Nội dung text ĐỀ 8 - KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 12 (FORM TT-7791).docx
Câu 11. Số lượng phối tử có trong mỗi phức chất [PtCl 4 ] 2− và [Fe(CO) 5 ] là A. 4 và 5. B. 5 và 6. C. 5 và 2. D. 1 và 2. Câu 12. Phát hiệu nào san đây đúng? A. Trong tự nhiên, các nguyên tố nhóm IA chỉ tồn tại ở dạng đơn chất. B. Kim loại kiềm có giá trị thế điện cực chuẩn dương. C. Dung dịch NaHCO 3 0,1M có pH > 7. D. Không thể phân biệt được ion Na + và K + dựa vào màu ngọn lửa khi đốt các hợp chất của chúng. PHẦN II (2,0 điểm). Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Một số hợp chất của kim loại kiềm, kiềm thổ như sodium chloride, sodium hydroxide, sodium carbonate (soda), thạch cao, đá vôi, vôi sống, … có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất. a) Trong quá trình sản xuất soda theo phương pháp Solvay có tạo ra muối sodium hydrogencarbonate, muối này được tách ra khỏi hỗn hợp phản ứng nhờ khả năng tan tốt trong nước của nó. b. Khoáng vật dolomite có thành phần chính là Ca 3 (PO 4 ) 2 . c) Thạch cao được dùng làm vật liệu xây dựng, phấn viết bảng, … thành phần hóa học chính của thạch cao là CaSO 4 .nH 2 O. d) Các muối carbonate và muối nitrate của các kim loại Mg, Ca, Sr, Ba đều bị nhiệt phân. Câu 2. Phức chất [PtCl 2 (en)] có cấu tạo như sau: a) Điện tích của phức chất bằng 0. b) Số oxi hoá của nguyên tử trung tâm trong phức chất là +4. c) Phức chất [PtCl 2 (en)] có dạng hình học tứ diện. d) Để hình thành phức chất [PtCl 2 (en)] thì cation Pt 2+ đã dùng 4 orbital trống để nhận hai cặp electron hóa trị riêng của một phân tử H 2 NCH 2 CH 2 NH 2 và hai anion Cl – . PHẦN III (2,0 điểm). Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Câu 1. Cho các kim loại sau: Na, Ca, Fe, Al, Zn, Cu, Ag. Có bao nhiêu kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng? Câu 2. Theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01−1:2018/BYT về chất lượng nước sinh hoạt, độ cứng tối đa cho phép (quy về CaCO 3 ) là 300 mg/L. Theo quy chuẩn này, tổng nồng độ ion Ca 2+ và Mg 2+ gây nên tính cứng trong nước sinh hoạt không vượt quá x.10 −3 M. Giá trị của x là bao nhiêu? Câu 3. Cho phức chất [PtCl 4 ] 2− , nguyên tử trung tâm Pt 2+ tạo bao nhiêu liên kết với phối tử Cl − ? Câu 4. Để xác định hàm lượng của FeCO 3 , trong quặng siderite, người ta có thể làm như sau: Cân 0,32 g mẫu quặng, xử lí theo một quy trình thích hợp, thu được dung dịch FeSO 4 trong môi trường H 2 SO 4 loãng. Coi như dung dịch không chứa tạp chất tác dụng với KMnO 4 . Chuẩn độ dung dịch thu được bằng dung dịch KMnO 4 0,02 M thì dùng hết 12,6 mL. Tính thành phần % theo khối lượng của FeCO 3 trong quặng (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười). PHẦN IV (3,0 điểm). Tự luận. Câu 1 (1 điểm). Gói làm nóng thức ăn (FRH: Flameless Ration Heater) được phát minh nhằm hâm nóng các bữa ăn tiện lợi cho người lính trên chiến trường. Một số gói lẩu tự sôi cũng sử dụng công nghệ này. FRH có thành phần chính gồm bột kim loại Mg trộn với một lượng nhỏ bột Fe và NaCl. Khi sử dụng, chỉ cần cho khoảng 30 mL nước vào hỗn hợp FRH, hỗn hợp này phản ứng mãnh liệt theo phương trình: Mg + 2H 2 O → Mg(OH) 2 + H 2 và tỏa rất nhiều nhiệt, đủ để làm nóng thức ăn nhanh chóng.
