Nội dung text CHỦ ĐỀ 16. CÂN BẰNG TỰ NHIÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.docx
1 CHỦ ĐỀ 16. CÂN BẰNG TỰ NHIÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM I. Cân bằng tự nhiên 1. Khái niệm cân bằng tự nhiên - Cân bằng tự nhiên là trạng thái ổn định tự nhiên của các cấp độ tổ chức sống: quần thể, quần xã, hệ sinh thái, hướng tới sự thích nghi với điều kiện sống. - Cân bằng tự nhiên biểu hiện ở trạng thái cân bằng của quần thể, hiện tượng khống chế trong quần xã, trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái,… - Trạng thái cân bằng quần thể là trạng thái quần thể có số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. Cơ chế duy trì trạng thái cân bằng của quần thể là cơ chế điều hòa mật độ quần thể trong trường hợp mật độ quá cao hoặc quá thấp. - Trạng thái cân bằng của quần xã là trạng thái quần xã có số lượng cá thể của mỗi loài được khống chế ở một mức nhất định do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng của các loài, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. - Ở cấp độ hệ sinh thái, cân bằng tự nhiên là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái hướng tới sự thích nghi của quần xã với điều kiện sống. 2. Nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên và một số biện pháp bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên - Nguyên nhân: + Do các quá trình tự nhiên như núi lửa, động đất, hạn hán, khí hậu thay đổi đột ngột,.. + Các hoạt động của con người như tiêu diệt các loài sinh vật, du nhập vào hệ sinh thái các loài sinh vật lạ làm phá vỡ nơi cư trú ổn định của loài, gây ô nhiễm môi trường sống, làm tăng nhanh đột ngột số lượng cá thể của loài nào đó trong hệ sinh thái. - Một số biện pháp bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên: + Bảo vệ đa dạng sinh học. + Kiểm soát các loài sinh học. + Bảo vệ các hệ sinh thái. + Kiểm soát, giảm thiểu các nguồn chất gây ô nhiễm môi trường. 3. Bảo vệ động vật hoang dã - Việc bảo vệ các loài động vật hoang dã trong tự nhiên là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng vì bảo vệ động vật hoang dã là bảo vệ đa dạng sinh học. - Các biện pháp: + Xây dựng hành động kế hoạch quốc gia về tăng cường kiểm soát hoat động săn bắt, buôn bán động vật hoang dã; + Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ các loài động vật hoang dã; + Bảo vệ các khu rừng và biển là nơi sinh sống của các loài động vật hoang dã; Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia để bảo vệ sinh cảnh và các loài động vật hoang dã. II. Bảo vệ môi trường 1. Tác động của con người đối với môi trường
2 - Qua các thời kì phát triển xã hội, khai thác tài nguyên bất hợp lí là tác động lớn nhất của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên. - Để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên, con người thực hiện nhiều biện pháp nhằm giảm sức ép lên môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên. - Con người cần thực hiện các biện pháp nhằm duy trì cân bằng tự nhiên, bảo vệ và phục hồi môi trường đang suy thoái như: + Bảo vệ các loài sinh vật. + Trồng cây gây rừng. + Bảo vệ hợp lí các tài nguyên thiên nhiên. + Hạn chế gây ô nhiễm môi trường. + Sử dụng năng lượng tái tạo thay thế năng lượng khí đốt. - Thực hiện hiệu quả các chính sách dân số nhằm giảm sức ép lên môi trường. 2. Ô nhiễm môi trường - Ô nhiễm môi trường là hiện tượng khi các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác. 3. Biến đổi khí hậu - Biến đổi khí hậu là những thay đổi của các yếu tố khí hậu vượt ra khỏi trạng thái trung bình đã được duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỉ hoặc dài hơn. - Một số biện pháp chủ yếu nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu: + Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch. + Hạn chế nạn phá rừng. + Hạn chế sự gia tăng dân số. + Sử dụng năng lượng mới. + Ứng dụng công nghệ mới. B. CÂU HỎI ÔN TẬP I. TỰ LUẬN Câu 1. Vì sao nói: Trong tự nhiên, quần thể sinh vật xu hướng điều chỉnh số lượng cá thể của mình ở mức cân bằng? Lời giải Trong tự nhiên, quần thể luôn có xu hướng điều chỉnh mật độ cá thể của quần thể ở mức cân bằng phù hợp nguồn sống của môi trường. + Khi số lượng cá thể thấp mà điều kiện sống của môi trường thuận lợi (như nguồn sống dồi dào, khí hậu phù hợp…) số cá thể mới sinh ra tăng lên. + Khi số lượng cá thể tăng cao dẫn tới điều kiện sống của môi trường không thuận lợi dẫn đến cạnh tranh làm số cá thể bị chết tăng lên. Câu 2. Những nghiên cứu về biến động số lượng cá thể có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp và bảo vệ các loài sinh vật? Cho ví dụ minh hoạ. Lời giải Những nghiên cứu về biến động số lượng cá thể có thể giúp các nhà nông nghiệp xác định đúng lịch thời vụ, để vật nuôi, cây trồng sinh trưởng trong điều kiện thích hợp nhất trong năm,
