Nội dung text 1.4- Thực hành Tiếng Việt.docx
BÀI 1: NHỮNG GƯƠNG MẶT THÂN YÊU Thực hành tiếng Việt TỪ TƯỢNG THANH, TỪ TƯỢNG HÌNH I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Về năng lực: - Nhận biết được đặc điểm và chức năng của từ tượng thanh, từ tượng hình; - Vận dụng từ tượng thanh, từ tượng hình trong giao tiếp cũng như trong hoạt động tạo lập văn bản. 2. Về phẩm chất: - Đoàn kết, gắn bó trong quá trình làm việc nhóm - Thêm yêu và tự hào về tiếng Việt và có ý thức hơn trong việc sử dụng từ ngữ. II. THIẾT BỊ VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên: SGK, SGV, KHBD, phiếu học tập, bảng kiểm, laptop, … - Học sinh: SGK, tập vở, hồ sơ học tập, … III. TIẾN TRÌNH 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh kết nối vào nội dung bài học b. Nội dung: GV yêu cầu HS theo dõi tình huống nhóm học sinh thực hiện, chỉ ra các từ miêu tả hình ảnh và âm thanh trong cuộc đối thoại của các bạn học sinh. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh sau khi theo dõi tình huống d. Tổ chức thực hiện: B1: chuyển giao nhiệm vụ: GV mời ba, bốn học sinh đóng tình huống và đặt câu hỏi: - Em hãy chỉ ra từ miêu tả hình dáng và mô phỏng âm thanh trong tình huống sau: TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP Trống vào lớp đã vang lên nhưng mấy học sinh vẫn còn lững thững ngoài hành lang - Nam: Chúng mày đi nhanh lên muộn rồi mà còn đủng đỉnh thế à! - An: Mày nói nhỏ nhỏ thôi, nói oang oang thế cho sao đỏ nó ghi tên à! B2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ B3: Học sinh báo cáo sản phẩm B4: GV nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu có) 2. Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu:
- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của từ tượng thanh, từ tượng hình; - Vận dụng từ tượng thanh, từ tượng hình trong giao tiếp cũng như trong hoạt động tạo lập văn bản. b. Nội dung: GV yêu cầu học sinh thực hiện phiếu học tập số 1 theo nhóm c. Sản phẩm: Phiếu học tập hoàn thiện của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của thầy và trò Dự kiến sản phẩm Tri thức tiếng Việt (Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược) B1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Gv yêu cầu học sinh đọc bài và hoàn thành phiếu bài tập ở nhà B2: Thực hiện nhiệm vụ: - Hs thực hiện nhiệm vụ ở nhà - Thảo luận nhóm tại lớp B3: Báo cáo sản phẩm Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình B4: Đánh giá, nhận xét - Gv theo dõi phần trình bày của học sinh - Gv đánh giá, bổ sung nếu có I. Tri thức tiếng Việt: Từ tượng thanh, từ tượng hình: Phiếu học tập số 1: Từ tượng thanh, từ tượng hình Khái niệm Ví dụ (BT 2) Tác dụng Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của sự vật. Lom khom, thướt tha, uyển chuyển, lon ton, hấp tấp, vội vã, ... - Từ tượng hình và từ tượng thanh có giá trị gợi cảm cao; - Có tác dụng gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, âm thanh một cách sinh động, cụ thể; - Thường được sử dụng trong sáng tác văn chương và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh trong thực tế Ù ù, tí tách, lộp độp, ào ào, vun vút, đì đùng, … 3. Hoạt động 3: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT a. Mục tiêu: Học sinh thực hiện bài tập để củng cố kiến thức về từ tượng thanh, từ tượng hình. b. Nội dung thực hiện: học sinh làm bài tập ở nhà, làm việc nhóm tại lớp
c. Sản phẩm: Bài tập đã hoàn thiện của học sinh, sản phẩm nhóm d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của thầy và trò Dự kiến sản phẩm Bài tập 1. Thảo luận nhóm đôi B1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Gv yêu cầu hs hoàn thiện phiếu bài tập. - Thảo luận nhóm và trình bày sản phẩm tại lớp B2: Thực hiện nhiệm vụ: - Hs thực hiện nhiệm vụ ở nhà - Thảo luận nhóm tại lớp B3: Báo cáo sản phẩm Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình B4: Đánh giá, nhận xét - Gv theo dõi phần trình bày của học sinh - Gv đánh giá, bổ sung nếu có II. Thực hành: 1. Bài tập 1: Ví dụ Từ tượng thanh Từ tượng hình Tác dụng a Chòng chành Gợi tả hình ảnh nghiêng qua nghiêng lại của nhịp võng đưa, giúp ta hình dung rõ ràng từng nhịp võng đưa; b Thập thình Mô phỏng âm thanh tiếng chày giã gạo, giúp người đọc hình dung rõ hơn về sự vất vả, nhọc nhằn của mẹ. c Nghên h ngang Gợi tả dáng vẻ, điệu bộ kiêu căng, hợm hĩnh không kiêng nể, không sợ ai của “ếch” Ồm ộp Mô phỏng âm thanh tiếng kêu của ếch d Phanh phách Mô phỏng âm thanh được tạo ra giữa những chiếc vuốt của Dế Mèn và các ngọn cỏ; giúp người đọc hình dung rõ hơn về sức mạnh và sự kiêu hãnh của Dế Mèn. 2. Bài tập 2: tham khảo phần tri thức Tiếng Việt Bài tập 3: Tìm từ tượng thanh, tượng hình phù hợp điền vào chỗ trống (sử dụng kĩ thuật tia chớp) B1: chuyển giao nhiệm vụ: Hs đọc đề bài, làm việc cá nhân trong vòng 1 phút 3. Bài tập 3: Ví dụ Từ cần điền a Rả rích b Khẳng khiu c Rỉ rả d Chi chít đ Nhấp nhô/ trùng điệp
B2: Thực hiện nhiệm vụ Hs suy nghĩ và trả lời câu hỏi B3: Báo cáo sản phẩm Gv gọi hs trả lời, hs khác theo dõi và góp ý B4: Gv nhận xét, góp ý Bài tập 4: Thảo luận nhóm đôi trong vòng 3 phút B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Gv giao nhiệm vụ cho học sinh: Tìm những ví dụ có chứa từ tượng thanh, từ tượng hình B2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs làm việc cá nhân trong vòng 2 phút - Hs làm việc nhóm trong vòng 1 phút B3: Báo cáo sản phẩm Gv mời đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, bổ sung B4: Gv nhận xét, đánh giá, bổ sung (nếu có) 4. Bài tập 4: Ví dụ Tác dụng Chú bé loắt choắt Cái sắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh (Lượm – Tố Hữu) Các từ tượng hình: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh đã làm nổi bật hình dáng nhỏ bé, nhanh nhẹn; sự hồn nhiên, vui tươi của chú bé Lượm Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. (Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài) Từ tượng thanh: phành phạch góp phần thể hiện sự khỏe mạnh của Dế Mèn Bài tập 5: phân tích nét độc đáo trong các kết hợp từ in đậm (Hoạt động nhóm 5. Bài tập 5: Kết hợp từ Tác dụng a. Lời ru vấn vít Lời ru là từ chỉ âm thanh; vấn vít là từ gợi hình ảnh. Lời ru vấn vít là cách kết hợp từ độc đáo