minh các giả thuyết đã đề ra.
2 ○ Thu thập dữ liệu từ kết quả quan sát các nghiệm thức khác nhau; so sánh được kết quả với giả thuyết, giải thích và rút ra kết luận về vấn đề nghiên cứu. ○ Viết được báo cáo nghiên cứu. 3. Phẩm chất - Trung thực: Tiến hành thí nghiệm đúng quy trình, báo cáo đúng số liệu và kết quả nghiên cứu. - Chăm chỉ: Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn khi tham gia nghiên cứu khoa học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - SGK, SGV, kế hoạch bài dạy môn Sinh học 12 - Chân trời sáng tạo. - Dụng cụ, thiết bị: + Kính hiển vi, dầu soi kính. - Mẫu vật: + Tiêu bản cố định bộ nhiễm sắc thể bình thường và bất thường của tế bào châu chấu, lợn, hành tây, người,... + Tài liệu (sách, báo,...). + Hình ảnh về các chất độc có khả năng gây đột biến, sổ ghi chép, bút, máy chụp ảnh, máy ghi âm (nếu có). - Video về quan sát đột biến nhiễm sắc thể: https://youtu.be/qc40Xu7g790, https://youtu.be/n5Auoi-VlJ0. 2. Đối với học sinh - SGK, SBT Sinh học 12 - Chân trời sáng tạo. - Nghiên cứu trước quy trình thực hành và ứng dụng link GV giao từ tiết học trước qua mạng xã hội (zalo, facebook,...). III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
3 a. Mục tiêu: HS xác định được mục tiêu học tập, có tâm thế hứng khởi, sẵn sàng khám phá kiến thức. b. Nội dung: GV đặt vấn đề; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. c. Sản phẩm học tập: - Câu trả lời của HS. - Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh một số hình ảnh về nhiễm sắc thể đồ, yêu cầu HS quan sát và xác định các bệnh/hội chứng do đột biến nhiễm sắc gây ra. Hình 1 Hình 2 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, định hướng HS đến những hội chứng đã học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS xung phong trả lời câu hỏi: Hình 1: Hội chứng turner; Hình 2: Hội chứng Klinefelter. - GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá khả năng quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể của học sinh - GV dẫn dắt gợi mở cho HS: - Bài 6. Thực hành: Quan sát đột biến nhiễm sắc thể; tìm hiểu tác hại gây đột biến của một số chất độc. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đặt câu hỏi nghiên cứu
4 a. Mục tiêu: Đề xuất được vấn đề được nhắc đến trong các hiện tượng thực tiễn được đưa ra; đặt được các câu hỏi liên quan đến các hiện tượng đó. b. Nội dung: GV đặt vấn đề, giao nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để xác định được vấn đề được đưa ra liên quan đến các bài thực hành quan sát đột biến NST và tìm hiểu tác hại gây đột biến của một số chất độc. c. Sản phẩm học tập: Một số vấn đề và câu hỏi giả định liên quan đến đến các bài thực hành quan sát đột biến NST và tìm hiểu tác hại gây đột biến của một số chất độc. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 6 nhóm, hai nhóm nghiên cứu một hiện tượng. Nhóm 1 và 2: nghiên cứu hiện tượng 1. Nhóm 3 và 4: nghiên cứu hiện tượng 2. Nhóm 5 và 6: nghiên cứu hiện tượng 3. - GV yêu cầu HS đọc các tình huống và quan sát các hình ảnh được đưa ra trong SGK, xác định vấn đề được nêu ra trong mỗi trường hợp và đặt câu hỏi giải định cho tình huống quan sát được bằng cách hoàn thành Phiếu học tập số 1 theo kĩ thuật think - pair - share. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Biên bản thảo luận đặt câu hỏi nêu vấn đề Nhóm thực hiện: …………………….. Tình huống Nội dung thảo luận Nội dung vấn đề Câu hỏi giả định II. CÁCH TIẾN HÀNH 1. Đặt câu hỏi nghiên cứu Gợi ý các vấn đề và câu hỏi giả định STT Nội dung vấn đề Câu hỏi giả định 1 Có thể xác định được số lượng và hình thái nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi. Bằng cách nào có thể phát hiện nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi? 2 Có thể xác định được các bệnh, hội chứng di truyền do đột biến nhiễm sắc thể thông qua quan sát nhiễm sắc thể đồ. Có phải khi quan sát nhiễm sắc thể đồ có thể nhận biết được các bất thường về nhiễm sắc thể? Một số loại hóa chất như: thuốc trừ sâu DDT, Có phải những chất độc này

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.