PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text STEM KHTN 8 - CHẾ TẠO CHẤT CHỈ THỊ MÀU TỪ THIÊN NHIÊN.docx

CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM 1. Tên chủ đề: CHẾ TẠO CHẤT CHỈ THỊ MÀU TỰ NHIÊN TỪ BẮP CẢI TÍM VÀ HOA ĐẬU BIẾC KHÔ (Số tiết: 01 tiết – KHTN lớp 8) 2. Mô tả chủ đề: Hiện nay, hầu hết các chất chỉ thị được sử dụng rất rộng rãi trong trường học hay trong nghiên cứu, nhưng nếu muốn kiểm tra độ pH của một dung dịch ở nhà hoặc sản xuất nông nghiệp, người nông dân muốn kiểm tra nhanh môi trường acid - base của ao nuôi thuỷ sản thì lại khó có thể thực hiện vì không có sẵn hoặc do việc tìm mua các loại chất chỉ thị gặp khó khăn. Thực tế, một số loại rau, củ, hoa quả có chứa các chất thay đổi màu theo môi trường của dung dịch, có thể được sử dụng làm nguyên liệu để điều chế chất chỉ thị màu acid – base. Trong chủ đề này, HS sẽ thực hiện dự án chế tạo chất chỉ acid - base từ bắp cải tím và hoa đậu biếc khô. Theo đó, HS phải tìm hiểu và chiếm lĩnh các kiến thức: - Acid (KHTN 8). - Base – thang pH (KHTN 8). 3. Mục tiêu: Sau khi hoàn thành chủ đề này, học sinh có khả năng: - Về kiến thức: + HS trình bày được bản chất và đặc điểm của chất chỉ thị acid - base. + HS trình bày được nguyên lí tạo ra chất chỉ thị acid - base từ các nguyên liệu dễ tìm trong cuộc sống. + HS xác định được môi trường của chất quen thuộc trong cuộc sống nhờ chất chỉ thị acid - base điều chế được. + HS phân tích được môi trường nước ao nuôi từ đó có phương pháp cải tạo phù hợp cho loài đang nuôi. + HS vận dụng được kiến thức để chế tạo chất chỉ thị màu từ bắp cải tím và hoa đậu biếc khô. - Về năng lực: - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về thang pH, sử dụng chất chỉ thị acid - base để đánh giá độ acid - base của dung dịch, tự nghiên cứu kiến thức nền và vận dụng kiến thức nền để xây dựng quy trình chế tạo chất chỉ thị màu. + Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt nội dung bài học, hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận, đảm bảo

- GV đặt vấn đề: “Các sản phẩm nước giải khát thường ngày gia đình em hay sử dụng, các môi trường xung quanh em như nước ở ao nuôi cá, đất trồng cây là môi trường acid hay base?” - GV nêu yêu cầu thiết kế chất chỉ thị acid – base từ thiên nhiên của một số sản phẩm quen thuộc trong gia đình. c) Sản phẩm: Câu 1. Nước ép quả chanh có vị chua là do môi trường mang tính A. Oxide. B. Base. C. Acid. D. Muối Câu 2. Dung dịch có môi trường acid thì sẽ có mức pH nào sau đây? A. pH < 7. B. pH = 7 C. pH > 7. D. pH = 10. Câu 3. Dung dịch có độ pH là 11 thì sẽ có tính A. Acid. B. Base C. Trung tính. D. Không có mức pH này. Câu 4. Chất chỉ thị cho ta biết giá trị gần đúng của pH nhờ vào A. Mùi. B. Vị. C. Âm thanh. D. Màu sắc. BỨC TRANH BÍ ẨN: d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV tổ chức trò chơi: Bức tranh bí mật GV đặt vấn đề:“Các sản phẩm nước giải khát thường ngày gia đình em hay sử dụng, các môi trường xung quanh em như nước ở ao nuôi cá, đất trồng cây là môi trường acid hay base?” Học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi của giáo viên Giao nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi GV đưa ra. Nhận nhiệm vụ HS thực hiện nhiệm vụ Quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết. Thực hiện nhiệm vụ Chốt lại và đặt vấn đề vào nhiệm vụ thiết kế danh mục độ ph của một số sản phẩm quen thuộc trong gia đình.
HOẠT ĐỘNG 2. NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NỀN, ĐỀ XUẤT VÀ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN TIẾN HÀNH (10p) a) Mục tiêu: - HS hình thành kiến thức mới về chất chỉ thị acid – base từ thiên nhiên. - Đề xuất và xây dụng phương án chế tạo chất chỉ thị từ nguyên vật liệu có sẵn. b) Nội dung: - GV tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn. GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm (4 nhóm) các câu hỏi: Xem video về sự chuyển màu của tinh bột nghệ trong các môi trường khác nhau: https://www.youtube.com/shorts/cL8T4OKPzbo a) Bột giặt và nước chanh có môi trường acid hay base? b) Có thể sử dụng tinh bột nghệ làm chất chỉ thị acid – base không? Vì sao? c) Hãy kể tên một số loại thực vật có thể dùng làm chất chị thị acid – base khác mà em biết. d) Đề xuất quy trình điều chế chất chỉ thị acid – base từ: - Nhóm 1 và nhóm 2: bắp cải tím - Nhóm 3 và nhóm 4: hoa đậu biếc khô. GV nhận xét, đánh giá hoạt động nhóm. GV kết luận, chuẩn hóa kiến thức, thống nhất yêu cầu hiện thiết kế chất chỉ thị acid – base. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS a) Bột giặt có môi trường base, nước chanh có môi trường acid. b) Có thể sử dụng tinh bột nghệ làm chất chỉ thị acid – base, vì trong môi trường acid chúng có màu vàng, môi trường base chúng có màu đỏ cam. c) Một số thực vật có thể dùng làm chất chỉ thị acid – base: hoa đậu biếc, bắp cải tím, hoa giấy, hoa chiều tím, củ dền, hoa dâm bụt,… d) Quy trình điều chế: Đối với bắp cải tím: Áp dụng tương tự đối với hoa đậu biếc khô.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.