PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 17. Sửa đổi và bổ sung một số căn cứ miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự - Ths. Lê Vũ Huy.pdf

SỬA ĐỔI VÀ BỔ SUNG MỘT SỐ CĂN CỨ MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ Lê Vũ Huy Tóm tắt Bài viết trình bày về vấn đề cần thiết sửa đổi và bổ sung một số căn cứ miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 29 Bộ luật hình sự năm 2015. Trong đó, các giả tập trung vào các hạn chế trong quy định và áp dụng khoản 3 Điều 29 Bộ luật hình sự năm 2015, kiến nghị bổ sung một số căn cứ miễn trách nhiệm hình sự vào quy định tại Điều 29 Bộ luật hình sự năm 2015. Từ khóa: Bộ luật hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, luật tố tụng hình sự, trách nhiệm hình sự. Đặt vấn đề Một trong những nguyên tắc của chính sách hình sự trong xử lý tội phạm của Nhà nước ta đó là tiết kiệm tính cưỡng chế trong việc áp dụng các chế tài hình sự, có nghĩa là chỉ sử dụng liều lượng cưỡng chế ở một mức độ cần và đủ để đấu tranh có hiệu quả với tội phạm. Do đó, quy định miễn, giảm trách nhiệm hình sự bên cạnh hệ thống hình phạt và các biện pháp cưỡng chế khác nhằm đáp ứng được đòi hỏi của nguyên tắc tiết kiệm tính cưỡng chế trong xử lý tội phạm. Một nguyên tắc thể hiện bản chất nhân đạo, công bằng của Luật Hình sự nước ta.1 Trong pháp luật hình sự Việt Nam, miễn trách nhiệm hình sự (TNHS) là một trong những chế định quan trọng, có nội dung khoan hồng ở mức cao nhất đối với người phạm tội. Mặc dù Bộ luật hình sự năm 2015 (BLHS 2015) đã có những sửa đổi, bổ sung nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định này. Tuy nhiên, các quy định về miễn TNHS còn nhiều điểm chưa hợp lý về cả lý luận, pháp lý và thực tiễn áp dụng. Điều kiện áp dụng các căn cứ miễn TNHS còn một số điểm chưa rõ ràng, không được hướng dẫn cụ thể nên việc áp dụng pháp luật của các cơ quan thẩm quyền gặp nhiều khó khăn và không thống nhất. Do  Thạc sĩ, giảng viên Khoa Luật Hình sự, Trường Đại học Luật Tp.HCM. 1 Trần Thị Quang Vinh (Chủ biên, 2019), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần chung (Tái bản lần thứ nhất có sửa đổi, bổ sung), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.359.
đó, cần phải tiếp tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện các quy định của BLHS 2015 về căn cứ miễn TNHS. 1. Quy định các căn cứ miễn trách nhiệm hình sự tại Điều 29 Bộ luật hình sự Miễn TNHS là không buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm mà người đó đã thực hiện.2 Miễn TNHS khác với trường hợp không phải chịu trách nhiệm hình sự. Người được miễn TNHS là người đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng không phải chịu hậu quả pháp lý do hành vi đó gây ra khi có đủ những căn cứ và điều kiện do luật hình sự quy định, còn người không phải chịu trách nhiệm hình sự là người không phạm tội. Hậu quả pháp lý của việc áp dụng biện pháp miễn TNHS đương nhiên không để lại án tích cho người bị kết án có nghĩa rằng tất cả các trường hợp khi được áp dụng với tính cách là miễn TNHS đều không có án tích. Theo quy định của BLHS 2015, miễn TNHS bao gồm nhiều trường hợp được quy định ở Phần Chung và Phần các tội phạm của BLHS, trong đó quy định tại Điều 29 BLHS mang tính khái quát chung các căn cứ miễn TNHS, còn lại là miễn TNHS trong một số trường hợp đặc biệt, cụ thể như: miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo Điều 16 BLHS; miễn trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 27 BLHS; miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội theo khoản 2 Điều 91 BLHS; miễn TNHS theo quy định tại khoản 7 Điều 364 BLHS;... Một số căn cứ miễn TNHS quy định tại Điều 29 BLHS cụ thể như sau: - Miễn TNHS trong trường hợp khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa (điểm a khoản 1 Điều 29 BLHS). - Miễn TNHS khi có quyết định đại xá (điểm b khoản 1 Điều 29 BLHS) - Miễn TNHS khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa (điểm a khoản 2 Điều 29 BLHS) 2 Trần Thị Quang Vinh, tlđd, tr.361.
