Nội dung text Cuối kì 2 - Hóa 10 - CV7991(4 dạng câu hỏi) - 2024-2025 - Dùng chung 3 sách - Đề 10.doc
TRƯỜNG THPT…………….. TỔ BỘ MÔN HÓA HỌC (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ 2 – ĐỀ SỐ 10 Môn : HÓA HỌC 10 Thời gian làm bài: 45 phút không kể thời gian phát đề PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Hỗn hợp tecmit dùng hàn gắn đường ray có thành phần chính là aluminium (Al) và iron (III) oxide (Fe 2 O 3 ). Phản ứng xảy ra khi đung nóng hỗn hợp tecmit như sau: 0 t 23232Al + FeOAlO + 2Fe Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Fe 2 O 3 là chất bị oxi hóa. B. Fe 2 O 3 là chất nhường electron. C. Al là chất bị oxi hoá. D. Al 2 O 3 là chất nhận electron. Hàn đường ray xe lửa. Câu 2.Tiến hành hòa tan zinc oxide vào dung dịch hydrochloric acid như hình vẽ Phát biểu nào dưới đây là sai ? Quy trình hòa tan zinc oxide vào dung dịch hydrochloric acid A. Trong quá trình phản ứng, nhiệt độ của phản ứng tăng. B. Đây là phản ứng tỏa nhiệt. C. Biến thiên enthalpy của phản ứng có giá trị âm. D. Năng lượng của các chất phản ứng thấp hơn năng lượng của các chất sản phẩm. Câu 3. Đâu là quá trình thu nhiệt trong các ví dụ sau? A. Nước ngưng tụ. B. Nước đóng băng. C. Muối kết tinh D. Hòa tan bột giặt vào nước. Câu 4. Cho phản ứng đơn giản xảy ra trong bình kín: 2NO(g) + O 2 (g) 2NO 2 (g). Viết biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng: A. Công thức tính tốc độ tức thời của phản ứng là: v = k. NOC . 2OC B. Công thức tính tốc độ tức thời của phản ứng là: v = 2k. 2 NOC . 2OC C. Công thức tính tốc độ tức thời của phản ứng là: v = k. 2 NOC . 2OC D. Công thức tính tốc độ tức thời của phản ứng là: v = k. NOC . 2 2 OC Câu 5. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Khi đốt củi, nếu thêm một ít dầu hỏa, lửa sẽ cháy mạnh hơn. Như vậy dầu hỏa là chất xúc tác cho quá trình này.
B. Trong quá trình sản xuất rượu (ethanol) từ gạo người ta rắc men lên gạo đã nấu chín (cơm) trước khi đem ủ vì men là chất xúc tác có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng chuyển hóa tinh bột thành rượu. C. Một chất xúc tác có thể xúc tác cho tất cả các phản ứng. D. Có thể dùng chất xúc tác để làm giảm tốc độ của phản ứng. Câu 6. Có hai cốc chứa dung dịch Na 3 SO 3 , trong đó cốc A có nồng độ lớn hơn cốc B. Thêm nhanh cùng một lượng dung dịch H 2 SO 4 cùng nồng độ vào hai cốc. Hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm trên là A. Cốc A xuất hiện kết tủa, cốc B không thấy kết tủa. B. Cốc A xuất hiện kết tủa nhanh hơn cốc B. C. Cốc A xuất hiện kết tủa chậm hơn cốc B. D. Cốc A và cốc B xuất hiện kết tủa với tốc độ như nhau. Câu 7. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào xảy ra với tốc độ nhanh nhất? A. Quá trình quang hợp B. Quá trình gỉ của sắt. C. Quá trình đốt cháy magnesium trong oxygen. D. Quá trình lên men rượu. Câu 8. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Trong tự nhiên, không tồn tại đơn chất halogen. B. Tính oxi hoá của đơn chất halogen giảm dần từ F 2 đến I 2 . C. Khí chlorine ẩm và nước chlorine đều có tính tẩy màu. D. Fluorine có tính oxi hoá mạnh hơn chlorine, oxi hoá Cl - trong dung dịch NaCl thành Cl 2 Câu 9. Halogen tồn tại thể lỏng ở điều kiện thường là A. fluorine. B. bromine. C. Iodine. D. chlorine. Câu 10. Hydrogen halide có nhiệt độ sôi cao nhất là A. HI. B. HCl. C. HBr. D. HF. Câu 11. Phân tử có tương tác van der Waals lớn nhất là A. HCl. B. HI. C. HBr. D. HF. Câu 12. Đặc tính nào khiến acid hypocloric (sản phẩm tạo ra khi chlorine tan vào nước) và thuốc tím đều có thể sử dụng trong diệt khuẩn? A. Đều có độc tính nên có thể diệt vi khuẩn. B. Đều có tính oxi hóa mạnh nên có thể diệt khuẩn.
