PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Lớp 12. Đề KT chương 1 (Đề 2).docx

1 ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA LỚP 12 – CHƯƠNG 1 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho biết nguyên tử khối của H = 1, C = 12, O = 16, Na = 23, K = 39. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Phần ưa nước (“đầu” ưa nước) trong xà phòng là A. nhóm carboxylate. B. nhóm sulfate. C. gốc hydrocarbon có mạch dài. D. nhóm sulfonate. Câu 2: Cho phản ứng được biểu diễn thông qua phương trình hoá học sau: Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào sau đây? A. Phản ứng ester hoá. B. Phản ứng xà phòng hoá. C. Phản ứng trung hoà. D. Phản ứng oxi hoá. Câu 3. Nguyên nhân nào sau đây làm cho bồ kết có khả năng giặt rửa? A. Bồ kết có những chất có cấu tạo kiểu đầu phân cực gắn với đuôi không phân cực. B. Bồ kết có thành phần là ester của glycerine. C. Trong bồ kết có những chất oxi hóa mạnh. D. Trong bồ kết có chất khử mạnh. Câu 4. Ethyl propanoate là ester tạo nên mùi thơm đặc trưng của quả dứa. Công thức của ethyl propanoate là A. CH 3 COOC 2 H 5 . B. C 2 H 5 COOCH 2 CH 2 CH 3 . C. CH 3 COOCH 2 CH 2 CH 3 . D. C 2 H 5 COOC 2 H 5 . Câu 5. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Thuỷ phân ester trong môi trường acid thường là phản ứng thuận nghịch. B. Thuỷ phân ester trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều. C. Isoamyl acetate có mùi chuối chín, được dùng làm hương liệu cho bánh kẹo. D. Các ester lỏng thường nặng hơn nước. Câu 6. Trong công nghiệp, để chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn, người ta dùng phản ứng nào sau đây? A. Phản ứng ester hóa. B. Phản ứng hydrogen. C. Phản ứng oxi hóa. D. Phản ứng xà phòng hóa. Câu 7. Tỉnh chất vật lí chung của chất béo là A. ít tan trong nước và nhẹ hơn nước. B. dễ tan trong nước và nhẹ hơn nước. C. ít tan trong nước và nặng hơn nước. D. dễ tan trong nước và nặng hơn nước. Câu 8. Acid nào sau đây không thuộc loại acid béo? A. Oleic acid. B. Palmitic acid. C. Stearic acid. D. Acetic acid. Câu 9. Từ quả đào chín, người ta tách ra được chất A là một ester có công thức phân tử C 3 H 6 O 2 . Khi thuỷ phân A trong dung dịch NaOH dư, thu được sodium formate và một alcohol. Công thức của cấu tạo của A là A. CH 3 COOCH 3 . B. CH 3 COOC 2 H 5 . C. HCOOC 2 H 5 . D. HCOOCH 3 . Mã đề thi: 122
2 Câu 10: Có 4 ester no, đơn chức, mạch hở được kí hiệu ngẫu nhiên lần lượt là X, Y, Z, T. Phân tử ester của mỗi chất nêu trên đều tạo bởi các carboxylic acid mạch không phân nhánh và ethyl alcohol. Độ tan của 4 ester được cho ở bảng sau: Ester X Y Z T Độ tan (g/100 g nước) 8,7 10,5 2,2 4,9 Trong số 4 ester trên, ester có nhiều nguyên tử carbon nhất trong phân tử là A. Y. B. T. C. X. D. Z. Câu 11. Thủy phân hoàn toàn triglyceride X trong dung dịch NaOH thu được sodium palmitate và glycerol. Công thức của X là A. (C 15 H 31 COO) 3 C 3 H 5 . B. (C 17 H 31 COO) 3 C 3 H 5 . C. (C 17 H 35 COO) 3 C 3 H 5 . D. (C 17 H 33 COO) 3 C 3 H 5 . Câu 12. Ester methyl methacrylate là nguyên liệu của công nghiệp sản xuất polymer. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Methyl methacrylate thuộc loại ester no, đơn chức, mạch hở. B. Công thức phân tử của methyl methacrylate là C 6 H 10 O 2 . C. Phản ứng thủy phân methyl methacrylate trong môi trường acid là phản ứng một chiều. D. Methyl methacrylate không có đồng phân hình học. Câu 13. Chất nào sau đây là thành phần chính của chất giặt rửa tồng hợp? A. C 15 H 31 COONa. B. (C 17 H 35 COO) 2 Ca. C. CH3[CH2]11SO 3Na . D. C 17 H 35 COOK. Câu 14. Chất nào sau đây thuộc loại acid béo omega-3? A. . B. . C. . D. . Câu 15. Chỉ số xà phòng hóa (Saponification value, viết tắt là SAP): Lượng KOH cần thiết (tính bằng milligam) để phản ứng hết với 1 gam dầu, mỡ theo phản ứng xà phòng hóa và trung hòa hết carboxylic acid tự do có trong dầu, mỡ. Cho chỉ số xà phòng hóa của dầu olive là 190. Khối lượng của KOH (milligam) cần thiết để phản ứng hết với 200 gam dầu olive là (cho biết nguyên tử khối của H = 1, O = 16, L = 39) A. 19000. B. 950. C. 1053. D. 38000. Câu 16. Có bao nhiêu triglyceride mà khi xà phòng hoá hoàn toàn thu được glycerol cùng hỗn hợp chỉ gồm muối của palmitic acid và stearic acid? A. 6. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 17. Khi phân tích thành phần ester X (mạch hở) thu được phần trăm khối lượng các nguyên tố như sau: 40,00% carbon, 6,67% hydrogen, còn lại oxygen. X thuộc dãy đồng đẳng của ester nào sau đây? A. Ester no, hai chức. B. Ester no, ba chức. C. Ester có một nối đôi C=C, đơn chức. D. Ester no, đơn chức. Câu 18. Hoá chất chủ đạo trong ngành công nghiệp sản xuất xà phòng là A. K 2 SO 4 . B. NaCl. C. Mg(NO 3 ) 2 . D. NaOH. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Isopropyl formate là một ester có trong cà phê Arabica (còn gọi là cà phê chè). a. Công thức của isopropyl formate là HCOOCH(CH 3 ) 2 .