- Miễn TNHS khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa (điểm b khoản 2 Điều 29 BLHS) - Miễn TNHS khi người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận (điểm c khoản 2 Điều 29 BLHS) - Miễn TNHS theo khoản 3 Điều 29 BLHS. Khoản 3 Điều 29 BLHS quy định: “ Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc được người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn TNHS, thì có thể được miễn TNHS”. 2. Một số hạn chế trong căn cứ miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Bộ luật hình sự Quy định căn cứ có thể được miễn TNHS theo khoản 3 Điều 29 BLHS là nhằm khuyến khích người phạm tội có những hành động tích cực khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại thỏa đáng cho bị hại hoặc đại diện của bị hại để giảm bớt hậu quả của tội phạm. Thể hiện ý thức và trách nhiệm của người thực hiện tội phạm đối với hành vi phạm tội cần được các cơ quan tiến hành tố tụng để xem xét để có thể miễn TNHS.3 Trong căn cứ này, để áp dụng miễn TNHS đối với người thực hiện tội phạm cần có các điều kiện sau4 : - Được áp dụng đối với loại tội phạm là tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác. - Người phạm tội đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả. - Người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải. 3 Hoàng Đình Duyên (2019), “Áp dụng không thống nhất về miễn trách nhiệm hình sự, quy định tại khoản 3, Điều 29 BLHS 2015” [https://tapchitoaan.vn/public/ap-dung-khong-thong-nhat-ve-mien-trach-nhiem-hinh-su-quy-dinh-tai- khoan-3-dieu-29-blhs-2015] (truy cập ngày 28/9/2024). 4 Hoàng Đình Duyên, tlđd.
- Người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại có đề nghị miễn trách nhiệm hình sự. Nghiên cứu quy định và thực tiễn áp dụng pháp luật về căn cứ miễn TNHS theo khoản 3 Điều 29 BLHS, tác giả nhận thấy còn tồn tại một số hạn chế như sau: Thứ nhất, quy định tại khoản 3 Điều 29 BLHS sử dụng thuật ngữ “người bị hại” làm giới hạn lại về chủ thể “bị hại” so với quy định của BLTTHS. Theo quy định tại Điều 62 BLTTHS 2015 về bị hại thì “Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.”. Trước đây, trong BLTTHS năm 2003 đưa ra khái niệm “Người bị hai” theo đó “Người bị hại là người bị thiệt hại về vật chất, tinh thần hoặc tài sản do tội phạm gây ra. Người bị hại chỉ có thể là thể nhân bị người phạm tội làm thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc về tài sản. Nếu người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì cha, mẹ, người giám hộ của họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hợp pháp của người bị hại. Trong trường hợp người bị hại chết thì cha, mẹ, vợ, chồng, con của người bị hại tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hợp pháp của người bị hại và có những quyền của người bị hại.”. Tuy nhiên trong BLTTHS năm 2015, thuật ngữ “Người bị hại” đã được thay thế bằng thuật ngữ “Bị hại”, trong đó khái niệm bị hại mở rộng hơn đối tượng bao gồm công dân và pháp nhân, (BLTTHS năm 2003 quy định người bị hại chỉ có công dân).5 Như vậy, tại khoản 3 Điều 29 BLHS sử dụng thuật ngữ “người bị hại” có thể hiểu chỉ áp dụng trường hợp này nếu đối tượng nạn nhân bị gây thiệt hại trong trường hợp này chỉ có thể là “cá nhân” mà không bao gồm pháp nhân. Chính vì vậy, tác giả cho rằng nên sửa đổi thuật ngữ “người bị hại” quy định tại khoản 3 Điều 29 BLHS thành “bị hại” cho phù hợp với quy định của BLTTHS. Thứ hai, các cơ quan tiến hành tố tụng trong một số trường hợp còn xác định khác nhau về tư cách tố tụng giữa “bị hại” và “người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan”, làm cho quyền và nghĩa vụ của họ cũng khác nhau. Theo khoản 3 Điều 29 BLHS, một trong những căn cứ để miễn TNHS là “được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự”. Như vậy, chủ thể “tự nguyện 5 Trần Văn Hùng (2018), “Quy định về “bị hại” trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015” [https://tapchitoaan.vn/quy- dinh-ve-bi-hai-trong-bo-luat-to-tung-hinh-su-nam-2015] (truy cập ngày 28/9/2024).

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.