PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 125 . [TN THPT 2024 Hóa Học] - THPT Đô Lương 1 - Nghệ An (Lần 2).Image.Marked.pdf

Trang 1/4 – Mã đề 128 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN THPT ĐÔ LƯƠNG 1 (Đề thi có 04 trang) (40 câu trắc nghiệm) ĐỀ THI THỬ TN THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM HỌC 2023-2024 Môn: HOÁ HỌC Thời gian: 50 phút (không tính thời gian phát đề) Mã đề 128 Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137. Câu 41: Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch H2SO4 loãng? A. Ca. B. Cu. C. Zn. D. Mg. Câu 42: Valin là tên gọi của α-amino axit có phân tử khối bằng: A. 103. B. 117. C. 75. D. 146. Câu 43: Chất béo là trieste của axit béo với: A. etanol. B. etylen glicol. C. phenol. D. glixerol. Câu 44: Trong số các tơ sau: sợi bông; tơ capron; tơ tằm; tơ visco; tơ axetat; nilon-6,6; tơ nitron. Số tơ thuộc loại tơ tổng hợp là A. 3. B. 6. C. 4. D. 5. Câu 45: Hợp chất nào sau đây chiếm thành phần nhiều nhất trong mật ong? A. xenlulozơ. B. fructozơ. C. saccarozơ. D. glucozơ. Câu 46: Phản ứng nào sau đây glucozơ đóng vai trò là chất oxi hoá? A. Tráng gương. B. Tác dụng với Cu(OH)2. C. Tác dụng với nước brom. D. Tác dụng với H2 xúc tác Ni. Câu 47: Để tráng bạc một số tấm gương soi, người ta tiến hành thuỷ phân 34,2 gam saccarozơ rồi tiến hành phản ứng tráng gương. Biết hiệu suất mỗi quá trình là 80%, khối lượng Ag tạo thành sau phản ứng là A. 27,648. B. 43,264. C. 24,300. D. 56,346. Câu 48: Chất nào sau đây là amin no, đơn chức, mạch hở? A. C6H5NH2. B. C6H12(NH2)2. C. CH2=CH-NH2. D. CH3NH2. Câu 49: Để xác định hàm lượng lưu huỳnh trong một loại nhiên liệu người ta lấy 100 gam nhiên liệu đó và đốt cháy hoàn toàn. Khí tạo thành chỉ chứa cacbon đioxit, lưu huỳnh đioxit và hơi nước được dẫn vào nước tạo ra 500 ml dung dịch. Biết rằng tất cả lưu huỳnh đioxit đã tan vào dung dịch. Lấy 10 ml dung dịch này cho tác dụng với dung dịch K2Cr2O7 5.10-3 mol/l (chứa H2SO4 loãng dư) thì thể tích dung dịch K2Cr2O7 cần dùng là 17,5 ml. Phần trăm khối lượng của lưu huỳnh trong loại nhiên liệu trên là A. 0,46%. B. 0,42%. C. 0,35%. D. 0,21%. Câu 50: Canxi hiđroxit được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như sản xuất NH3, clorua vôi. Công thức của canxi hidroxit là A. CaSO4. B. CaCO3. C. CaO. D. Ca(OH)2. Câu 51: Công thức hoá học của kali đicromat là A. KNO3. B. K2SO4. C. K2Cr2O7. D. K2CrO4. Câu 52: Metanol là một chất độc, nếu uống 2-3 giọt có thể gây mù lòa, thậm chí tử vong. Công thức của metanol là A. CH3CH2OH. B. C3H5(OH)3. C. CH3OH. D. C2H4(OH)2. Câu 53: Để khử hoàn toàn 25,76 gam hỗn hợp X gồm CuO, FeO, Fe3O4 thành kim loại cần vừa đủ 0,22 mol kim loại Al. Khối lượng kim loại tạo thành là A. 20,48. B. 19,04. C. 24,00. D. 22,24.