3 nhằm đạt được năng suất cao. Đồng thời giúp các nhà bảo vệ môi trường chủ động trong việc hạn chế sự phát triển quá mức của các loài sinh vật gây hại, gây mất cân bằng sinh thái. Câu 3. Cơ thể có quá trình tự điều chỉnh thích ứng với môi trường, ví dụ: quá trình điều hòa thân nhiệt ở động vật hằng nhiệt. Ở cấp độ tổ chức sống trên cơ thể cũng có quá trình tự điều chỉnh để đạt được trạng thái cân bằng tự nhiên. Cân bằng tự nhiên là gì? Cân bằng tự nhiên biểu hiện như thế nào và có ý nghĩa ra sao đối với việc duy trì sự sống? Lời giải - Cân bằng tự nhiên là trạng thái ổn định tự nhiên của các cấp độ tổ chức sống, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống. - Cân bằng tự nhiên biểu hiện ở trạng thái cân bằng của quần thể, hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã, trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái,… - Ý nghĩa của cân bằng tự nhiên đối với việc duy trì sự sống: Cân bằng tự nhiên đảm bảo duy trì sự ổn định tương đối của các cấp độ tổ chức sống để phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. Nhờ đó, bảo vệ được sự đa dạng sinh học. Câu 4. Nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên ở quần xã sinh vật rừng nhiệt đới. Lời giải - Sự khai thác quá mức. Do áp lực tăng dân số, sự nghèo khổ đã thúc đấy sự khai thác quá mức tài nguyên sinh vật và làm giảm đa dạng sinh học. Đáng kể là tài nguyên thuỷ sản ven bờ bị suy kiệt nhanh chóng. Mặt khác, một số phương thức khai thác có tính huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản như nổ mìn, hoá chất đang được sử dụng, đặc biệt các vùng ven biển. Khai thác động vật hoang dã, đồng thời với nạn phá rừng, săn bắn cũng gây nên tình trạng suy giảm ĐDSH. - Ô nhiễm môi trường. Một số hệ sinh thái bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp, chất thải từ khai khoáng, phân bón trong nông nghiệp, thậm chí chất thải đô thị. Trong đó đáng lưu ý là tình trạng ô nhiễm dầu đang diễn ra tại các vùng nước cửa sông ven bờ, nơi có hoạt động tàu thuyền lớn. - Ô nhiễm sinh học. Sự nhập các loài ngoại lai không kiểm soát được như cây trinh nữ, cây cỏ lồng vực, ốc bươu vàng,… có thể gây ảnh hưởng trực tiếp qua sự cạnh tranh, sự ăn mồi hoặc gián tiếp qua sự ký sinh trùng, xói mòn nguồn gen bản địa và thay đổi nơi sinh cư với các loài bản địa. - Phát triển thuỷ điện làm ngăn dòng chảy của nhiều con sông làm cho các vùng hạ lưu thiếu nước tưới tiêu. - Phát triển rừng trồng (chủ yếu là độc canh) thay thế rừng tự nhiên với đa dạng loài. Câu 5. Nêu một số hoạt động của người dân ở địa phương em có thể làm mất cân bằng tự nhiên. Lời giải - Chặt phá rừng. - Săn bắt, tiêu diệt quá mức các loài động vật hoang dã. - Du nhập vào hệ sinh thái các loài sinh vật lạ.
4 - Gây ô nhiễm môi trường sống: xả rác bừa bãi, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, xả nước thải công nghiệp chưa qua xử lí,… Câu 6. a) Nêu một số nguyên nhân chính gây mất cân bằng tự nhiên. b) Ở địa phương nơi em sinh sống, có những biện pháp nào để hạn chế sự mất cân bằng tự nhiên? Lời giải a) Một số nguyên nhân chính gây mất cân bằng tự nhiên: + Đưa vào hệ sinh thái một loài sinh vật mới; + Các thiên tai như động đất, núi lửa phun trào, sóng thần, lũ lụt, hạn hán, bão lớn,…; + Một hoặc vài loài động/thực vật bị tận diệt; + Phá vỡ nơi cư trú của sinh vật; + Ô nhiễm môi trường; + Sự gia tăng số lượng đột ngột của một loài; + Thời tiết bất thường; + Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật;… b) Một số biện pháp hạn chế sự mất cân bằng tự nhiên ở địa phương em sinh sống là: + Trồng rừng; + Tuyên truyền và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường; + Cấm đưa vào một số loài sinh vật mới có nguy cơ ảnh hưởng đến hệ sinh thái (ví dụ: tôm hùm đất,…); + Khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên;… Câu 7. Trình bày khái niệm cân bằng tự nhiên. Lời giải - Cân bằng tự nhiên là trạng thái ổn định tự nhiên của các cấp độ tổ chức sống: quần thể, quần xã, hệ sinh thái, hướng tới sự thích nghi với điều kiện sống. + Trạng thái cân bằng quần thể là trạng thái quần thể có số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. Cơ chế duy trì trạng thái cân bằng của quần thể là cơ chế điều hòa mật độ quần thể trong trường hợp mật độ quá cao hoặc quá thấp. + Trạng thái cân bằng của quần xã là trạng thái quần xã có số lượng cá thể của mỗi loài được khống chế ở một mức nhất định do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng của các loài, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. + Ở cấp độ hệ sinh thái, cân bằng tự nhiên là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái hướng tới sự thích nghi của quần xã với điều kiện sống Câu 8. Nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên là gì? Lời giải Nguyên nhân: + Do các quá trình tự nhiên như núi lửa, động đất, hạn hán, khí hậu thay đổi đột ngột,..