Nội dung text ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VỀ THƠ.pdf
1 MỤC LỤC STT Nội dung Trang 1 Lí thuyết từng dạng bài và cách tìm ý, cách lập dàn ý 3-9 2 Dạng đề phân tích 1 đoạn thơ/ bài thơ (10) 10-36 3 Dạng đề phân tích chủ đề của đoạn thơ/ bài thơ (5) 37 -54 4 Dạng đề cảm nhận một hình ảnh trong đoạn/ bài thơ (10) 55-83 5 Dạng đề phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật (5) 84-96 6 Dạng đề nêu cảm nghĩ về bài thơ/ đoạn thơ (5) 97-110 7 Dạng đề phân tích cảm hứng chủ đạo của bài thơ (5) 111 - 124
2 PHẦN 1: MỘT SỐ CÂU HỎI THƢỜNG GẶP CỦA ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (PHẦN THƠ) DẠNG 1: PHÂN TÍCH MỘT ĐOẠN THƠ/BÀI THƠ 1. Khái niệm: Phân tích một bài thơ là kiểu bài nghị luận văn học dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ ấy. 2. Tìm ý Để tìm ý cho dạng đoạn văn phân tích 1 đoạn thơ/ bài thơ các em có thể đặt ra những câu hỏi sau: + Nội dung chính của bài thơ/ đoạn thơ là gì + Mỗi khổ trong đoạn thơ/bài thơ viết về điều gì? + Đoạn thơ thể hiện những cảm xúc, tình cảm nào của tác giả? + Những biện pháp nghệ thuật nào đã được tác giả sử dụng? + Đoạn thơ khơi gợi trong em những tình cảm, trách nhiệm gì? 3. Dàn ý: * Mở đoạn + Giới thiệu xuất xứ của bài thơ/ đoạn thơ + Nêu nội dung chính của đoạn thơ/ bài thơ (Đoạn thơ đã làm nổi bật điều gì để từ đó bộc lộ tình cảm gì hoặc nhắc nhở người đọc điều gì?) * Thân đoạn: + Phân tích từng khổ từng ý từng câu để làm nổi bật nội dung (Chú ý đan xen phân tích các biện pháp nghệ thuật) (Về các biện pháp nghệ thuật xem thêm ở dạng câu hỏi số 3) Kết đoạn: + Tóm tắt lại nghệ thuật nội dung của đoạn bài thơ/ đoạn thơ + Bài thơ/ đoạn thơ khơi gợi trong em những tình cảm trách nhiệm gì?
3 DẠNG 2: PHÂN TÍCH CHỦ ĐỀ CỦA BÀI THƠ/ ĐOẠN THƠ 1. Khái niệm: - Chủ đề là những vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm được đặt ra trong tác phẩm văn học - Phân tích chủ đề một bài thơ/ đoạn thơ là quá trình khám phá và giải thích những ý tưởng, cảm xúc, và thông điệp chính mà tác giả muốn gửi gắm trong bài thơ/ đoạn thơ. - Việc phân tích chủ đề của đoạn thơ thường hướng đến phân tích nhan đề, bố cục, mạch cảm xúc, hình ảnh trung tâm, các từ ngữ chủ đề, tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình. 2. Tìm ý Để tìm ý cho dạng đoạn văn phân tích chủ đề 1 đoạn thơ/ bài thơ các em có thể đặt ra những câu hỏi sau: + Chủ đề chính của bài thơ/ đoạn thơ là gì? + Nhan đề của bài thơ có ý nghĩa như thế nào và có hướng vào chủ đề không? + Bài thơ được chia làm mấy phần? Mỗi phần thể hiện khía cạnh nào của chủ đề chính? + Hình ảnh nào là hình ảnh trung tâm của bài thơ? Qua bài thơ, hình ảnh ấy hiện lên như thế nào? + Tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được bộc lộ như thế nào trong bài thơ? + Đoạn thơ khơi gợi trong em những tình cảm, trách nhiệm gì? 3. Dàn ý: *Mở đoạn: + Giới thiệu xuất xứ đoạn thơ/ bài thơ + Giới thiệu VĐNL: Chủ đề của bài thơ *Thân đoạn: Phân tích chủ đề của đoạn thơ/ bài thơ dựa vào các yếu tố sau: + Nhan đề + Bố cục, mạch cảm xúc + Hình ảnh trung tâm của bài thơ/ đoạn thơ + Tình cảm – cảm xúc của nhân vật trữ tình *Kết đoạn: + Khẳng định lại chủ đề và thông điệp của đoạn thơ