Nội dung text Câu hỏi tự luận.docx
CÂU HỎI TỰ LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Phần I. Câu 2 điểm Câu 1. Khi viết về Hồ Chí Minh, Giáo sư Trần Văn Giàu khẳng định: “Người ta không thể trở thành một Hồ Chí Minh, nhưng ở Cụ Hồ mọi người có thể học một số điều để làm cho mình tốt hơn”. Bạn có thể học được ở Cụ Hồ những điều gì “để làm cho mình tốt hơn”? Trả lời: Để làm cho mình tốt hơn, em có thể học ở Bác nhiều điều sau: * Về phong cách làm việc của Bác: - Làm việc gì cũng cần tìm hiểu, thu thập thông tin đầy đủ để có các phương án thực thi hiệu quả. - Làm việc có chương trình, kế hoạch góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc. - Học Bác cách làm việc khoa học, đúng giờ, tiết kiệm và phân bổ thời gian hợp lý. - Làm việc phải gắn với kiểm tra, tổng kết, rút kinh nghiệm. - Làm việc phải cụ thể, kịp thời, thiết thực, đúng trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả. - Học cách tự học, ý chí vươn lên, phấn đấu, cố gắng không ngừng nghỉ, luôn tìm tòi, đổi mới sáng tạo. * Về phong cách diễn đạt: - Phải xác định rõ chủ đề, đối tượng, mục đích, nội dung để diễn đạt cho phù hợp. - Diễn đạt phải chân thực, không được nói ẩu, không được bịa ra. - Diễn đạt phải ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, có mục đích, có ý nghĩa đầy đủ nội dung cần truyền tải. - Diễn đạt phải trong sáng, giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ làm. * Về phong cách ứng xử: - Sự chân thành, bình dị và khiêm tốn. - Yêu thương và tôn trọng con người. - Cảm hóa, khoan dung và độ lượng với mọi người. * Về phong cách sinh hoạt: - Học Bác phong cách, lối sống giản dị, khiêm tốn, thanh bạch. - Biết yêu thương, đoàn kết, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn bất hạnh. - Hưởng ứng tích cực phong trào thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe. - Học Bác đức tính cần, kiệm, liêm, chính; chí công vô tư. Câu 2. Nêu cơ sở lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Cơ sở lý luận nào là tiền đề lý luận quan trọng nhất, có vai trò quyết định trong việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh? Vì sao? Trả lời: * Cơ sở lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh: - Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam + Chủ nghĩa yêu nước là cội nguồn sáng tạo, lòng dũng cảm và chuẩn mực đạo đức + Nhân ái, cố kết cộng đồng, nhân nghĩa, ý chí, …. - Tinh hoa văn hóa nhân loại + Văn hóa phương Đông:
Nho giáo: Phật giáo: Lão giáo: + Chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn + Nền văn hóa dân chủ và cách mạng của phương Tây - Chủ nghĩa Mác – Lênin: Thế giới quan và phương pháp luận của TTHCM * Chủ nghĩa Mác – Lênin là tiền đề lý luận quan trọng nhất, có vai trò quyết định trong việc hình thành TTHCM vì chính chủ nghĩa Mác – Lênin cho Bác thế giới quan, phương pháp luận để nhìn các vấn đề một cách khách quan, hiệu quả. Câu 3. Nêu những luận điểm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc. Luận điểm nào thể hiện rõ nhất sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh? Tại sao? Trả lời: * Những luận điểm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc: - Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản - Cách mạng giải phóng dân tộc, trong điều kiện của Việt Nam, muốn thắng lợi phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo - Cách mạng giải phóng dân tộc phải dựa trên lực lượng đại đoàn kết toàn dân tộc, lấy liên minh công – nông làm nền tảng - Cách mạng giải phóng dân tộc cần chủ động, sáng tạo, có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc - Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng phương pháp bạo lực cách mạng * Luận điểm cách mạng giải phóng dân tộc cần chủ động, sáng tạo, có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc thể hiện rõ nhất sáng tạo lý luận của HCM vì: - Thể hiện tư duy độc lập, sáng tạo của HCM - Bổ sung vào kho tàng lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin Câu 4. Các thế lực thù địch tiến hành chống phá sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam bằng các hình thức như: xuyên tạc, bóp méo chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; bôi nhọ lịch sử, bôi nhọ danh dự của các nhà lãnh đạo; viết và phát tán những tài liệu phản động lên các trang mạng internet; sử dụng các chiêu bài dân chủ, nhân quyền và lợi dụng các chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước để thực hiện các hoạt động kích động nhân dân, chia rẽ đoàn kết dân tộc,…. - Dựa vào các kênh thông tin chính thống của Nhà nước ta, bạn hãy chỉ ra một vài tổ chức, cá nhân có hoạt động chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. - Nếu đặt trong tình huống bạn là đối tượng đang bị các thế lực phản động tìm cách lôi kéo, dụ dỗ, bạn sẽ phản ứng như thế nào? Trả lời * Một vài tổ chức, cá nhân có hoạt động chống phá sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam: - Tổ chức “Việt Tân” (Việt Nam Canh tân cách mạng Đảng) - Khối 8406 - Quỹ người Thượng - Ủy ban cứu người vượt biển