3 b. Isopropyl formate là ester không no, đơn chức, mạch hở. c. Phần trăm khối lượng oxygen trong isopropyl formate là 37,5%. d. Isopropyl formate được điều chế từ propyl alcohol và formic acid. Câu 2. Hình dưới đây mô tả hàm lượng % về khối lượng các gốc acid béo trong một số loại dầu thực vật và mỡ động vật: a. Dầu thực vật thường có hàm lượng gốc acid béo no thấp hơn mỡ động vật. b. Mỡ lợn có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn mỡ bò. c. Số liên kết đôi trong gốc acid béo của dầu oliu nhiều hơn dầu hướng dương. d. Khi thực hiện phản ứng hydrogen hoá dầu đậu nành và dầu oliu để tạo bơ thực vật, dầu oliu cần lượng hydrogen nhiều hơn. Câu 3. Xét thí nghiệm về xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp: Có 4 ống nghiệm: ống (1) chứa 3 mL nước cất; ống (2) chứa 3 mL nước xà phòng; ống (3) chứa 3 mL nước xà phòng và 3 giọt dung dịch CaCl 2 bão hòa; ống (4) chứa 3 mL nước giặt rửa tổng hợp và 3 giọt dung dịch CaCl 2 bão hòa. Cho vào mỗi ống nghiệm 3 giọt dầu ăn và lắc đều. a. Trong ống nghiệm (1), dầu ăn không tan và chìm xuống dưới. b. Trong ống nghiệm (2), dầu ăn tan tạo hỗn hợp đồng nhất. c. Trong ống nghiệm (3) có xuất hiện kết tủa. d. Trong ống nghiệm (4), dầu ăn tan tạo hỗn hợp đồng nhất. Câu 4. Quan sát hình sau: Hình . Minh hoạ phương pháp điều chế isoamyl acetate trong phòng thí nghiệm a. Hỗn hợp chất lỏng trước phản ứng trong bình cầu có nhánh gồm isoamyl alcohol, acetic acid và sulfuric acid đặc. b. Nước làm lạnh cho chảy vào ống sinh hàn ở vị trí (1) và chảy ra ở vị trí (2). c. Trong phễu chiết, lớp chất lỏng nặng hơn có thành phần chính là isoamyl acetate. d. Nhiệt kế dùng để kiểm soát nhiệt độ trong bình cầu có nhánh. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Sodium palmitate là một thành phần quan trọng trong sản xuất xà phòng. Sodium palmitate có công thức cấu tạo như sau:
4 Tổng số các nguyên tử trong một phân tử sodium palmitate là bao nhiêu? Câu 2. Có bao nhiêu đồng phân ester ứng với công thức phân tử C 4 H 8 O 2 ? Câu 3. Dầu hạt hướng dương có thể được sử dụng đế làm bơ thực vật bằng phản ứng hydrogen hoá. Triacylglycerol (X) trong dầu hạt hướng dương chứa hai gốc linoleate và một gốc oleate. Cho 0,1 mol (X) phản ứng hoàn toàn với khí hydrogen dư, số mol khí hydrogen tham gia phản ứng là bao nhiêu? Câu 4. Cho các nguyên liệu sau: (1) dầu mỏ, (2) dung dịch từ quả bồ hòn, (3) sulfuric acid, (4) potassium stearate (5) phenol, (6) sodium 4-dodecylbenzenesulfonate (CH 3 [CH 2 ] 11 C 6 H 4 SO 3 Na). Có bao nhiêu nguyên liệu có tính giặt rửa? Câu 5. Xà phòng hóa hoàn toàn 132,9 kg chất béo bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được muối dùng để làm xà phòng và 13,8 kg glycerol. Hỏi dùng toàn bộ lượng muối trên trộn với chất phụ gia thì thu được bao nhiêu bánh xà phòng? Cho biết, mỗi bánh xà phòng nặng 100 gam, trong đó lượng muối của acid béo chiếm 72% về khối lượng. (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị). Câu 6. Để điều chế isoamyl acetate trong phòng thí nghiệm, một học sinh đã đun nóng 4,00 mL acetic acid (D = 1,05 g/mL) với 8,00 mL isoamyl alcohol (CH 3 ) 2 CHCH 2 CH 2 OH (D = 0,81 g/mL), có dung dịch H 2 SO 4 đặc làm xúc tác, thu được 6,00 mL isoamyl acetate (D = 0,88 g/mL). Tính hiệu suất của phản ứng trên. (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị). ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.