Nội dung text CHỦ ĐỀ 23 - NGUỒN ĐIỆN - HS.docx
2. Ảnh hưởng của điện trở trong của nguồn điện lên hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn. Trong thực tế, quá trình dịch chuyển của các điện tích bên trong nguồn điện luôn bị cản trở do sự va chạm với các hạt vật chất cấu tạo nên nguồn. Đại lượng đặc trưng cho sự cản trở dịch chuyển của các điện tích bên trong nguồn gọi là điện trở trong r (Ω) của nguồn. Khi ta đo hiệu điện thế giữa hai đầu của nguồn trong mạch kín, ta luôn thu về một giá trị hiệu điện thế nhỏ hơn giá trị suất điện động của nguồn. Nguyên nhân chính là do mỗi nguồn điện đều có điện trở trong. Giả sử ta có một mạch kín như hình, dòng điện I chạy trong mạch trong khoảng thời gian t: Công của nguồn điện: Nhiệt lượng tỏa ra ở điện trở ngoài và điện trở trong: Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng, ta thu được: hay Nếu gọi là hiệu điện thế ở mạch ngoài thì biểu thức được viết lại: 3. So sánh suất điện động và hiệu điện thế. Suất điện động (ξ) Hiệu điện thế (U) Giống nhau Đều đặc trưng cho khả năng thực hiện công. Khác nhau Đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện (công của lực lạ). Đặc trưng cho khả năng thực hiện công của điện trường tạo ra bởi nguồn điện (công của lực điện). 4. Ghép nguồn.