* Nếu em là đối tượng bị các thế lực phản động tìm cách lôi kéo, dụ dỗ em sẽ: - Báo ngay cho các cơ quan chức năng biết để có biện pháp ngăn chặn kịp thời - Chia sẻ thông tin này với mọi người và cảnh báo cho mọi người qua lời nói hoặc qua phương tiện thông tin đại chúng - Luôn đề phòng, cảnh giác với những đối tượng phản động, không được chủ quan, lơ là cảnh giác. Câu 5. Trong tác phẩm “Đường kách mệnh” xuất bản năm 1927, Nguyễn Ái Quốc viết: “Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy…”. Anh (chị) làm rõ vai trò của Đảng thông qua đoạn trích trên? Bằng hiểu biết của mình và vận dụng những kiến thức đã học trong chương IV, anh (chị) chỉ ra những thắng lợi của cách mạng Việt Nam có vai trò lãnh đạo của Đảng. Trả lời * Vai trò của Đảng trong đoạn trích trên: - Đảng có vai trò lãnh đạo: trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. * Những thắng lợi của cách mạng Việt Nam có vai trò lãnh đạo của Đảng: - Giai đoạn 1930 – 1945: Giành chính quyền thành công lập ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. - Giai đoạn 1945 – 1954: Kháng chiến chống thực dân Pháp giành thắng lợi. - Giai đoạn 1954 – 1975: Kháng chiến chống Mỹ trong đó có 2 nhiệm vụ chính là: Miền Bắc quá độ đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ giành thắng lợi, thống nhất 2 miền Nam Bắc. Câu 6. Trong tác phẩm “Đường kách mệnh” xuất bản năm 1927, Nguyễn Ái Quốc viết: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”. Thông qua đoạn trích trên, anh (chị) hãy cho biết Hồ Chí Minh đã lựa chọn chủ nghĩa nào làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong việc tiếp nhận và vận dụng nền tảng tư tưởng đó, Người lưu ý những điều gì? Trả lời * Trong đoạn trích trên, Hồ Chí Minh đã chọn chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam. * Trong việc tiếp nhận và vận dụng nền tảng tư tưởng đó, Người lưu ý: - Việc học tập, nghiên cứu, tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin phải luôn phù hợp với từng đối tượng. - Việc vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin phải luôn phù hợp với từng hoàn cảnh. - Trong quá trình hoạt động, Đảng ta phải chú ý học tập, kế thừa những kinh nghiệm tốt của Đảng cộng sản khác, đồng thời trong Đảng ta phải tổng kết kinh nghiệm của mình để bổ sung vào chủ nghĩa Mác – Lênin.
Câu 7. Tại Hội nghị đại biểu mặt trận Liên – Việt toàn quốc, tháng 1- 1955, Hồ Chí Minh nói: “Đại đoàn kết: Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là cái nền của nhà, cái gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác. Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì dù những người đó trước đây chống chúng ta, bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ. Đoàn kết rộng rãi và lâu dài: …. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ” Anh (chị) hãy làm rõ những lực lượng cần thực hiện đoàn kết theo Hồ Chí Minh qua đoạn trích trên. Trả lời Những lực lượng cần thực hiện đoàn kết theo Hồ Chí Minh qua đoạn trích trên: - Công nhân và nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác - Các tầng lớp nhân dân khác - Những người thật thà tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ dù những người đó trước đây chống chúng ta - Những người có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phụng sự nhân dân Câu 8. Trong bài “Ý kiến về việc làm” và xuất bản loại sách “người tốt, việc tốt” (tháng 6-1968), Bác viết: “Lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”. Hiện nay Đảng và Nhà nước Việt Nam có chính sách và có thực hiện những hoạt động tôn vinh “người tốt, việc tốt” hay không? Nếu có hãy nêu một vài ví dụ. Các hoạt động tôn vinh đó có ý nghĩa như thế nào trong việc giáo dục nhân dân xây dựng đời sống mới, đạo đức mới? Trả lời * Hiện nay Đảng và Nhà nước Việt Nam vẫn có chính sách và thực hiện những hoạt động tôn vinh “người tốt, việc tốt”. * Một số ví dụ: - Chiều 8 – 10, nhân kỷ niệm 67 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2021), Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức lễ đón nhận danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” cho Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu; biểu dương “người tốt, việc tốt” tiêu biểu và vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2021. - Chiều 9 – 10, tại Hội nghị biểu dương “Người tốt, việc tốt” ngành y tế Hà Nội năm 2018 của Sở Y tế, Công đoàn ngành y tế Hà Nội đã phát động phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” năm 2019. * Ý nghĩa của các hoạt động tôn vinh đó trong việc giáo dục nhân dân xây dựng đời sống mới, đạo đức mới: - Từ một tấm gương tốt, nhân dân có thể lấy đó làm gương và học tập để hoàn thiện mình hơn. Từ việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn, từ một người tốt nhân lên tập thể vững mạng. - Truyền thêm cảm hứng và sức mạnh cho chúng ta để cố gắng đem lại vinh quang cho quê hương, đất nước. Câu 9. Trong thư gửi các Thanh niên ngày 17/8/1947. Chủ Tịch Hồ Chí Minh viết: “Người ta thường nói: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy nước nhà thịnh hay suy,