Nội dung text Bài 4. Ôn tập chương 1 và đề kiểm tra - GV.Image.Marked.pdf
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 1. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ 1 ĐỀ THAM KHẢO SỐ 1 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA LỚP 10 – CHƯƠNG 1 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ...................................................... Số báo danh: .......................................................... PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Trong nguyên tử, hạt chuyển động ngoài vỏ là A. proton. B. neutron. C. proton và neutron. D. electron. Câu 2. Trường hợp nào sau đây có sự tương ứng giữa hạt cơ bản với khối lượng và điện tích của chúng? A. Proton, m ≈ 0,00055 amu, q = +1. B. Neutron, m ≈ 1 amu, q = 0. C. Electron, m ≈ 1 amu, q = -1. D. Proton, m ≈ 1 amu, q = -1. Câu 3. Cấu hình electron nào sau đây viết sai? A. 1s22s22p3 . B. 1s22s22p63s23p64s1 . C. 1s22s22p63s23p64s24p5 . D. 1s22s22p63s23p63d34s2 . Câu 4. Quan sát hình vẽ sau mô tả thí nghiệm tìm ra hạt nhân nguyên tử vào năm 1911 của nhà vật lý người New Zealand là E. Rutherford. Hãy cho biết phát biểu đúng? A. Nguyên tử có cấu tạo rỗng nên các hạt α bật ngược trở lại. B. Hạt nhân nguyên tử mang điện tích âm nên hầu hết các hạt α xuyên qua lá vàng. C. Hạt nhân nguyên tử có kích thước rất lớn hơn với kích thước nguyên tử. D. Nguyên tử có cấu tạo rỗng nên hầu hết các hạt α xuyên qua lá vàng. Câu 5. Số hiệu nguyên tử cho biết thông tin nào sau đây? A. Số proton. B. Số neutron. C. Số khối. D. Nguyên tử khối. Câu 6. Cho hình vẽ mô tả cấu tạo nguyên tử của một nguyên tố (Y) như dưới đây: Kí hiệu nguyên tử nguyên tố (Y) trên là A. 15 7 Y . B. 16 8 Y . C. 8 4Y. D. 8 8Y. Câu 7. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, neutron và electron là 40. Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt. Nguyên tố X có số khối là A. 26. B. 27. C. 28. D. 23. Câu 8. Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có 8n Mã đề thi: 301
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 1. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ 2 A. cùng số proton nhưng khác nhau về số neutron. B. cùng số neutron nhưng khác nhau về số proton. C. cùng tổng số proton và neutron nhưng khác nhau về số electron. D. cùng số electron nhưng khác nhau về tổng số proton và neutron. Câu 9. Cho các nguyên tử có kí hiệu hóa học sau đây: 12 14 14 6X 7 6 , Y, Z. Những nguyên tử nào cùng thuộc một nguyên tố hóa học? A. X và Y. B. Y và Z. C. X và Z. D. X, Y và Z. Câu 10. Cho biết: chlorine có 2 đồng vị là 35 17Cl , 35 17Cl , hydrogen có 3 đồng vị là 1 2 3 1H 1 1 , H, H . Số loại phân tử HCl được tạo ra bởi các đồng vị trên là A. 8. B. 6. C. 4. D. 5. Câu 11. Đồng có hai đồng vị bền trong tự nhiên là 63Cu và 65Cu. Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,55 (điện tích z của các ion đồng vị đồng đều bằng 1+). Hình vẽ phổ khối nào dưới đây là đúng? A. . B. . C. . D. . Câu 12. Số proton, neutron và electron của 39 19K lần lượt là A. 19, 20, 39. B. 20, 19, 39. C. 19, 20, 19. D. 19, 19, 20. Câu 13. Phân lớp 3d có số electron tối đa là A. 6. B. 18. C. 14. D. 10. Câu 14. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Phân lớp 4s có mức năng lượng cao hơn phân lớp 3d. B. Lớp thứ 4 có tối đa 18 eletron. C. Lớp electron thứ 3 (lớp M) có 3 phân lớp. D. Số electron tối đa trong phân lớp 3d là 18. Câu 15. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Electron càng ở xa hạt nhân thì có năng lượng càng thấp. B. Số lượng electron tối đa trong một phân lớp luôn là một số chẵn. C. Phân lớp p có nhiều orbital hơn phân lớp s. D. Số electron tối đa trên phân lớp p gấp ba lần số electron tối đa trên phân lớp s. Câu 16. Số phân lớp bão hòa trong các phân lớp: 1s2 ; 2s2 ; 2p3 ; 3d10; 3p4 là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 17. Sự phân bố electron theo ô orbital nào dưới đây là đúng? A. B. C. D. Câu 18. Nguyên tố X được sử dụng rộng rãi để chống đóng băng và khử băng như một chất bảo quản. Nguyên tố Y là nguyên tố thiết yếu cho các cơ thể sống, đồng thời nó được sử dụng nhiều trong công
