Nội dung text ĐỀ VIP 6 - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD NĂM 2025 - MÔN HÓA HỌC - ĐỀ BÀI.pdf
ĐỀ PHÁT TRIỂN MINH HỌA (Đề thi có... trang) KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: HOÁ HỌC – ĐỀ SỐ 6 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Số báo danh: .......................................................................... Cho biết nguyên tử khối: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, S = 32, K = 39, Ca = 40, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108. PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18 . Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Trong quá trình sản xuất bình khí gas để đun nấu, người ta phải pha thêm một lượng mercaptan RSH có mùi hôi thối rất đặc trưng và nhạy với mũi người. Mục đích của việc làm này là A. giúp giảm bớt khả năng cháy nổ. B. giúp dễ dàng phát hiện khi khí gas bị rò rỉ ra ngoài. C. giúp nâng cao nhiệt độ của ngọn lửa khi đun nấu để tiết kiệm khí gas. D. giúp cho khí gas dễ bắt lửa hơn. Câu 2. Có 4 ester no, đơn chức, mạch hở được kí hiệu ngẫu nhiên lần lượt là X, Y, Z, T. Phân tử ester của mỗi chất nêu trên đều tạo bởi các carboxylic acid mạch không phân nhánh và ethyl alcohol. Độ tan của 4 ester được cho ở bảng sau: Ester X Y Z T Độ tan (g/100 g nước) 8,7 10,5 2,2 4,9 Trong số 4 ester trên, ester có số lượng carbon nhiều nhất là A. Y. B. T. C. X. D. Z. Câu 3. Công thức cấu tạo của acid béo dưới đây có tên là A. Palmitic acid. B. Stearic acid. C. Oleic acid. D. Linoleic acid. Câu 4. Glucose là sản phẩm của quá trình phân hủy carbohydrate, là loại đường đơn giản mà các tế bào trong cơ thể có thể dễ dàng chuyển đổi thành năng lượng. Tính chất vật lý nào sau đây không phải của glucose? A. Chất rắn màu trắng. B. Chất kết tinh không màu. C. Dễ tan trong nước và có vị ngọt. D. Đường glucose ít ngọt hơn fructose. Câu 5. Hợp chất nào sau đây có chứa nguyên tử nitrogen? A. Glucose. B. Palmitic acid. C. Aniline. D. Phenol. Câu 6. Polymer nào sau đây thuộc loại polyester? A. PET. B. PVC. C. PS. D. HDPE. Câu 7. Thực hiện hai thí nghiệm của cùng một lượng CaCO3 với dung dịch HCl (dư) có nồng độ khác nhau, ở cùng điều kiện và bỏ qua các quá trình ảnh hưởng. Thể tích khí CO2 thoát ra theo thời gian được ghi lại trên đồ thị sau: Phản ứng nào đã dùng HCl với nồng độ cao hơn? Mã đề: H1
A. Phản ứng (1). B. Phản ứng (2). C. Cả phản ứng (1) và (2). D. Không xác định được. Câu 8. Phân potassium chloride được sản xuất từ quặng Sylvinite, có độ dinh dưỡng chiếm 50,0% K2O. Hàm lượng (%) của KCl trong phân bón đó là A. 72,9. B. 76. C. 79,3. D. 75,5. Câu 9. Một học sinh đã tiến hành làm thí nghiệm nghiên cứu tính chất hoá học của hydrocarbon thơm như sau: Lấy 2 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 1 mL dung dịch KMnO4 loãng, sau đó thêm tiếp 1 mL benzene vào ống nghiệm thứ nhất và 1 mL toluene vào ống nghiệm thứ hai, lắc đều. Ngâm 2 ống nghiệm vào cùng 1 cốc nước sôi trong 5 phút. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Ống nghiệm 1 không làm mất màu dung dịch KMnO4; ống nghiệm 2 làm mất màu dung dịch KMnO4. B. Chỉ có ống nghiệm 1 làm mất màu dung dịch KMnO4. C. Cả 2 ống nghiệm đều làm mất màu dung dịch KMnO4. D. Trong ống nghiệm 2 có phản ứng: Câu 10. Omega-3 và omega-6 có tác dụng giảm huyết áp, giảm cholesterol trong máu và ngăn chặn sự hình thành các mảng triglyceride bám trên động mạch, giúp giảm nguy cơ gây xơ vữa động mạch. Acid béo omega-3 thường gặp là Eicosapentaenoic acid (EPA) có công thức cấu tạo như sau: 1 COOH 2 3 . Công thức phân tử của acid béo EPA là A. C20H31O2. B. C20H32O2. C. C20H30O2. D. C19H30O2 Câu 11. Các kim loại nhóm IA (nhóm kim loại kiềm) và hợp chất của chúng có nhiều ứng dụng như: sản xuất pin lithium, nước Javel, phân kali, tế bào quang điện, đồng hồ nguyên tử, ... Các nhận định sau đây nhận định nào sai? A. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. B. Các kim loại kiềm có độ cứng thấp do có liên kết kim loại yếu. C. Ở nhiệt độ thường, các ion kim loại nhóm IA đều có màu đặc trưng. D. Trong các hợp chất, nguyên tố kim loại kiềm chỉ có số oxi hóa là +1. Câu 12. Bradykinin là một peptide được sản sinh từ huyết thanh trong máu, là chất làm giãn mạch mạnh và gây co cơ trơn, chất trung gian gây ra tình trạng viêm. Công thức cấu tạo của Bradykinin Trong Bradykinin có a đơn vị amino acid và b liên kết peptide. Giá trị a và b lần lượt là A. 9 và 8 B. 8 và 9. C. 9 và 6. D. 8 và 6. Câu 13. Điện phân CaCl2 nóng chảy, ở cathode xảy ra quá trình nào? A. Quá trình khử ion Ca2+ . B. Quá trình oxi hoá ion Ca2+ . C. Quá trình xi hoá ion Cl- . D. Quá trình khử ion Cl- . Câu 14. Một trong những chất liệu làm nên vẻ đẹp kì ảo của tranh sơn mài là những mảnh màu vàng lấp lánh cực mỏng. Đó chính là những lá vàng có chiều dày 1.10-4 mm. Người ta đã ứng dụng tính chất vật lí gì của vàng khi làm tranh sơn mài? A. Nhiệt độ nóng chảy và tính cứng. B. Tính dẻo và tính dẫn nhiệt. C. Tính dẻo và có ánh kim. D. Mềm và có tỉ khối lớn.
Câu 15. Một pin Galvani được thiết lập ở điều kiện chuẩn theo sơ đồ dưới đây: Nhận định nào sau đây đúng? A. Chiều của dòng electron chạy qua dây dẫn là từ cực Cu sang cực Ag. B. Điện cực Ag xảy ra quá trình khử nên là điện cực cathode. C. Vai trò của cầu muối là dùng để trao đổi electron. D. 0 Ag /Ag E = -0,459 V. Câu 16. Cây thanh long có nguồn gốc nhiệt đới. Chúng dễ trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất bạc màu (Bình Thuận), đất phèn (đồng bằng sông Cửu Long), đất đỏ (Đồng Nai),... Chất lượng thanh long phụ thuộc nhiều vào phân bón. Chế độ bón phân giàu đạm, ít kali thường cho trái có độ ngọt kém, mau hư thối, khó bảo quản và vận chuyển. Ngược lại chế độ bón phân cân đối đạm và kali hoặc giàu kali sẽ cho trái có độ ngọt cao hơn, trái cứng chắc và lâu hư thối, dễ bảo quản, vận chuyển. Độ dinh dưỡng của một số loại phân được quy định như sau: – Độ dinh dưỡng của phân đạm được tính bằng %m(N) có trong phân. – Độ dinh dưỡng của phân lân được tính bằng %m(P2O5) tương ứng với lượng P có trong phân. – Độ dinh dưỡng của phân kali được