C. Đều có khả năng hút nước của vi khuẩn. D. Đều tác dụng với nước tạo ra hóa chất có khả năng diệt vi khuẩn. Câu 13. Cho thí nghiệm như hình vẽ, bên trong bình có chứa khí hydrogen chloride, trong chậu thủy tinh chứa nước có nhỏ vài giọt quỳ tím. Xuất hiện hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm nước phun vào bình và chuyển thành màu đỏ. Thí nghiệm thử tính tan của khí HCl Thí nghiệm này giải thích: A. tính tan của khí hydrochloride và tính acid của acid hydrochloric acid. B. tính tan và tính acid của khí hydrochloride. C. tính chất hoá học của khí hydrochloride là dễ dàng phản ứng với nước. D. khí hydrochloride nặng hơn không khí. Câu 14. Phản ứng: CaO + H 2 O → Ca(OH) 2 thuộc loại A. Phản ứng hóa hợp, không oxi hóa - khử. B. Phản ứng thế, oxi hóa - khử. C. Phản ứng phân hủy, oxi hóa - khử. D. Phản ứng hóa hợp, oxi hóa - khử. Câu 15 .Cho hai phản ứng xảy ra ở điều kiện chuẩn : (1)N 2 (g) + O 2 (g) 2NO(g) 0 r298H (1) (2)NO(g) + 1 2 O 2 (g) NO 2 (g) 0 r298H (2) Những phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Enthalpy tạo thành chuẩn của NO là 1 2 0 r298H (1)kJ.mol -1 . B. Enthalpy tạo thành chuẩn của NO 2 là 0 r298H (2)kJ.mol -1 . C. Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa 1 mol N 2 với 1 mol O 2 tạo thành 2 mol NO là 1 2 0 r298H (1)kJ.mol -1 . D. Enthalpy tạo thành chuẩn của NO 2 (g) là 1 2 0 r298H (1)+ 0 r298H (2) (kJ.mol -1 ). Câu 16. Cho các phát biểu sau: (1) Để phản ứng hoá học xảy ra, các hạt (phân tử, nguyên tử, ion) của chất phản ứng phải va chạm với nhau. (2) Khi tăng áp suất khí CO thì tốc độ phản ứng: CO(g) + FeO(s) Fe(s) + CO 2 (g) tăng lên. (3) Khi nhiệt độ tăng lên 10 0 C thì tốc độ của các phản ứng hoá học đều tăng lên gấp đôi. (4) Nếu năng lượng va chạm giữa hai phân tử chất phản ứng nhỏ hơn năng lượng hoạt hoá thì sẽ gây ra phản ứng hoá học. (5) Phản ứng có năng lượng hoạt hoá càng thấp thì xảy ra càng nhanh. Chọn các phát biểu sai: A. (1), (3) và (4). B. (1), (2) và (3). C. (2), (3) và (4). D. (3) và (4). Câu 17. Dẫn đơn chất halogen X qua bình đựng H 2 O thấy tạo khí Y. Chất X và khí Y lần lượt là A. Fluorine và oxygen. B. Fluorine và hydrogen. C. Bromine và oxygen. D. Chlorine và oxygen. Câu 18. Một số ứng dụng của hydrogen halide và hydrohalic acid hiện nay được cho dưới đây. (1) Hàng năm, thế giới cần hàng chục triệu tấn hydrogen chloride để sản xuất hydrochloric acid. (2) Một lượng lớn hydrochloric acid được dùng trong sản xuất nhựa, phân bón, thuốc nhuộm, …