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 1. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ 3 việc sản xuất phân bón. Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y có một electron ở lớp ngoài cùng 4s. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 3. Nguyên tử X, Y lần lượt là A. khí hiếm và kim loại. B. kim loại và khí hiếm. C. kim loại và kim loại. D. phi kim và kim loại. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Electron được tìm ra vào năm 1897 bởi nhà bác học J.J. Thomson (Tôm-xơn, người Anh). Từ khi được phát hiện đến nay electron đã đóng vai trò to lớn trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống như: năng lượng, truyền thông và thông tin... a. Electron là hạt mang điện tích âm. b. Electron chỉ thoát ra khỏi nguyên tử trong những điều kiện đặc biệt. c. Electron có khối lượng 9,109.10-28 gam. d. Electron chiếm phần lớn khối lượng nguyên tử. Câu 2. Trong lịch sử các thuyết về mô hình nguyên tử có mô hình hành tinh nguyên tử (mô hình Rutherford - Bohr) và mô hình hiện đại của nguyên tử. a. Với nguyên tử hydrogen, mô hình (1) là mô hình hiện đại, mô hình (2) là mô hình hành tinh nguyên tử. b. Khái niệm về xác suất tìm thấy electron xuất phát từ mô hình hành tinh nguyên tử. c. Theo mô hình (1), electron chuyển động trên quỹ đạo xác định xung quanh hạt nhân. d. Khái niệm về orbital nguyên tử xuất phát từ mô hình hiện đại của nguyên tử. Câu 3. Nguyên tử X có 16 proton và 16 neutron. Nguyên tử Y có số đơn vị điện tích hạt nhân là 16 và số khối bằng 34. a. Kí hiệu hóa học của nguyên tử X, Y lần lượt là 16 32X và 16 34Y . b. X và Y không là đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học. c. X và Y có tính chất hóa học giống nhau. d. Số neutron của Y nhiều hơn số neutron của X là 2. Câu 4. Aluminum được sử dụng phổ biến trong đời sống (chế tạo dụng cụ nhà bếp, cửa,...) cũng như trong công nghiệp (chế tạo một số bộ phân của máy bay). Nguyên tử của nguyên tố Aluminum có 13 electron. a. Aluminum có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron. b. Cấu hình electron của ion Al3+ trùng với cấu hình electron của nguyên tử Ne (Z = 10). c. Ở trạng thái cơ bản, aluminium có 3 electron độc thân. d. Aluminum là nguyên tố p. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Tính đến năm 2016, con người đã tìm ra bao nhiêu nguyên tố hóa học? Câu 2. Hình ảnh bên mô tả AO px với hai thùy.
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 1. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ 4 Xác suất tìm thấy electron ở mỗi thùy là khoảng nhiêu phần trăm? Câu 3. Cho 7 nguyên tố có số hiệu nguyên tử lần lượt là 6, 13, 16, 18, 19, 20 và 24. Trong số các nguyên tố trên có bao nhiêu nguyên tố kim loại? Câu 4. Nếu đường kính của nguyên tử khoảng 100 pm thì đường kính của hạt nhân khoảng bao nhiêu pm? Câu 5. Một nguyên tử X bền có tổng số hạt (proton, neutron, electron) là 13. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện trong nguyên tử X là bao nhiêu? Câu 6. Muối Epsom có tên gọi khác là muối magnesium sulfate, thường được hòa tan vào nước để tắm, có tác dụng làm giảm sưng, viêm, cải thiện lưu thông máu, tốt cho sự phát triển của khớp, làm dịu vết muỗi đốt,... Magnesium trong tự nhiên có ba đồng vị bền là 24Mg chiếm 78,99%, 25Mg chiếm 10,00% và 26Mg chiếm 11,01% số nguyên tử. Phần trăm khối lượng của nguyên tố magnesium trong tinh thể muối MgSO4.7H2O (Muối Epsom dạng ngậm nước) là bao nhiêu %? Biết nguyên tử khối của H = 1, O = 16, S = 32. (Kết quả làm tròn đến hàng phần mười). ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.