Nội dung text 2.1.HS.BỘ 1000 CÂU ĐÚNG SAI - HÓA 10 - CHƯƠNG 2.pdf
BỘ 1000 CÂU ĐÚNG SAI THEO CHƯƠNG MÔN HÓA HỌC LỚP 10 CHƯƠNG 2 BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC DÙNG RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY Theo chương trình GDPT mới
Câu 1. Cho phát biểu sau: a. Mỗi nguyên tố hóa học chiếm một ô trong bảng tuần hoàn được gọi là ô nguyên tố. b. Số thứ tự ô nguyên tố = số hiệu nguyên tử của nguyên tố (= số e = số p = số đơn vị điện tích hạt nhân). c. Chu kì là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình e tương tự nhau do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành 1 cột. d. Nhóm nguyên tố là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp e, được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. Câu 2. Cho các nhận định sau: a. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp e, được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. b. Có 2 chu kì là chu kì A và chu kì B. c. Số thứ tự chu kì = số phân lớp e. d. Bảng tuần hoàn hiện có 7 chu kì được đánh số từ 1 đến 7. Câu 3. Cho các mệnh đề sau : a. Số thứ tự ô nguyên tố = số hiệu nguyên tử của nguyên tố (= số e = số p = số đơn vị điện tích hạt nhân). b. Bảng tuần hoàn hiện có 7 chu kì được đánh số từ 1 đến 7 (chu kì 7 chưa hoàn thành). c. Có 2 loại nhóm nguyên tố là nhóm A và nhóm B. Nhóm A: bao gồm các nguyên tố d và f. d. Số thứ tự nhóm B = tổng số e lớp ngoài cùng. Câu 4. Hình bên dưới mô tả ô nguyên tố của Chlorine trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học: a. Chlorine có kí hiệu là Cl; nguyên tử khối trung bình là 35,45; nguyên tử có 17 neutron. S b. Chlorine thuộc ô số 17, chu kì 3, nhóm VIIA. Đ c. Chlorine có thể tạo thành ion Cl- , có cấu hình electron giống với khí hiếm Ar. d. Chlorine là nguyên tố có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn. Câu 5. Hãy đánh giá tính đúng sai của nhận định sau : a. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. CHƯ Ơ NG BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 2 17 Cl Chlorine 35,45
b. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều số khối tăng dần. c. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần. d. Trong bảng tuần hoàn Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 cột. Câu 6. Hãy đánh giá các nhận định sau: a. Electron hóa trị là những electron có khả năng tham gia hình thành liên kết hóa học - electron lớp ngoài cùng hoặc phân lớp kế ngoài cùng chưa bão hòa. b. Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một cột. c. Nhóm nguyên tố là nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số phân electron lớp ngoài giống nhau và do đó có tính chất tương tự nhau được xếp thành cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử. d. Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng. Câu 7. Xét các mệnh đề sau đây đúng hay sai? a. Nhóm nguyên tố là nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau và do đó có tính chất tương tự nhau được xếp thành cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử. b. Bảng tuần hoàn chia thành 8 nhóm A (đánh số từ IA đến VIIIA) và 8 nhóm B (đánh số từ IB đến VIIIB). Mỗi nhóm là một cột, riêng nhóm VIIIB gồm 3 cột. c. Nhóm B: bao gồm các nguyên tố s và p. Số thứ nhóm B = tổng số electron lớp ngoài cùng. d. Tất cả nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm đều có số electron hóa trị bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm. Câu 8. Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần a. điện tích hạt nhân nguyên tử. b. khối lượng nguyên tử. c. độ âm điện nguyên tử. d. số hiệu nguyên tử. Câu 9. Cho các phát biểu sau đây: a. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử, trong cùng một chu kỳ tính phi kim tăng dần. b. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử, trong cùng một chu kỳ tính kim loại tăng dần.
c. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử, trong cùng nhóm A: độ âm điện giảm dần. d. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử, trong cùng nhóm A: bán kính nguyên tử giảm dần. Câu 10. Cho mệnh đề sau: a. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử, trong cùng một chu kỳ tính kim loại tăng, tính phi kim giảm dần. b. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử, trong cùng một chu kỳ độ âm điện giảm, bán kính nguyên tử tăng dần. c. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử, trong cùng một chu kỳ tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng giảm dần. d. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử, trong cùng một chu kỳ tính axit của chúng tăng dần. Câu 11. Cho nhận định sau: a. Tính chất của các nguyên tố và hợp chất của nó biến thiên theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân một cách tuần hoàn. b. Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. c. Trong một chu kì: tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng tăng dần, đồng thời tính axit của chúng giảm dần. d. Trong một nhóm A: tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng giảm dần, đồng thời tính axit của chúng tăng dần. Câu 12. Nguyên tố R thuộc nhóm VA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. a. Nguyên tố R là phi kim mạnh trong cùng chu kì. b. Nguyên tố R có 5 electron hóa trị. c. Hóa trị cao nhất với oxygen là V. d. Công thức hợp chất khí với H của R là R2H5. Câu 13. Hãy đánh giá các nhận định sau: a. Chu kì nào cũng bắt đầu là một kim loại kiềm, cuối cùng là một khí hiếm (trừ chu kì 1 và chu kì 7 chưa hoàn thành). b. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần. c. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì. Số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử. d. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm.