Nội dung text 0. ĐỀ ĐẦY ĐỦ (120 câu) - Đáp án và lời giải.docx
PHẦN 1: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ 1.1: TIẾNG VIỆT 1. A 2. D 3. D 4. A 5. A 6. A 7. D 8. D 9. A 10. B 11. C 12. D 13. A 14. B 15. C 16. A 17. D 18. D 19. B 20. B 21. A 22. C 23. D 24. B 25. C 26. B 27. A 28. B 29. A 30. D 1.2: TIẾNG ANH 31. C 32. B 33. A 34. A 35. B 36. B 37. C 38. B 39. C 40. B 41. C 42. B 43. C 44. A 45. B 46. A 47. C 48. A 49. B 50. B 51. B 52. A 53. C 54. D 55. B 56. B 57. C 58. B 59. A 60. A PHẦN 2: TOÁN HỌC 61. C 62. B 63. A 64. C 65. B 66. D 67. B 68. D 69. B 70. A 71. A 72. B 73. B 74. A 75. C 76. D 77. C 78. A 79. B 80. C 81. D 82. C 83. C 84. A 85. B 86. C 87. C 88. D 89. C 90. C PHẦN 3: TƯ DUY KHOA HỌC 3.1. LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 91. A 92. B 93. D 94. C 95. C 96. C 97. C 98. C 99. D 100. B 101. C 102. D 3.2. SUY LUẬN KHOA HỌC 103. A 104. C 105. D 106. A 107. C 108. B 109. B 110. C 111. B 112. B 113. A 114. B 115. B 116. A 117. C 118. B 119. A 120. B
PHẦN 1: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ 1.1: TIẾNG VIỆT Câu 1: Đâu là nhận xét đúng về yếu tố lịch sử trong văn bản Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy? A. Tác phẩm này không phải là lịch sử chính xác mà là sáng tác văn học dân gian về lịch sử. B. Tác phẩm này phản ánh sâu sắc và chính xác những sự kiện đã diễn ra trong lịch sử. C. Tác phẩm này là sự kết hợp nhuần nhuyễn, chặt chẽ giữa văn học và lịch sử. D. Tác phẩm này là sự thay đổi của nhân dân về lịch sử để tạo ra cốt truyện hấp dẫn, thần kì. Đáp án đúng là A Phương pháp giải Nhớ lại nội dung và tính chất lịch sử trong văn bản trên. Tìm hiểu chung về truyện cổ tích Tấm Cám Lời giải Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ không phải là lịch sử chính xác mà là sáng tác văn học dân gian về lịch sử. Truyện lưu giữ trong lòng nó phần “cốt lõi của lịch sử”: nước Âu Lạc vào thời An Dương Vương đã được dựng lên, có thành cao, hào sâu, vũ khí đủ mạnh để chiến thắng cuộc xâm lược của Triệu Đà, nhưng về sau đã bị rơi vào tay kẻ thù. Nhưng nhân dân đã thổi vào câu chuyện những chi tiết thần kì để thỏa mãn sự sáng tạo nghệ thuật và niềm tin của con người về thế giới thần kì. - Phân tích, loại trừ: + Đáp án B sai vì tác phẩm không hoàn toàn phản ánh đúng lịch sử mà vẫn có những chi tiết sáng tạo của nhân dân. + Đáp án C sai vì đáp án này nằm trong đáp án A. + Đáp án D sai vì nhân dân không thay đổi sự thật lịch sử trong tác phẩm này mà chỉ thêm thắt vài chi tiết cho truyện sinh động, hấp dẫn, phù hợp với thể loại truyền thuyết. Câu 2: Chi tiết nào KHÔNG có trong Truyện cổ tích Thạch Sanh? A. Hồn ma chằn tinh và đại bàng hãm hại Thạch Sanh.
B. Niêu cơm của Thạch Sanh ăn mãi không hết. C. Thạch Sanh giết chằn tinh, có được bộ cung bằng vàng. D. Tiếng đàn của Thạch Sanh vang lên trong ngục giúp công chúa đi được trở lại. Đáp án đúng là D Phương pháp giải Dựa vào hiểu biết về Truyện cổ tích Thạch Sanh. Tìm hiểu chung về truyện cổ tích Tấm Cám Lời giải - Chi tiết không có trong truyện là: Tiếng đàn của Thạch Sanh vang lên trong ngục giúp công chúa đi được trở lại. - Thông tin đúng là: Tiếng đàn của Thạch Sanh vang lên trong ngục giúp công chúa nói được trở lại, Thạch Sanh được giải oan. Câu 3: Văn bản nào sau đây không phải là văn bản chính luận thời xưa? A. Hịch, cáo. B. Thư, biểu. C. Chiếu. D. Tản văn. Đáp án đúng là D Phương pháp giải Đọc kĩ các đáp án và nhớ lại các thể loại văn học trung đại. Lời giải Có thể thấy các văn bản ở câu A, B, C đều có nhiệm vụ chính trị trong xã hội xưa khi có chức năng thông báo, thông cáo đến nhân dân những vấn đề hệ trọng của đất nước. Trong khi đó “Tản văn” là thể loại ghi chép tản mạn những câu chuyện của cuộc sống. => Từ đó, ta chọn đáp án đúng là tản văn. Câu 4: Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: Biền, nam, khởi, tử, chẳng vun trồng, Cao lớn làm chi những thứ vông. Tuổi tác càng già, già xốp xáp,