Nội dung text 4. THƠ 8 CHỮ. THỨC VỚI QUÊ HƯƠNG.pdf
1 THỨC VỚI QUÊ HƯƠNG Lưu Quang Vũ Khuya lắm rồi, vừa đổi xong phiên gác Mưa rào rào nằm ngoài không ngủ được Nghe cuốc kêu hoài từ một đầm xa... Mùa hạ sắp về nối tiếp những cơn mưa. Chùm nhãn chín cành cao rạo rực Sắp gặp nắng nhựa dồn nên nhãn thức Ta cũng bồi hồi trong đêm bâng khuâng: Ừ xa nhà đánh giặc đã hai năm Đếm tháng đếm mùa bằng tên trận thắng. Con của mẹ giữa lòng dân khôn lớn Như cây giữa rừng chẳng ngại phong ba... Nhớ lũ em giờ sơ tán nơi xa Mưa này lội đường trơn đi học Thương mỗi cây ngô gốc sắn quê nhà Phải lo lắng từng cơn dông trận bão. Đùm bọc nhau đôi miền chiến đấu Mấy chục năm rồi tay súng chẳng ngơi... Cuốc cuốc, con chim của nỗi bồi hồi Từng khắc khoải người xưa thương đất nước Nay vẫy gọi cánh đồng chiêm thao thức Bông lúa vàng hạt mẩy quẫy trong mưa Ngoài kia đường dài lấp loáng đèn pha Đẫm bùn nhão xe băng ra mặt trận Người đi người đi như dòng sông vô tận Áo ướt đầm, lòng cháy nỗi yêu nhau Đồng đội ơi, đêm nay anh về đâu ? Lớn lên trong những năm đánh giặc Lòng ta đẹp như là đất nước Như gió vui rụng ngọn lá trên cành... Từ nơi này mai đơn vị hành quân Suốt mùa hạ, suốt tình yêu xứ sở Với cây súng, với vần thơ viết dở Với con đường rộng mở đến mai sau... Như nhãn thơm thấm mát giọt mưa đầu
2 Như tia nắng sáng niềm tin giản dị, Đất nhận lấy tâm hồn người lính trẻ Đêm sâu này thức trắng với quê hương. (4 -1967) A. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của văn bản? 2. Xác định nhân vật trữ tình và cảm xúc chủ đạo của bài thơ? 3. Nhận xét về cách gieo vần của tác giả trong bài thơ trên. 4. Hoàn cảnh nhân vật trữ tình “thức” cùng quê hương có gì đặc biệt? Qua đó, em hãy phân tích bối cảnh không gian, thời gian xuất hiện nỗi nhớ. 5. Nhân vật trữ tình trong bài thơ đã thể hiện tình yêu của mình với quê hương qua những nỗi niềm và hành động cụ thể. Hãy phân tích những chi tiết ấy, từ đó thấy rõ hơn vẻ đẹp tâm hồn người lính trẻ. 6. Trình bày vai trò của yếu tố tự sự trong bài thơ trên. 7. Chỉ ra và phân tích tác dụng của 02 biện pháp điệp ngữ trong bài thơ? 8. Chỉ ra và phân tích tác dụng của 02 biện pháp so sánh trong bài thơ? 9. Chỉ ra và phân tích tác dụng của 01 biện pháp nhân hóa trong bài thơ? 10. Chỉ ra và phân tích tác dụng của 01 biện pháp tu từ trong câu thơ? "Đêm sâu này thức trắng với quê hương" 11. Hình ảnh của người lính trẻ trong bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm và hành động của mình đối với Tổ quốc hôm nay? 12. Liệt kê một số bài thơ khác cũng thể hiện tình yêu và khát vọng cống hiên cho quê hương của những con người Việt Nam. B. VIẾT: Viết đoạn văn 200 chữ ghi lại cảm xúc của em về khổ thơ cuối bài thơ “Thức với quê hương”.
