PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 03. Đề HSG Hóa Học 12 - Quảng Trị (2023 - 2024) [Tự luận].docx

Trang 1/3 – Mã đề 001 UBND TỈNH QUẢNG TRỊ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn thi: Hóa học 12 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 03 trang) Họ và tên học sinh :...................................... Số báo danh : ……….…………………. Cho biết nguyên tử khối của một số nguyên tố: H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137. Câu 1: (5,0 điểm) 1. Viết các phương trình hoá học để hoàn thành dãy biến hoá sau: 2. Chỉ dùng chất chỉ thị phenolphtalein, hãy phân biệt các dung dịch sau đựng trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn: NaHSO 4 , Na 2 CO 3 , BaCl 2 , NaCl, Mg(NO 3 ) 2 , AlCl 3 . Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. 3. Oxi hóa 28,8 gam Mg bằng a mol hỗn hợp khí A gồm oxi và ozon có tỉ khối so với H 2 bằng 20, thu được m gam hỗn hợp rắn X. Hòa tan X bằng một lượng vừa đủ dung dịch hỗn hợp gồm HCl 1M và H 2 SO 4 0,5M, thu được dung dịch Y chứa (m + 90,6) gam hỗn hợp muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị của a. 4. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Al và Mg trong 1 lít dung dịch gồm AgNO 3 bM và Cu(NO 3 ) 2 2bM, thu được 45,2 gam chất rắnB. Cho B tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO 3 đặc, nóng, dư, thu được 0,7 mol NO 2 (sản phẩm khử duy nhất của HNO 3 ). Tính giá trị của b. Câu 2: (5,0 điểm) 1. Nung hỗn hợp gồm Al, Fe 3 O 4 và Cu ở nhiệt độ cao (không có mặt O 2 ), thu được chất rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được chất rắn Y và khí H 2 . Cho Y vào dung dịch chứa AgNO 3 , thu được chất rắn Z và dung dịch E chứa 3 muối. Cho dung dịch HCl vào E có khí NO thoát ra. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra. 2. Viết phương trình hóa học trong các trường hợp sau: a) Cho FeS 2 tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 đặc, nóng. b) Cho Na 2 S tác dụng với dung dịch Cu(NO 3 ) 2 . c) Cho AlCl 3 tác dụng với dung dịch Na 2 S. d) Cho dung dịch KHSO 4 tác dụng với Fe. 3. Hoà tan Al trong dung dịch HNO 3 loãng, dư; thu được dung dịch D và khí E không màu, E được điều chế bằng cách đun nóng dung dịch bão hoà NH 4 NO 2 . Chia dung dịch D làm 2 phần. Nhỏ từ từ dung dịch NH 3 đến dư vào phần thứ nhất. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào phần thứ hai có khí thoát ra. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra. 4. Dẫn một luồng khí CO dư đi qua 7,12 gam hỗn hợp X gồm FeO, CuO và MO (tỉ lệ mol tương ứng là 6 : 3 : 1, M là kim loại có hóa trị không đổi) nung nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được

Trang 3/3 – Mã đề 001 h) L + NaOH (CaO, t⁰) → M + F 4. Hỗn hợp M gồm hai hợp chất hữu cơ mạch hở P và Q (chỉ chứa C, H, O) tác dụng với dung dịch NaOH, thu được một ancol đơn chức và hai muối của hai axit hữu cơ đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho 22,1 gam hỗn hợp M tác dụng vừa đủ với cùng dịch NaOH, thu được 18,5 gam muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 44,2 gam hỗn hợp M cần vừa đủ 2,85 mol O 2 , dẫn toàn bộ sản phẩm thu được qua dung dịch Ca(OH) 2 dư, kết thúc phản ứng thu được 230 gam kết tủa. Xác định công thức cấu tạo của P và Q. 5. Hợp chất hữu cơ X 1 chứa các nguyên tố C, H, O và phân tử có một loại nhóm chức. Trong X 1 , tỉ lệ khối lượng C và H tương ứng là 72 : 7. Biết phân tử khối của X 1 nhỏ hơn 280 và X 1 chứa 23,829% oxi về khối lượng. a) Xác định công thức phân tử của X 1 . b) Cho 0,1 mol X 1 phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,3 mol NaOH, thu được dung dịch Y 1 . Làm bay hơi Y 1 , thu được hơi nước và hỗn hợp chất rắn khan Z 1 . Cho Z 1 phản ứng hoàn toàn với dung dịch H 2 SO 4 loãng, dư thu được hai axit cacboxylic đơn chức là đồng đẳng kế tiếp và hợp chất hữu cơ T (phân tử khối của T nhỏ hơn 128). Xác định công thức cấu tạo của X 1 và T.
Trang 4/3 – Mã đề 001 ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT Câu 1: (5,0 điểm) 1. Na 2 CO 3 + CaCl 2  → CaCO 3 + 2NaCl Na 2 CO 3 + 2HCl → 2NaCl + CO 2 + H 2 O CO 2 + 2NaOH → Na 2 CO 3 + H 2 O CaCO 3 (t°) → CaO + CO 2 CO 2 + Ca(OH) 2  → CaCO 3 + H 2 O CaCO 3 + CO 2 + H 2 O → Ca(HCO 3 ) 2 Ca(HCO 3 ) 2 (t°) → CaCO 3 + CO 2 + H 2 O 2CO 2 + Ca(OH) 2  → Ca(HCO 3 ) 2 Ca(HCO 3 ) 2 + 2HCl → CaCl 2 + 2CO 2 + 2H 2 O Ca(HCO 3 ) 2 + 2NaOH → CaCO 3 + Na 2 CO 3 + 2H 2 O 2. Dùng chất chỉ thị phenolphtalein nhận biết được Na 2 CO 3 (xuất hiện màu hồng). Các mẫu còn lại đều không có màu. Cho dung dịch Na 2 CO 3 vào dung dịch các mẫu còn lại: + Có khí thoát ra là NaHSO 4 : Na 2 CO 3 + 2NaHSO 4 → 2Na 2 SO 4 + CO 2 + H 2 O + Có khí thoát ra và kết tủa keo trắng là AlCl 3 : 3Na 2 CO 3 + 2AlCl 3 + 3H 2 O → 2Al(OH) 3 + 3CO 2 + 6NaCl + Không có hiện tượng gì là NaCl. + Có kết tủa trắng là BaCl 2 , Mg(NO 3 ) 2 : Na 2 CO 3 + BaCl 2 → BaCO 3 + 2NaCl Na 2 CO 3 + Mg(NO 3 ) 2 → MgCO 3 + 2NaNO 3 Cho dung dịch NaHSO 4 vào dung dịch BaCl 2 , Mg(NO 3 ) 2 , có kết tủa trắng là BaCl 2 , không có kết tủa là Mg(NO 3 ) 2 : NaHSO 4 + BaCl 2 → BaSO 4 + NaCl + HCl 3. nMg = 1,2; nHCl = x; nH 2 SO 4 = 0,5x Bảo toàn điện tích cho muối: 1,2.2 = x + 2.0,5x → x = 1,2 m muối = m + 90,6 = 28,8 + 35,5x + 96.0,5x → m = 38,4

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.