Nội dung text CHƯƠNG 3. ĐẠI CƯƠNG HÓA HỮU CƠ (BẢN GV FORM 2025).docx
-1- CHƯƠNG 3. ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ 2 A. PHẦN LÍ THUYẾT 2 BÀI 10. HỢP CHẤT HỮU CƠ VÀ HÓA HỌC HỮU CƠ 2 1. LÍ THUYẾT CẦN NẮM 2 2. BÀI TẬP VẬN DỤNG 3 2.1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn 3 2.2. Trắc nghiệm đúng – sai 8 2.3. Trắc nghiệm trả lời ngắn 12 2.4. Dạng toán xác định nhóm chức dựa vào phổ IR 14 BÀI 11. PHƯƠNG PHÁP TINH CHẾ VÀ TÁCH BIỆT HỢP CHẤT HỮU CƠ 22 1. LÍ THUYẾT CẦN NẮM 22 2. BÀI TẬP VẬN DỤNG 23 2.1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn 23 2.2. Trắc nghiệm đúng – sai 27 2.3. Trắc nghiệm trả lời ngắn 32 BÀI 12. CÔNG THỨC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ 36 1. LÍ THUYẾT CẦN NẮM 36 2. BÀI TẬP VẬN DỤNG 36 2.1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn 36 2.2. Trắc nghiệm đúng – sai 39 2.3. Trắc nghiệm trả lời ngắn 43 2.4. Dạng toán lập công thức đơn giản nhất – công thức phân tử 46 BÀI 13. CÔNG THỨC CẤU TẠO HỢP CHẤT HỮU CƠ 61 1. LÍ THUYẾT CẦN NẮM 61 2. BÀI TẬP VẬN DỤNG 62 2.1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn 62 2.2. Trắc nghiệm đúng – sai 67 2.3. Trắc nghiệm trả lời ngắn 71 2.4. Dạng toán viết công thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ (đồng phân) 73 B. ĐỀ ÔN TẬP CUỐI CHƯƠNG 3. ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠ 76 1. ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG SỐ 01 (28 CÂU) 76 1.1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (18 câu) 76 1.2. Trắc nghiệm đúng – sai (4 câu) 78 1.3. Trắc nghiệm trả lời ngắn (6 câu) 78 2. ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG SỐ 02 (28 CÂU) 80 2.1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (18 câu) 80 2.2. Trắc nghiệm đúng – sai (4 câu) 80 2.3. Trắc nghiệm trả lời ngắn (6 câu) 82
-3- b) Xác định nhóm chức bằng phổ hồng ngoại (IR) Phương pháp phổ hồng ngoại (IR) là phương pháp vật lí rất quan trong và phổ biến để nghiên cứu cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ. Mỗi liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ hấp thụ một vài bức xạ hồng ngoại đặc trưng cho liên kết đó. Ví dụ: Trên phổ IR của butanal (CH 3 CH 2 CH 2 CHO) ở hình dưới đây: Tín hiệu đặc trưng của nhóm –CHO: + Tín hiệu ở 1 731 cm –1 là tín hiệu đặc trưng của liên kết C=O; + Tín hiệu ở 2 827 cm –1 và 2 725 cm –1 là các tín hiệu đặc trưng của liên kết C–H trong nhóm –CHO. 2. BÀI TẬP VẬN DỤNG 2.1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Câu 1: (SBT – KNTT) Hợp chất hữu cơ là các hợp chất của..(1).. (trừ các oxide của carbon, muối carbonate, cyanide, carbide,...). Từ thích hợp điền vào (1) trong định nghĩa trên là A. carbon. B. hydrogen. C. oxygen. D. nitrogen. Câu 2: (SBT – KNTT) Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu về các..(1).. Cụm từ thích hợp điền vào (1) trong định nghĩa trên là A. hợp chất hữu cơ. B. hợp chất vô cơ. C. hợp chất thiên nhiên. D. hợp chất phức. Câu 3: (SBT – KNTT) Xét phản ứng quang hợp: 6CO 2 + 6H 2 O C 6 H 12 O 6 + 6O 2 Chất nào trong phản ứng này thuộc loại hợp chất hữu cơ? A. CO 2 . B. H 2 O. C. C 6 H 12 O 6 . D. O 2 . Câu 4: (SBT – CTST) Trong thành phần phân tử hợp chất hữu cơ phải luôn có nguyên tố A. carbon và hydrogen. B. carbon. C. carbon, hydrogen và oxygen. D. carbon và nitrogen. Câu 5: (SBT – Cánh Diều) Chất nào dưới đây không là chất hữu cơ? A. Acetic acid. B. Methane. C. Ammonium nitrate. D. Ethanol. Câu 6: (SGK – KNTT) Cho các chất sau đây: C 6 H 12 O 6 , C 12 H 22 O 11 , C 2 H 2 , CO 2 , CaCO 3 . Số hợp chất hữu cơ có mặt trong dãy trên là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 7: (SGK – CTST) Cho dãy các chất sau: Na 2 CO 3 , BaCl 2 , MgSO 4 , CH 3 COONa, C 2 H 5 Br, CaO, CHCl 3 , HCOOH. Số chất thuộc hợp chất vô cơ và hợp chất chất hữu cơ lần lượt là A. 3 và 5. B. 4 và 4. C. 2 và 6. D. 5 và 3.
-4- Câu 8: (SBT – KNTT) Xét các chất CH 4 , HCN, CO 2 , CH 2 =CH 2 , CH 3 CH=O, Na 2 CO 3 , CH 3 COONa, H 2 NCH 2 COOH và Al 4 C 3 . Trong các chất này, số hợp chất hữu cơ là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 9: Cho các chất sau: NaCl, H 2 SO 4 , CH 4 , CH 2 =CH 2 , HCOONa, CH 3 -CH 2 -OH, CH 3 -CH=O, KOH, Ba(NO 3 ) 2 , CO 2 , Al 4 C 3 , KCN. Số chất thuộc hợp chất vô cơ và hợp chất chất hữu cơ lần lượt là A. 7 và 5. B. 5 và 7. C. 6 và 6. D. 8 và 4. Câu 10: (SBT – KNTT) Phân tử chất nào sau đây không chỉ chứa liên kết cộng hóa trị? A. CH 3 CH 2 OH. B. CH 3 CH=O. C. CH≡CH. D. CH 3 COONa, Câu 11: (SBT – KNTT) Trong các chất sau đây, chất nào dễ cháy nhất? A. CO 2 . B. C 2 H 5 OH. C. Na 2 CO 3 . D. N 2 . Câu 12: (SBT – CTST) Phản ứng hoá học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra A. chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định. B. nhanh và cho một sản phẩm duy nhất. C. nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định. D. chậm, hoàn toàn, không theo một hướng nhất định. Câu 13: Đặc điểm của phản ứng hoá học giữa các hợp chất hữu cơ thường A. xảy ra nhanh, thu được nhiều sản phẩm. B. xảy ra chậm, theo một hướng duy nhất. C. xảy ra chậm, thu được nhiều sản phẩm. D. xảy ra nhanh, theo nhiều hướng. Câu 14: (SBT – CTST) Liên kết hóa học trong hợp chất hữu cơ thường là A. liên kết cộng hoá trị. B. liên kết kim loại. C. liên kết hydrogen. D. liên kết ion. Câu 15: (SBT – CTST) Các hợp chất hữu cơ thường có A. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao, không tan hoặc ít tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ. B. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp, tan nhiều trong nước và các dung môi hữu cơ. C. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp, không tan hoặc ít tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ. D. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp, không tan trong nước. Câu 16: (SBT – CTST) Hydrocarbon là hợp chất hữu cơ có thành phần nguyên tố gồm A. carbon và hydrogen. B. hydrogen và oxygen. C. carbon và oxygen. D. carbon và nitrogen. Câu 17: (SBT – KNTT) Cho các hợp chất sau: CH 4 ; NH 3 ; C 2 H 2 ; CCl 4 ; C 2 H 4 ; C 6 H 6 . Số hợp chất thuộc loại hydrocarbon là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 18: (SBT – CTST) Cho các chất sau: CH 3 CH 2 CH 3 , CH 3 NH 2 , CH 2 =CHCH 3 , CH 2 =CH-COOH, CH 2 =CH-CH=CH 2 , CH 3 OH, CH≡CH, C 6 H 5 OH, HCHO, CH 3 COOCH 3 , H 2 NCH 2 COOH. Số chất thuộc hydrocarbon và dẫn xuất hydrocarbon trong dãy trên lần lượt là A. 3 và 8. B. 8 và 3. C. 7 và 4. D. 4 và 7. Câu 19: (SGK – Cánh Diều) Cho dãy các hợp chất: C 3 H 6 (1), C 7 H 6 O 2 (2), CCl 4 (3), C 18 H 38 (4), C 6 H 5 NH 2 (5) và C 4 H 4 S (6). Số chất thuộc hydrocarbon và dẫn xuất hydrocarbon trong dãy trên lần lượt là A. 3 và 3. B. 2 và 4. C. 1 và 5. D. 4 và 2. Câu 20: (SBT – KNTT) Nhóm chức là..(1).. gây ra những phản ứng đặc trưng của phân tử hợp chất hữu cơ. Cụm từ thích hợp điền vào (1) trong phát biểu trên là A. nguyên tử. B. phân tử.