Nội dung text 5. CHUYÊN ĐỀ TÁC DỤNG LÀM QUAY CỦA LỰC.docx
- Tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một trục hay một điểm cố định được đặc trưng bằng mômen lực. - Quy tắc mômen lực còn được áp dụng cho cả trường hợp vật không có trục quay cố định nếu như trong một tình huống cụ thể nào đó ở vật xuất hiện trục quay. - Mômen lực có thể liên hệ với độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực: + Lực càng lớn, momen lực càng lớn, tác dụng làm quay càng lớn. + Giá của lực càng xa trục quay, momen lực càng lớn, tác dụng làm quay càng lớn. Công thức tính Moment lực: M = F.d Trong đó: F là lực tác dụng (N) d là cánh tay đòn (m)
C. LUYỆN KỸ NĂNG Câu 1: So sánh moment của lực F 1 , moment của lực F 2 trong các hình 18.4a và hình 18.4b. Hướng dẫn giải Hình 18.4a: độ lớn lực F1 và F2 bằng nhau, khoảng cách giá của lực F2 cách xa trục quay hơn lực F1 moment lực F2 lớn hơn F1 Hình 18.4b: độ lớn lực F1 nhỏ hơn F2 bằng nhau, khoảng cách giá của 2 lực đến trục quay là như nhau moment lực F2 lớn hơn F1 Câu 2: Khi tháo đai ốc ở các máy móc thiết bị, người thợ cần dùng dụng cụ là cờ lê. a) Hãy chỉ ra vật chịu lực tác dụng làm quay và lực làm quay trong trường hợp này là gì? b) Nếu ốc quá chặt, người thợ thường phải dùng thêm 1 đoạn ống thép để nối dài thêm cán của chiếc cờ lê. Giải thích cách làm này. Hướng dẫn giải a) Vật chịu lực tác dụng làm quay là cơ lê và đai ốc; và lực làm quay vật trong trường hợp này là moment xoắn. b) Nếu ốc quá chặt, người thợ thường phải dùng thêm một đoạn ống thép để nối dài thêm cán của chiếc cờ lê vì khi đó cánh tay đòn dài ra, lực tác động cũng sẽ tăng lên. Câu 2: Em hãy chỉ rõ vật quay, trục quay của vật và mô tả lực tác dụng làm quay vật trong hình .