3 ĐÁP ÁN 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của văn bản? - Thể thơ: tự do. - Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 2. Xác định nhân vật trữ tình và cảm xúc chủ đạo của bài thơ? - Nhân vật trữ tình: người lính trẻ đang ở xa nhà, trực đêm trong một đêm mưa. - Cảm xúc chủ đạo: o Nỗi nhớ quê hương da diết, đặc biệt là những hình ảnh gần gũi, thân thuộc của làng quê. o Tình yêu quê hương đất nước, gắn liền với ý thức trách nhiệm với Tổ quốc. o Niềm lạc quan, tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của đất nước. 3. Nhận xét về cách gieo vần: - Gieo vần linh hoạt (vần chân, vần cách, vần liền) 4. Hoàn cảnh nhân vật trữ tình “thức” cùng quê hương có gì đặc biệt? Qua đó, em hãy phân tích bối cảnh không gian, thời gian xuất hiện nỗi nhớ. o Nhân vật trữ tình “thức” với quê hương trong một hoàn cảnh khá đặc biệt: xa nhà, đi chiến đấu, người lính trẻ sau khi đổi phiên gác, trời mưa nằm hoài không ngủ được lại cảm nhận thấy những âm thanh, hình ảnh thân thương của quê hương. o Đó chính là bối cảnh thời gian, không gian xuất hiện nỗi nhớ. Nó có nhiều điểm tương đồng với bối cảnh giãi bày tâm sự trong thơ ca trước đó và đương thời. 5. Nhân vật trữ tình trong bài thơ đã thể hiện tình yêu của mình với quê hương qua những nỗi niềm và hành động cụ thể. Hãy phân tích những chi tiết ấy, từ đó thấy rõ hơn vẻ đẹp tâm hồn người lính trẻ. • Nhân vật trữ tình trong bài thơ đã thể hiện tình yêu của mình với quê hương qua những nỗi niềm và hành động cụ thể: o Cảm nhận và miêu tả sinh động những vẻ đẹp bình dị của quê hương, o Hai năm trời đi lính, chấp nhận xa nhà, chấp nhận mọi gian khó, chiến đấu để bảo vệ quê hương; o Thương mẹ, thương em; o tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dần tộc... → Điều đó cho thấy tình yêu quê hương ở người lính trẻ ấy đã biến thành lí tưởng, thành quyết tâm hành động. 6. Trình bày vai trò của yếu tố tự sự trong bài thơ trên. - Yếu tố tự sự trong bài thơ "Thức với quê hương" đóng vai trò làm nền cho cảm xúc trữ tình được bộc lộ. Câu chuyện người lính thức đêm làm nhiệm vụ, nhớ về quê hương và đồng đội đã khơi gợi nên những dòng suy tư, cảm xúc sâu lắng về tình yêu quê hương đất nước. - Đồng thời, yếu tố tự sự giúp làm nổi bật hình ảnh người lính - nhân vật trữ tình trong tác phẩm.
4 7. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số biện pháp điệp ngữ trong bài thơ? - Điệp ngữ "Người đi người đi": - Tác dụng: + Nhấn mạnh sự ra đi liên tục của những người lính nơi chiến trường. + Thể hiện sự hy sinh quên mình của những người lính, sẵn sàng lên đường chiến đấu vì Tổ quốc. + Tạo nên âm hưởng dồn dập, thúc giục - Điệp ngữ “suốt” (Suốt mùa hạ, suốt tình yêu xứ sở) - Tác dụng: + Nhấn mạnh tình yêu quê hương đất nước luôn thường trực, không bao giờ phai mờ trong trái tim người lính. + Tình yêu ấy sâu đậm, bền chặt và là nguồn động lực để người lính vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. 8. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số biện pháp so sánh trong bài thơ? *So sánh “Con của mẹ giữa lòng dân khôn lớn / Như cây giữa rừng chẳng ngại phong ba” - Tác dụng: + So sánh người lính với cây giữa rừng, cho thấy sự trưởng thành, mạnh mẽ của người lính trong lòng nhân dân. Hình ảnh cây giữa rừng không ngại phong ba gợi lên sức sống mãnh liệt, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách. + Qua đó, thể hiện niềm tin tưởng vào sự trưởng thành và vững vàng của người lính trong chiến đấu. *So sánh: "Lòng ta đẹp như là đất nước/ Như gió vui rụng ngọn lá trên cành": - Tác dụng: + So sánh lòng người lính với đất nước và gió, tác giả muốn thể hiện đất nước tươi đẹp đã nuôi dưỡng tâm hồn người lính, còn gió là hình ảnh của tự do, niềm vui trong tâm hồn họ. + Cách so sánh này cho thấy tinh thần lạc quan, yêu đời của người lính, đồng thời thể hiện tình yêu quê hương đất nước tha thiết. 9. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số biện pháp nhân hóa trong bài thơ? - Nhân hóa: “nhãn thức” trong câu thơ "Sắp gặp nắng nhựa dồn nên nhãn thức/Ta cũng bồi hồi trong đêm bâng khuâng": + Chùm nhãn không còn là vật vô tri vô giác mà trở nên gần gũi, có hồn, biết "thức" như con người. Chùm nhãn thức như con người, cùng bồi hồi, bâng khuâng trong đêm. + Người lính nhìn chùm nhãn thức mà liên tưởng đến chính mình, cũng đang thao thức, bồi hồi. Điều này cho thấy sự hòa quyện giữa tâm hồn người lính với thiên nhiên. - Nhân hóa: “cánh đồng chiêm thao thức” trong câu "Nay vẫy gọi cánh đồng chiêm thao thức"