PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text STEM - KHTN 6 - THỰC HÀNH QUAN SÁT TẾ BÀO - LÀM MÔ HÌNH TẾ BÀO TỪ NGUYÊN VẬT LIỆU CÓ SẴN.pdf

CHỦ ĐỀ 6: TẾ BÀO – ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG CHỦ ĐỀ STEM: THỰC HÀNH QUAN SÁT TẾ BÀO - LÀM MÔ HÌNH TẾ BÀO BẰNG VẬT LIỆU CÓ SẴN (2 tiết) Mô tả chủ đề: Trong bối cảnh giáo dục hiện đại, việc học tập không chỉ dừng lại ở kiến thức lý thuyết mà còn cần phát triển khả năng vận dụng vào thực tiễn. Giáo dục STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học) đã trở thành một xu hướng toàn cầu, giúp học sinh nâng cao tư duy sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề và khả năng làm việc nhóm. Các hoạt động STEM không chỉ đơn thuần là việc học lý thuyết mà còn đòi hỏi học sinh áp dụng những kiến thức đã học vào các dự án thực tiễn, từ đó phát triển toàn diện cả về năng lực tư duy lẫn kỹ năng mềm. Trong chương trình Khoa học Tự nhiên, đặc biệt là môn Sinh học, tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống và đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu biết về cơ thể sống. Tuy nhiên, việc học về tế bào đôi khi khá trừu tượng đối với học sinh, nhất là khi các em chỉ được tiếp xúc qua sách vở và hình ảnh hai chiều. Vì vậy, việc áp dụng phương pháp học tập thực hành thông qua việc tạo ra các mô hình tế bào giúp học sinh có cái nhìn trực quan và sinh động hơn về cấu trúc và chức năng của tế bào. Dựa trên nền tảng giáo dục STEM, chủ đề "Thực hành quan sát tế bào - Làm mô hình tế bào bằng vật liệu có sẵn" được thiết kế nhằm mục đích giúp học sinh không chỉ nắm vững kiến thức lý thuyết về cấu trúc tế bào mà còn khuyến khích sự sáng tạo và kỹ năng thủ công. Trong hoạt động này, học sinh sẽ được quan sát tế bào bằng mát thường và qua kính hiển vi, sử dụng những vật liệu đơn giản, dễ tìm trong cuộc sống hàng ngày như giấy, bìa cứng, mút xốp hay các vật dụng tái chế khác để tạo ra mô hình tế bào. Thông qua quá trình này, học sinh sẽ hiểu rõ hơn về các thành phần của tế bào, chẳng hạn như màng tế bào, nhân và các bào quan khác. Đồng thời, học sinh có cơ hội làm việc nhóm, trao đổi ý kiến và thể hiện sự sáng tạo trong cách thiết kế mô hình, từ đó phát triển khả năng làm việc nhóm và tư duy phản biện. Chủ đề này không chỉ giúp củng cố kiến thức môn Sinh học mà còn tạo ra môi trường học tập thú vị, gần gũi với cuộc sống. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Củng cố kiến thức về hình dạng, cấu tạo tế bào thông qua thực hành quan sát tế bào. - Hệ thống hóa được kiến thức về tế bào. 2. Kĩ năng 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về hình dạng và kích thước của một số loại tế bào,... - Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân công của GV, đảm bảo mỗi HS đều có cơ hội tham gia thảo luận và trình bày báo cáo trước lớp. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm thông qua việc tham gia các trò chơi, hoạt động mà GV tổ chức. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết vấn đề, trả lời câu hỏi trong các phiếu học tập, phiểu nhiệm vụ,đưa ra phương án thực hiện sản phẩm học tập sáng tạo.


tiêu bản đẹp. - GV tổ chức để HS lần lượt tiến hành các nội dung thực hành (quan sát ngay sau khi làm tiêu bản). GV làm mẫu một số thao tác khó và giải đáp các thắc mắc của HS (nếu có). - GV phát phiếu bảng kiểm) hướng dẫn các nhóm sau thực hành học sinh sẽ đánh giá lẫn nhau trong cùng một nhóm theo các tiêu chí trong bảng kiểm. - Các nhóm tiến hành thực hành làm tiêu bản tế bào vảy hành và tế bào biểu bì ếch và quan sát hình ảnh tế bào trên kính hiển vi. Từng cá nhân vẽ lại hình ảnh quan sát được đó vào vở. - Các tiêu bản của từng nhóm sẽ được chiếu trên màn hình, để học sinh làm căn cứ để đánh giá lẫn nhau trong một nhóm thông qua bảng kiểm Nội dung thực hành Thời gian dự kiến thực hiện Yêu cầu cần đạt được Quan sát tế bào trứng cá. 7-10 phút - Quan sát được hình dạng từng tế bào trứng cá bằng mắt thường hoặc kính lúp. - Xác định được thành phần quan sát được là cấu trúc nào của tế bào. Làm tiêu bản, quan sát tế bào biểu bì hành tây. 5-7 phút - Lớp biểu bì được lột mỏng để các tế bào tách riêng và không bị chồng lên nhau. - Quan sát được thành tế bào, tế bào chất và nhân rõ nét bằng kính hiển vi. Quan sát hình dạng tế bào biểu bì da ếch 7-10 phút - Quan sát được hình dạng từng tế bào biểu bì da ếch qua kính hiển vi. c) Sản phẩm Kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS là hình ảnh tiêu bản tế bào của các nhóm trên màn chiếu và hình vẽ trong vở d) Tổ chức thực hiện Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Quan sát tế bào trứng cá bằng mắt thường và kính lúp Nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS lấy tế bào trứng cá quan sát bằng mắt thường và kính lúp cầm tay sau đó so sánh kết quả quan sát được. Tổ chức dạy học: GV định hướng để HS tự thực hiện thí nghiệm lấy trứng cá và quan sát bằng mắt thường và kính lúp cầm tay. GV có thể đặt một vài câu hỏi yêu cầu HS chú ý khi thực hiện thí nghiệm như: 1. Tại sao khi tách trứng cá chép cần nhẹ tay, không để kim mũi mác làm vỡ màng trứng? Yêu cầu HS nhận xét kết quả quan sát tế bào trứng cá bằng mắt thường và kính lúp. Bước 1: Dùng kim mũi mác tách trứng cá cho vào đĩa kính đồng hồ đã có sẵn vài giọt nước cất. Bước 2: Quan sát bằng mắt thường và kính lúp cẩm tay. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Quan sát tế bào biểu bì vảy hành bằng kính hiển vi quang học.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.