PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text STEM - (WORD) NĂNG LƯỢNG - SỰ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG.pdf

CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM 1. Tên chủ đề: NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG (Tiết 2) 2. Mô tả chủ đề: Năng lượng đóng vai trò không thể phủ nhận trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của sự tồn tại và phát triển con người. Cơ thể chúng ta chuyển hóa các loại thức ăn như cá, thịt, cơm và hoa quả thành năng lượng cần thiết để duy trì sự sống, giúp chúng ta hoạt động và tham gia vào các hoạt động hàng ngày. Ngoài ra, năng lượng từ các nguồn tái tạo như mặt trời, gió và nước đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và sinh hoạt. Nó giúp chúng ta tạo ra điện, là nguồn động lực cho việc đun nấu thức ăn, chiếu sáng trong nhà và nhiều hoạt động sinh hoạt khác. Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo này không chỉ giúp tiết kiệm tài nguyên quý báu mà còn giúp giảm lượng khí thải gây hại cho môi trường. Như vậy, năng lượng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Sự hiểu biết và sử dụng năng lượng hiệu quả không chỉ là trách nhiệm của chúng ta đối với tương lai mà còn là cách chúng ta góp phần vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và hòa bình của thế giới. Trong chủ đề này, HS sẽ thực hiện dự án “NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG”. Theo đó, HS phải tìm hiểu và chiếm lĩnh các kiến thức: - Khái niệm về năng lượng. - Các dạng năng lượng. - Sự chuyển hóa giữa các dạng năng lượng. - Vận dụng kiến thức về năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng. 3. Mục tiêu: Sau khi hoàn thành chủ đề này, học sinh có khả năng: - Về kiến thức: + Nhận biết được cơ năng và nhiệt năng dựa trên những dấu hiệu quan sát trực tiếp được từ sản phẩm học tập và quá trình thử nghiệm sản phẩm. + Nhận biết được quang năng, điện năng nhờ đã chuyển hóa thành cơ năng hay nhiệt năng thông qua các sản phẩm học tập. + Nhận biết được khả năng chuyển hóa qua lại giữa các dạng năng lượng.. + Vận dụng được kiến thức đã học trong chế tạo ra các sản phẩm học tập. - Về năng lực: - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng, nghiên cứu kiến thức nền và vận dụng kiến thức nền để xây dựng quy trình chế tạo các sản phẩm học tập theo yêu cầu.
+ Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt nội dung bài học, hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo, thống nhất bản thiết kế quy trình chế tạo và phân công thực hiện từng phần nhiệm vụ cụ thể. + Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để thảo luận hiệu quả, giải quyết các vấn đề trong bài học và hoàn thành các nhiệm vụ học tập. - Năng lực vật lý: + HS nhận biết được các dạng năng lượng, sự chuyển hóa năng lượng trong các sản phẩm học tập mà các em làm ra. + HS hiểu được vai trò của năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng trong đời sống. + HS chế tạo được các sản phẩm học tập theo yêu cầu. - Về phẩm chất: + Có thái độ tích cực, hợp tác trong làm việc nhóm. + Yêu thích, say mê nghiên cứu khoa học. + Có ý thức bảo vệ môi trường. 4. Thiết bị, học liệu: – Sách giáo khoa Vật lý lớp 9. – Sách tham khảo, tài liệu tham khảo, học liệu tìm kiếm trên internet. - Máy tính có kết nối internet, máy chiếu. - Dụng cụ chế tạo sản phẩm xe chạy bằng bong bóng: chai nhựa, nắp chai, ống hút, bóng bay, keo dán, que xiên.... 5. Tiến trình dạy học: A. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Dạy học theo nhóm, cặp đôi. - Kĩ thuật sử dụng phương tiện trực quan. - Kĩ thuật dạy học tìm tòi có hướng dẫn. - Kĩ thuật động não. B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC HOẠT ĐỘNG 1. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ (5 phút) a) Mục tiêu: - Ôn lại kiến thức về năng lượng, các dạng năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng. - Có kiến thức về ứng dụng của sự chuyển hóa năng lượng trong đời sống. b) Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức trò chơi: Ô cửa bí mật Cách chơi:
Mỗi đội lần lượt chọn 1 ô cửa bất kì, mỗi ô cửa tương ứng với 1 câu hỏi liên quan đến kiến thức liên quan đến chủ đề. Sau khi học sinh trả lời câu hỏi, ô cửa sẽ mở ra để lộ một phần của bức tranh bí mật. - GV đặt vấn đề: “Trong cuộc sống, năng lượng được sử dụng dưới nhiều dạng và thường chuyển hóa qua lại giữa các dạng năng lượng này. Vậy sự chuyển hóa năng lượng được ứng dụng và có ý nghĩa thế nào?” - GV cho HS xem video về ứng dụng của sự chuyển hóa năng lượng: https://www.youtube.com/watch?v=FfQq_hnCK8Y c) Sản phẩm: Câu 1. Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây thiết bị nào chủ yếu biến điện năng thành nhiệt năng? A. quạt máy. B. bàn là điện. C. máy khoan. D. máy bơm nước. Câu 2. Bằng giác quan, ta nhận biết được một vật có cơ năng nhờ dấu hiệu A. chuyển động. B. phát sáng. C. nóng lên. D. đổi màu. Câu 3. Khi đi xe đạp vào ban đêm, đinamô trên xe làm bóng đèn sáng. Quá trình năng lượng đã biến đổi theo thứ tự nào dưới đây? A. Cơ năng, hóa năng, quang năng. B. Điện năng, cơ năng, quang năng. C. Cơ năng, điện năng, quang năng. D. Điện năng, hóa năng, quang năng. Câu 4. Bằng giác quan, ta có thể nhận biết được dòng điện có điện năng, căn cứ vào dấu hiệu nào? A. Nhận biết được các điện tích chuyển động. B. Nhận biết được cơ năng hoặc nhiệt năng do điện năng biến đổi thành. C. Không nhận biết được điện năng vì không có dấu hiệu nào. D. Nhìn thấy dòng điện. BỨC TRANH BÍ ẨN: CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV tổ chức trò chơi: Bức tranh bí mật Học sinh quan sát và trả lời các
GV đặt vấn đề: “Trong cuộc sống, năng lượng được sử dụng dưới nhiều dạng và thường chuyển hóa qua lại giữa các dạng năng lượng này. Vậy sự chuyển hóa năng lượng được ứng dụng và có ý nghĩa thế nào?” câu hỏi của giáo viên Giao nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi GV đưa ra. Nhận nhiệm vụ HS thực hiện nhiệm vụ Quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết. Thực hiện nhiệm vụ Báo cáo kết quả Công bố đáp án các câu hỏi và bức tranh bí ẩn. Theo dõi đáp án Đoán nội dung bức tranh Kết luận, nhận định Cho HS xem video về ứng dụng của sự chuyển hóa năng lượng trong đời sống. Quan sát video và nắm kiến thức nền. HOẠT ĐỘNG 2. THUYẾT TRÌNH SẢN PHẨM Ở NHÀ (15 phút) a) Mục tiêu: - Cho các nhóm giới thiệu, trình bày về sản phẩm ứng dụng chuyển hóa năng lượng đã chuẩn bị ở nhà. b) Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức hoạt động: Chuyên gia năng lượng nhí + Các nhóm bốc thăm thứ tự thuyết trình. + Nội dung thuyết trình đã được quy định sẵn như sau: Nhóm 1: Mô hình máy phát điện gió. Giới thiệu về nguyên tắc hoạt động của mô hình, nêu được ưu điểm và hạn chế của mô hình. Nhóm 2: Bếp năng lượng mặt trời. Có video về quá trình làm và thử nghiệm sản phẩm, nêu được ưu điểm và hạn chế của sản phẩm. Nhóm 3: Quạt điện mini. Thực hiện lắp đặt và thử nghiệm sản phẩm tại lớp, giới thiệu chung về sản phẩm. + Mỗi nhóm có 1 phút chuẩn bị và 3 phút trình bày. Kết thúc phần trình bày, GV tổ chức bình chọn nhóm có sản phẩm và phần trình bày ấn tượng nhất, nhóm được bình chọn nhiều nhất sẽ nhận được phần quà từ GV. c) Sản phẩm: Sản phẩm học tập và nội dung trình bày của các nhóm. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV tổ chức hoạt động: Chuyên gia năng lượng nhí, cho các nhóm thuyết trình về sản phẩm học tập đã chuẩn bị. Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của GV.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.