Trang 2/4 – Mã đề 128 Câu 54: Chất X có công thức cấu tạo thu gọn HCOOCH3. Tên gọi của X là : A. etyl axetat. B. metyl axetat. C. metyl fomat. D. etyl fomat. Câu 55: Hòa tan hoàn toàn Fe trong dung dịch H2SO4 loãng (dư) được dung dịch X1. Cho lượng dư dung dịch NaOH vào dung dịch X1 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được kết tủa X2. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn X3. X3 là : A. Fe(OH)3. B. Fe3O4. C. Fe2O3. D. FeO. Câu 56: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm ? A. K. B. Mg. C. Al. D. Cu. Câu 57: Cho 20 gam hỗn hợp gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch chứa 31,68 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là : A. 320. B. 50. C. 200. D. 100. Câu 58: Chất X khi cho vào dung dịch H2SO4 loãng sinh ra chất khí. Chất X là : A. NaOH. B. KCl. C. BaO. D. NaHCO3. Câu 59: Tro thực vật được sử dụng như một loại phân bón cung cấp nguyên tố kali cho cây trồng do chứa muối kali cacbonat. Công thức của kali cacbonat là : A. KNO3. B. K2CO3. C. KCl. D. KOH. Câu 60: Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Trong nhóm IA, tính khử của các kim loại giảm dần từ Li đến Cs. B. Trong hợp chất, tất cả các kim loại kiềm thổ đều có số oxi hóa +2. C. Tất cả các hiđroxit của kim loại nhóm IIA đều dễ tan trong nước. D. Tất cả các kim loại nhóm IIA đều có mạng tinh thể lập phương tâm khối. Câu 61: Kim loại nào sau đây dẻo nhất trong tất cả các kim loại ? A. Bạc. B. Vàng. C. Nhôm. D. Đồng. Câu 62: Cho các ion Ca2+, Zn2+, Fe2+, Ag+ . Ion có tính oxi hóa mạnh nhất là : A. Ag+ . B. Fe2+ . C. Ca2+ . D. Zn2+ . Câu 63: Khí X gây mưa axit, được sinh ra nhiều trong các nhà máy sản xuất axit sunfuric. Khí X là : A. SO3. B. CH4. C. SO2. D. NO2. Câu 64: Chất có tính chất lưỡng tính là : A. AlCl3. B. Al(OH)3. C. Al(NO3)3. D. KAlO2. Câu 65: Kim loại Fe bị thụ động bởi dung dịch nào sau đây ? A. H2SO4 loãng. B. HNO3 đặc, nguội. C. HNO3 đặc nóng. D. HCl đặc. Câu 66: Hỗn hợp X gồm hai muối cacbonat của hai kim loại kiềm ở 2 chu kỳ kế tiếp nhau. Cho 3,28 gam X phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được 896 ml khí CO2 (đktc). Hai kim loại là : A. K, Rb. B. Na, K. C. Li, Na. D. Rb, Cs. Câu 67: Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion : A. Ca2+, Mg2+ . B. HCO3 - . C. Na+ , K+ . D. SO4 2-, Cl- . Câu 68: Nhận xét nào sau đây không đúng ? A. Vinyl axetat làm mất màu dung dịch Brom. B. Chất béo là thành phần quan trọng trong thức ăn của con người. C. Axit oleic là một axit béo. D. Etyl axetat có mùi hoa hồng. Câu 69: Ở nhiệt độ thường, kim loại Al tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch nào sau đây ? A. NaCl. B. HCl. C. KCl. D. NaNO3. Câu 70: Monome được dùng để điều chế polietilen là A. CH2=CH-CH=CH2. B. CH2=CH-CH3. C. CH≡CH. D. CH2=CH2.
Trang 3/4 – Mã đề 128 Câu 71: Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ sau: (1) X (C7H13O5N) + 2NaOH → Y + Z + H2O. (2) Y + 3HCl → HOOC-CH(NH3Cl)-CH2-CH2-COOH + 2NaCl. Biết X, Y, Z là các hợp chất hữu cơ. Cho các phát biểu sau: (a) Y là thành phần chính của bột ngọt (mì chính). (b) X có 1 công thức cấu tạo phù hợp. (c) Phân tử X có bốn loại nhóm chức. (d) Z hòa tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh tím đặc trưng. (e) Dung dịch chất Y làm quỳ tím chuyển màu xanh. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 72: Một loại mỡ động vật có chứa triglixerit X và axit béo Y. Người ta loại bỏ tạp chất thu được hỗn hợp E chỉ chứa X và Y. Lấy 1,08 mol E chia làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 1,26 mol KOH, thu được glixerol và dung dịch chứa kali stearat, kali oleat. Phần 2 làm mất màu vừa đủ 0,54 mol Br2 trong dung dịch. Phần trăm khối lượng của axit Y trong E gần nhất với: A. 86%. B. 43%. C. 14%. D. 57%. Câu 73: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho KHS vào dung dịch KHSO4 vừa đủ. (b) Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư. (c) Cho hỗn hợp bột gồm Ba và NaHSO4 (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2) vào lượng nước dư. (d) Sục khí Cl2 dư vào dung dịch FeSO4. (e) Sục khí NO2 vào dung dịch KOH. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm mà trong dung dịch thu được có chứa hai muối là A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 74: Cho các phát biểu sau: (a) Cho xenlulozơ vào ống nghiệm chứa nước Svayde, khuấy đều thấy xenlulozơ tan ra. (b) Tính bazơ của anilin mạnh hơn benzyl amin. (c) Tơ nitron (hay olon) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng, nó được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len” đan áo rét. (d) Trong công nghiệp dược phẩm, saccacrozơ được dùng để pha chế thuốc, trong y học được sử dụng để truyền trực tiếp vào tĩnh mạch khi mệt mỏi. (e) Ở trạng thái tinh thể, các amino axit tồn tại dưới dạng ion lưỡng cực. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 75: Thực hiện phản ứng điều chế isoamyl axetat (dầu chuối) theo trình tự sau: - Bước 1: Cho 2 ml ancol isoamylic, 2 ml axit axetic và 2 giọt axit sunfuric đặc vào ống nghiệm. - Bước 2: Lắc đều, đun nóng hỗn hợp 8-10 phút trong nồi nước sôi. - Bước 3: Làm lạnh, rót hỗn hợp sản phẩm vào ống nghiệm chứa 3-4 ml nước lạnh. Cho các phát biểu sau: (a) Phản ứng este hóa giữa ancol isomylic với axit axetic là phản ứng thuận nghịch. (b) Việc cho hỗn hợp sản phẩm vào nước lạnh nhằm tránh sự thủy phân của este sinh ra, tăng hiệu suất phản ứng este hóa. (c) Sau bước 3, hỗn hợp thu được tách thành 2 lớp, este được tách ra bằng phương pháp chiết. (d) Nên đun trực tiếp ống nghiệm để làm tăng hiệu suất phản ứng este hóa. (e) Nếu dùng dung dịch giấm ăn thay cho axit axetic thì hiện tượng xảy ra giống nhau.
Trang 4/4 – Mã đề 128 Số phát biểu đúng là A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 76: Hỗn hợp vôi tôi xút (Ca(OH)2 và NaOH với tỉ lệ mol 1 : 1) thường được sử dụng trong tàu ngầm để hấp thụ CO2 do các thủy thủ thở ra. Tiến hành hòa tan 9,12 gam hỗn hợp trên vào nước được 500 ml dung dịch X. Chia X thành 2 phần bằng nhau và cho vào 2 cốc thủy tinh. Lần lượt sục CO2 vào từng cốc, kết quả thí nghiệm được mô tả qua bảng số liệu dưới đây: Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thể tích khí CO2 (lít) V V + 0,224 Khối lượng chất tan (gam) trong dung dịch thu được 4,98 6,6 Tổng khối lượng kết tủa thu được sau hai thí nghiệm là A. 5,0 gam. B. 1,0 gam. C. 2,0 gam. D. 3,0 gam. Câu 77: Một loại tơ nhân tạo M chứa 2 polime được sản xuất từ xelulozơ với anhiđrit axetic (công thức (CH3CO)2O), phản ứng được thực hiện theo sơ đồ sau: [C6H7O2(OH)3]n + (CH3CO)2O → [C6H7O2(OCOCH3)3]n + CH3COOH [C6H7O2(OH)3]n + (CH3CO)2O → [C6H7O2(OH)(OCOCH3)2]n + CH3COOH Từ m tấn gỗ (chứa 70% xenlulozơ), người ta sản xuất được 8,22 tấn hỗn hợp rắn M (biết hiệu suất quá trình là 80%). Lấy 4,11 gam M đem đốt cháy hoàn toàn, dẫn sản phẩm cháy vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 17 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 7,59 tấn. B. 4,86 tấn. C. 8,68 tấn. D. 6,94 tấn. Câu 78: Cho hỗn hợp E gồm 3 este (chỉ chứa chức este), mạch hở X, Y, Z (MX < MY < MZ < 190 đvC); trong đó este hai chức chiếm 20% số mol hỗn hợp. Cho 17,38 gam E tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,18 mol NaOH thu được dung dịch F và hai ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn hai ancol cần 0,66 mol O2. Cô cạn F thu được chất rắn G chỉ chứa muối, trộn G với hỗn hợp với tôi xút lấy dư rồi thực hiện phản ứng đến khi xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí M; hidro hóa hoàn toàn M cần 0,11 mol H2. Phần trăm khối lượng của Y trong E là A. 35,44%. B. 43,98%. C. 32,80%. D. 31,76%. Câu 79: Một loại hợp kim nhôm bền, dẫn nhiệt, cơ tính và tính đúc tốt, có thành phần hóa học gồm Al- Si-Mg-Cu (trong đó nhôm chiếm 80,6% về khối lượng). Loại hợp kim này thường được các nhà sản xuất lựa chọn làm vật liệu chế tạo ruột nồi cơm điện. Biết rằng sau khi tráng lên bề mặt trong của hợp kim này một lớp chống dính thì hợp kim nhôm chiếm 99% khối lượng của 1 ruột nồi cơm. Người ta sử dụng toàn bộ lượng nhôm được điều chế từ quặng boxit (có chứa 40% Al2O3 về khối lượng) để sản xuất hợp kim, từ đó tạo ra 5000 ruột nồi cơm điện cùng loại. Biết toàn bộ lượng nhôm sử dụng được điều chế được từ m tấn quặng trên bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3, mỗi ruột nồi cơm nặng 0,8 kg và hiệu suất của quá trình điều chế nhôm là 75%, hiệu suất cả quá trình dùng Al sản xuất ruột nồi thành phẩm là 90%. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 20,2. B. 22,3. C. 16,7. D. 8,9. Câu 80: Hòa tan hoàn toàn 37,90 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe(OH)3, FeCO3 (phần trăm khối lượng nguyên tố O có trong X là 29,55%) bằng lượng vừa đủ dung dịch HCl 36,86%. Sau phản ứng thu được dung dịch Y chứa một chất tan duy nhất M và 4,60 gam hỗn hợp khí Z, tỉ khối hơi của Z so với hiđro là 11,50. Khi làm lạnh dung dịch Y đến 10°C thấy tách ra tinh thể muối T là FeCl2.4H2O. Lọc và hòa tan toàn bộ T trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được V lít khí (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, độ tan của M ở nhiệt độ 10°C là 62,40 gam, sản phẩm khử của S+6 là SO2 duy nhất. Giá trị của V là A. 13,44 lít. B. 4,48 lít. C. 11,2 lít. D. 2,24 lít.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.