a) Magnesium phản ứng chậm với nước ở nhiệt độ thường, giải thích vì sao magnesium trong gói FRH lại có thể phản ứng nhanh chóng với nước. b) Một gói FRH chứa khoảng 8 gam hỗn hợp (Mg 90%, Fe 4% và NaCl 4% về khối lượng) có thể tỏa ra tối đa bao nhiêu nhiệt để làm nóng? Biết rằng enthalpy tạo thành chuẩn ( 0 f298ΔH ) của Mg(OH) 2 (s) và H 2 O (l) lần lượt là -928,4 kJ mol -1 và-285,8 kJ mol -1 . Gói FRH trên có đủ làm nóng 300 g súp từ 30 o C lên 100 o C hay không? Biết nhiệt dung của súp khoảng 4,2 J g -1 C -1 , giả sử gói súp chỉ nhận được 50% lượng nhiệt tối đa tỏa ra, phần nhiệt còn lại làm nóng các vật dụng khác và thất thoát vào môi trường. Câu 2 (1 điểm). a) Tại sao đơn chất của các nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có khối lượng riêng lớn hơn đơn chất của các nguyên tố họ s cùng chu kì? b) Hãy giải thích trường hợp sau: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta gắn chặt những tấm kẽm vào phần vỏ tàu ngâm trong nước biển. Câu 3 (1 điểm). Dự đoán hiện tượng xảy ra, mô tả sự thay thế phối tử khi cho từ từ đến dư dung dịch ammonia vào dung dịch muối nickel(II) chloride. Viết phương trình hoá học của các phản ứng. ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 8 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II LỚP 12 MÔN: HÓA HỌC Phần I (3,0 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A D C D B C C C B A A C Phần II (2,0 điểm): Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm; - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm; - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm; - Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm; Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) 1 a S 2 a Đ b S b S c Đ c S d Đ d Đ Phần III (2,0 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 Đáp án 3 3 4 45,7 Phần IV (3,0 điểm): Câu 1 (1 điểm). a) Magnesium phản ứng chậm với nước ở nhiệt độ thường do các bọt khí hydrogen bám trên bề mặt magnesium ngăn cản magnesium tiếp xúc với nước. Trong gói FRH, magnesium lại có thể phản ứng nhanh chóng với nước do có mặt Fe tạo thành pin Galvani (trong dung dịch chất điện ly NaCl). Khi đó, hydrogen thoát ra trên bề mặt Fe nên diện tích tiếp xúc của Mg với nước tăng lên. b) Mg(s) + 2H 2 O(l) → Mg(OH) 2 (s) + H 2 (g) 0 r298ΔH = -928,4 - (-285,8).2= -356,8 kJ n Mg = 90 8. 100 24 = 0,3 mol → Q tỏa = 0,3.356,8 = 107,04 kJ Để làm nóng 300 g súp từ 30 o C lên 100 o C Q thu = 300.(100 - 30).4,2/ 1000 = 88,2 kJ Vì thất thoát nhiệt 50% nên thực tế Q cần = 88,2.2 = 176,4 kJ So sánh Q tỏa < Q cần nên gói FRH trên không đủ làm nóng 300 g súp từ 30 o C lên 100 o C. Câu 2 (1 điểm). a) Các nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có nguyên tử khối lớn hơn, bán kính nguyên tử nhỏ hơn so với các nguyên tố họ s cùng chu kì. Do đó đơn chất của các nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có khối lượng riêng lớn hơn đơn chất của nguyên tố họ s cùng chu kì. b) Đây là cách chống ăn mòn bằng phương pháp điện hoá, khi Zn và Fe cùng tiếp xúc với nước biển (dung dịch điện li), Zn sẽ bị ăn mòn trước và bảo vệ cho thành vỏ tàu. Câu 3 (1 điểm). Hiện tượng: Dung dịch NiCl 2 , có màu lục, khi nhỏ thêm NH 3 , sẽ xuất hiện kết tủa màu lục, tiếp tục nhỏ đến dư NH 3 , kết tủa sẽ tan và tạo thành dung dịch có màu tím. Kết tủa bị hoà tan là do đã tạo thành phức chất [Ni(NH 3 ) 6 ] 2+ . Trong dung dịch NiCl 2 tồn tại phức aqua [Ni(H 2 O) 6 ] 2+ , khi nhỏ đến dư NH 3 , sẽ có sự thay thế phối tử H 2 O bằng phối tử NH 3 . Phương trình hoá học của các phản ứng: