PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text A NGHĨA HƯNG- CHỦ ĐỀ N-S LỚP 11.docx

CHUYÊN ĐỀ: NITROGEN-SULFUR LỚP 11 I.MỤC TIÊU 1.Yêu cầu cần đạt Nội dung Yêu cầu cần đạt Đơn chất nitrogen Nhận biết – Phát biểu được trạng thái tự nhiên của nguyên tố nitrogen. (HH1.1) Thông hiểu – Giải thích được tính trơ của đơn chất nitrogen ở nhiệt độ thường thông qua liên kết và giá trị năng lượng liên kết. (HH1.6) – Trình bày được sự hoạt động của đơn chất nitrogen ở nhiệt độ cao đối với hydrogen, oxygen. (HH1.2) – Giải thích được các ứng dụng của đơn chất nitrogen khí và lỏng trong sản xuất, trong hoạt động nghiên cứu. (HH1.6) Vận dụng Liên hệ được quá trình tạo và cung cấp nitrate (nitrat) cho đất từ nước mưa. (HH3.1) Ammonia và một số hợp chất ammonium Thông hiểu – Mô tả được công thức Lewis và hình học của phân tử ammonia. (HH1.3) – Dựa vào đặc điểm cấu tạo của phân tử ammonia, giải thích được tính chất vật lí (tính tan), tính chất hoá học (tính base, tính khử). Viết được phương trình hoá học minh hoạ. (HH1.6) – Trình bày được tính chất cơ bản của muối ammonium (dễ tan và phân li, chuyển hoá thành ammonia trong kiềm, dễ bị nhiệt phân). (HH1.2) – Nhận biết được ion ammonium trong dung dịch. (HH1.2) – Trình bày được ứng dụng của ammonia (chất làm lạnh; sản xuất phân bón như: đạm, ammophos; sản xuất nitric acid; làm dung môi. ); (HH1.2) – Trình bày được ứng dụng của ammonium nitrate và một số muối ammonium tan như: phân đạm, phân ammophos. (HH1.2) Vận dụng – Vận dụng được kiến thức về cân bằng hoá học, tốc độ phản ứng, enthalpy cho phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen trong quá trình Haber. (HH1.6) – Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm nhận biết được ion ammonium trong phân đạm chứa ion ammonium. (HH2.4) Một số hợp chất với oxygen của nitrogen Thông hiểu – Phân tích được nguồn gốc của các oxide của nitrogen trong không khí và nguyên nhân gây hiện tượng mưa acid. (HH1.2) – Nêu được cấu tạo của HNO 3 , (HH1.1) – Nêu được tính acid của nitric acid. (HH1.1) – Nêu được tính oxi hoá mạnh trong một số ứng dụng thực tiễn quan trọng của nitric acid. (HH1.1) Vận dụng – Giải thích được nguyên nhân, hệ quả của hiện tượng phú dưỡng hoá (eutrophication). (HH3.1) Sulfur và sulfur dioxide Nhận biết: – Nêu được các trạng thái tự nhiên của nguyên tố sulfur. (HH1.1) Thông hiểu: – Trình bày được cấu tạo của của lưu huỳnh (HH1.2)

hai đồng vị: 14 7N (99,63%) và 15 7N (0,37%). - Ở dạng hợp chất, nitrogen có nhiều trong khoáng vật sodium nitrate (NaNO 3 ) với tên gọi khác là diêm tiêu natri. Nitrogen còn có trong thành phần của protein, nucleic acid,… và nhiều hợp chất hữu cơ khác. 1.2. Cấu tạo nguyên tử, phân tử a. Cấu tạo nguyên tử - Nguyên tố nitrogen ở ô số 7, nhóm VA, chu kì 2 trong bản tuần hoàn. Nguyên tử nitrogen có độ âm điện lớn (3,04). - Các số oxi hóa thường gặp của nitrogen: b. Cấu tạo phân tử Công thức Lewis phân tử nitrogen: :N≡N: Phân tử nitrogen gồm hai nguyên tử, liên kết với nhau bằng liên kết ba (1 liên kết σ và 2 liên kết π). Phân tử nitrogen có năng lượng liên kết lớn và không có cực (E b(N≡N) = 945 kJ/mol). 1.3. Tính chất vật lí - Ở điều kiện thường, nitrogen là chất khí không màu, không mùi, không vị, hơi nhẹ hơn không khí, hóa lỏng ở –196 o C và hóa rắn ở –210 o C. - Khí nitrogen tan rất ít trong nước. - Nitrogen không duy trì sự cháy và sự hô hấp .1.4. Tính chất hóa học Nitrogen khá trơ ở nhiệt độ thường, ở nhiệt độ cao, nitrogen trở nên hoạt động hơn. Nitrogen thể hiện cả tính oxi hóa và tính khử. Tính oxi hóa Tính khử N 2 (g) + 3H 2 (g) o400600 C, 200 bar, Fe⇀ ↽ 2NH 3 (g) Phản ứng tổng hợp ammonia là quá trình trung gian quan trọng để sản xuất nitric acid, thuốc nổ, đạm nitrate, urea, ammophos,… N 2 (g) + O 2 (g) ot⇀ ↽ 2NO(g) Trong khí quyển, phản ứng này chính là sự khởi đầu cho quá trình tạo thành ion nitrate, được coi là một nguồn cung cấp đạm cho đất: N 2  NO  NO 2  HNO 3 Nước mưa với nồng độ acid phù hợp sẽ cung cấp đạm cho đất ở dạng ion nitrate cần thiết cho cây trồng. 1.5. Ứng dụng - Trong sản xuất rượu bia, khí nitrogen được bơm vào các bể chứa để loại khí oxygen. - Trong công nghệ đóng gói thực phẩm, khí nitrogen được bơm vào túi để loại bỏ khí oxygen và làm phồng bao bì. - Trong chữa cháy, nitrogen dùng để dập tắt các đám cháy do hóa chất, chập điện,… - Trong lĩnh vực ý tế, nitrogen lỏng được dùng để bảo quản máu, tế bào, dịch cơ thể, trúng, tinh trùng,…
2. AMMONIA VÀ MUỐI AMMONIUM 2.1. Ammonia (NH 3 ) a/ Cấu tạo phân tử Cấu tạo của phân tử NH 3 Công thức Lewis NH 3 Mô hình phân tử NH 3 Phân tử NH 3 có cấu trúc chóp tam giác, với nguyên tử nitrogen ở đỉnh, đáy là một tam giác mà đỉnh là 3 nguyên tử hydrogen. b/ Tính chất vật lí - Ammonia là chất khí không màu, mùi khai xốc, độc, nhẹ hơn không khí. - Ammonia tan rất nhiều trong nước tạo thành dung dịch ammonia. - Dung dịch ammonia đậm đặc thường có nồng độ 25%. c/ Tính chất hóa học Tính base Tính khử - NH 3 + H 2 O ⇀ ↽ NH 4 + + OH – Vì vậy, dung dịch NH 3 có tính base yếu. - Ammonia (dạng khí cũng như dung dịch) kết hợp dễ dàng với acid tạo thành muối ammonium (được dùng để sản xuất phân đạm) NH 3 + HCl  NH 4 Cl (ammonium chloride) NH 3 + HNO 3  NH 4 NO 3 (ammonium nitrate) - Trong phân tử ammonia, nguyên tử nitrogen có số oxi hóa –3 (thấp nhất) nên thể hiện tính khử. 4NH 3 + 3O 2 ot 2N 2 + 6H 2 O 4NH 3 + 5O 2 ot, Pt 4NO + 6H 2 O - Phản ứng thứ hai được sử dụng trong quy trình sản xuất nitric acid từ

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.