Nội dung text Giáo án Công dân 9 Kết nối tri thức .H Phần 1.2.pdf
1 Giáo án Công dân 9 Kết nối tri thức Tailieugiaovien.edu.vn Ngày soạn:.../.../... Ngày dạy:.../.../... BÀI 1: SỐNG CÓ LÍ TƯỞNG I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Nêu được khái niệm sống có lí tưởng - Nhận thức được ý nghĩa của việc sống có lí tưởng. - Nhận biết được lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam. - Xác định được lí tưởng sống của bản thân và nỗ lực học tập, rèn luyện theo lí tưởng sống. 2. Năng lực Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. - Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân. Năng lực riêng: - Năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân: xác định được lí tưởng sống của bản thân và nỗ lực học tập, rèn luyện theo lí tưởng. 3. Phẩm chất - Yêu nước: Tích cực học tập, lao động, rèn luyện sức khỏe, tham gia các hoạt động tập thể, đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng, dân tộc. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên
2 - SGK, SGV, Giáo án Giáo dục công dân 9. - Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng, phấn, giấy A0. - Các tranh, hình ảnh, video clip có nội dung thể hiện lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên Việt Nam,... 2. Đối với học sinh - SGK, SBT Giáo dục công dân 9. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS xác định được nội dung bài học về sống có lí tưởng. b. Nội dung: GV yêu cầu HS chia sẻ ý nghĩa của lời bài hát liên quan đến lí tưởng sống cao đẹp của con người. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về ý nghĩa của lời bài hát liên quan đến lí tưởng sống cao đẹp của con người. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu trong SGK tr.5: Em hãy chỉ ra những ca từ thể hiện ước muốn của nhân vật trong lời bài hát sau và cho biết ý nghĩa của những ước muốn đó. “Nếu là chim tôi sẽ là loài bồ câu trắng Nếu là hoa tôi sẽ là một đóa hướng dương Nếu là mây tôi sẽ là một vầng mây ấm Là người tôi sẽ chết cho quê hương...” (“Tự nguyện”, nhạc và lời: Trương Quốc Khánh) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng hiểu biết và hoàn thành nhiệm vụ. - GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
3 Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS chia sẻ trước lớp: Lời bài hát nói về những khao khát sống đẹp , sống cho quê hương , sống không phí hoài của tác giả. Qua đó, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp: mỗi người chỉ sống có một lần, hãy sống sao cho không hối tiếc, không bỏ lỡ, sống hết lòng vì bản thân, vì người khác, sống cống hiến, sống vì đam mê, sống đẹp và đầy ý nghĩa. - Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương tinh thần học của HS. - GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Lí tưởng là mục đích cao đẹp nhất mà con người mong muốn đạt tới. Khi sống có lí tưởng, con người sẽ có kế hoạch cho tương lai, có động lực để vượt qua khó khăn, thử thách, phấn đấu để đạt được những thành công trong cuộc sống và giúp ích cho cộng đồng. Để tìm hiểu rõ hơn về đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 1. Sống có lí tưởng. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Khái niệm, ý nghĩa của việc sống có lí tưởng a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm, ý nghĩa của việc sống có lí tưởng đối với mỗi người. b. Nội dung: - GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK tr.5-6 và thực hiện yêu cầu. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm, ý nghĩa của việc sống có lí tưởng. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm, ý nghĩa của việc sống có lí tưởng. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Khai thác thông tin 1 SGK tr.5-6 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Khái niệm, ý nghĩa của việc sống có lí tưởng a. Khai thác thông tin 1 SGK tr.5 - 6
4 - GV chia thành 4 nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin 1 trong SGK tr.5-6 và thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ: + Nhóm 1, 2: Em hãy nêu mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thông tin. + Nhóm 3, 4: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện mong muốn đó như thế nào? Ý nghĩa của mong muốn đó với dân tộc Việt Nam là gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc các thông tin trong SGK tr.5-6 và trả lời câu hỏi. - GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm HS trình bày câu trả lời. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. - Nhóm 1, 2: Mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. - Nhóm 3, 4: + Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trải qua hành trình gian nan để thực hiện mong muốn đó: ● Năm 21 tuổi ra đi tìm đường cứu nước; ● Làm nhiều nghề, trải qua hành trình 30 năm, qua gần 30 quốc gia, hàng trăm thành phố, gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều dân tộc, nhiều nền văn hoá, tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. + Ý nghĩa: Từ mong muốn đó, Người đã tìm ra con đường cứu nước, tạo ra bước ngoặt vĩ đại cho cách mạng Việt Nam, đưa dân tộc ta tới độc lập, tự do và phát triển lên con đường xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ 2: Khai thác thông tin 2 SGK tr.6 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS giữ nguyên nhóm ở Nhiệm vụ 1 và tiếp tục đọc thông tin 2 SGK tr.6 để thực hiện nhiệm vụ: b. Khai thác thông tin 2 SGK tr.6 + Nhóm 1, 2: Mục đích sống của bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm và đồng đội: Chiến đấu để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, nhân dân.