tính bằng %m(K2O) tương ứng với lượng K có trong phân. Bảng dưới đây hướng dẫn liều lượng trộn tỉ lệ các loại phân bón để bón cho cây thanh long. Giai đoạn phát triển của cây Loại phân bón Hàm lượng (gam) N 216 Ngay trước khi thu hoạch P2O5 216 Chất hữu cơ 20 N 162 Hai tháng sau khi thu hoạch P2O5 144 K2O 45 N 54 Ngay sau khi cây ra hoa P2O5 288 K2O 120 N 108 Khi trái non đang phát triển P2O5 72 K2O 135 Một bác nông dân trộn phân để bón cho thanh long như sau: Trộn 430 g KCl (phân kali) với 1312 g NaNO3 (phân đạm) và 334 g Na3PO4 (phân lân). Cho biết bác nông dân đó chuẩn bị phân bón cho cây thanh long ở giai đoạn nào? A. Ngay trước khi thu hoạch. B. Hai tháng sau khi thu hoạch. C. Ngay sau khi cây ra hoa. D. Khi trái non đang phát triển. Câu 17. Xét các phát biểu sau:
(1) Không nên ngâm quần áo len trong xà phòng vì xà phòng có môi trường kiềm sẽ làm cho quần áo nhanh hỏng. (2) Khi dùng sữa đặc có đường, vắt thêm chanh vào sẽ có lợi hơn cho việc tiêu hóa. (3) Không nên uống sữa đậu nành ngay, trước và sau khi ăn cam, quýt. (4) Khi cơ thể thiếu đạm sẽ bổ sung các amino acid cần thiết. (5) Khi nấu canh cua thấy nhiều váng nổi lên vì khi đun nóng protein trong cua bị đông tụ và nổi lên. Có bao nhiêu phát biểu nào đúng? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 18. Sự cố tràn dầu thường xảy ra trong các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, phân phối và tàng trữ dầu khí và các sản phẩm của chúng. Ví dụ: các hiện tượng rò rỉ, phụt dầu, vỡ đường ống, vỡ bể chứa, tai nạn đâm và gây thủng tàu, sự cố tại các khoan dầu khí, nhà máy lọc hóa dầu .... Ở Hình 9.6, Hình 9.7 và Hình 9.8 là các cách xử lý do sự cố tràn dầu. Hiện nay các nước sử dụng giải pháp nào có hiệu quả để hạn chế sự lan ra xung quanh của dầu khi xảy ra sự cố tràn dầu trên mặt biển? A. Sử dụng các chất phân hủy dầu nhờ tác nhân tự nhiên hay vi sinh vật (nấm, vi khuẩn) kết hợp sử dụng chất hấp phụ. B. Sử dụng chất hấp phụ. C. Dùng phao giữ dầu nổi trên mặt nước, dùng máy hút dầu, sử dụng Skimmer (hút dầu), dùng nước nóng và rửa cao áp. D. Sử dụng lao động thủ công, người dân ở các khu vực ven biển và bãi biển có thể giúp đẩy nhanh hoạt động dọn sạch dầu tràn. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Nhận định các phát biểu dưới đây : a. Cho một đinh sắt mới (đã rửa sạch lớp dầu mỡ) vào cốc chứa khoảng 3 ml dung dịch CuSO4 1 M. Sau 5 phút dùng kẹp lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch thấy có kim loại màu đỏ bám ngoài đinh sắt. b. Khi bảo quản thép xây dựng ở trong kho không nên sắp xếp lẫn lộn thép gỉ và thép chưa gỉ vào chung một chỗ. c. Trong công nghiệp, quá trình nung vôi được thực hiện theo phản ứng: 298 o rH = 179,2 kJ là quá trình tỏa nhiệt. d. Cho giá trị thế điện cực chuẩn của 5 cặp oxi hóa-khử (Ag+ /Ag, Al3+/Al, Cu2+/Cu, Fe2+/Fe, Zn2+/Zn) như khung bên dưới (được sắp xếp một cách ngẫu nhiên, không đúng theo thứ tự trên). Thế điện cực chuẩn (Eo , V) –0,762 +0,799 –0,44 +0,340 –1,676 Giá trị sức điện động chuẩn của pin galvani Zn-Cu là 1,102 (V)