Nội dung text PHẦN I CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA - HS.docx
Câu 10. Cặp cơ quan nào sau đây là bằng chứng chứng tỏ sinh vật tiến hoá theo hướng đồng quy tính trạng? A. Cánh chim và cánh bướm. B. Ruột thừa của người và ruột tịt ở động vật. C. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người. D. Chân trước của mèo và cánh dơi. Câu 11. Hình vẽ mô tả cặp cơ quan của chim và bướm đây là A. cơ quan tương đồng. B. cơ quan tương tự. C. cơ quan thoái hóa. D. hiện tượng lại tổ. Câu 12. Cặp cơ quan nào sau đây là cơ quan tương đồng? A. Mang cá và mang tôm. B. Gai xương rồng và tua cuốn đậu Hà Lan. C. Cánh chuồn chuồn và cánh chim. D. Gai xương rồng và gai hoa hồng. Câu 13. Cặp cơ quan nào sau đây là cơ quan tương tự? A. Xương đòn của chó nhà và xương mỏ ác của gà. B. Lá thông và gai xương rồng. C. Cánh chim bồ câu và cánh chuồn chuồn. D. Tua cuốn bí ngô và gai hoa hồng. Câu 14. Cơ quan tương tự là những cơ quan A. có cùng kiểu cấu tạo. B. có cấu trúc bên trong giống nhau. C. có cùng nguồn gốc. D. có hình dạng bên ngoài giống nhau. Câu 15. Cơ quan thoái hoá là cơ quan A. phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành. B. thay đổi cấu tạo phù hợp với chức năng mới. C. thay đổi chức năng. D. biến mất hoàn toàn. Câu 16. Cặp cơ quan nào sau đây là bằng chứng chứng tỏ sinh vật tiến hoá theo hướng đồng quy tính trạng? A. Chân chuột chũi và chân dế nhũi. B. Ruột thừa của người và ruột tịt ở động vật. C. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người. D. Chân trước của mèo và cánh dơi. Câu 17. Bằng chứng nào sau đây là bằng chứng tiến hóa quan trọng nhất? A. Bằng chứng sinh học phân tử. B. Bằng chứng hóa thạch. C. Bằng chứng giải phẫu so sánh. D. Bằng chứng tế bào học. Câu 18. Hình bên dưới mô tả loại bằng chứng gì?
A. phôi sinh học B. cơ quan thoái hóa C. cơ quan tương đồng D. hiện tượng lại tổ. Câu 26. Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa loài A và các loài B, C, D, E, người ta nghiên cứu mức độ giống nhau về DNA của các loài này so với DNA của loàiA. Kết quả thu được (tính theo tỉ lệ % giống nhau so với DNA của loài A) như sau: Loài sinh vật Loài A Loài B Loài C Loài D Loài E Tỉ lệ % giống DNA loài A 100% 92% 88% 94% 96% Quan hệ họ hàng giữa loài A và các loài B, C, D, E là A. A B C D E. B. A E D B C. C. A D E C B. D. A B C E D. Câu 27. Trình tự các Nu trong mạch mã gốc của 1 đoạn gen mã hoá của nhóm enzim dehidrogenase ở người và các loài vượn người: Loài sinh vật Trình tự các nucleotide Người CAG-TGT-TGG-GTT-TGT-TGG Gorilla CTG-TGT-TGG-GTT-TGT-TAT Đười ươi TGT-TGT-TGG-GTC-TGT-GAT Tinh tinh CGT-TGT-TGG-GTT-TGT-TGG Từ các trình tự nuclêotit nêu trên có thể rút ra những nhận xét gì về mối quan hệ giữa loài người với các loài vượn người? A. Người → tinh tinh → đười ươi → gorilla. B. Người → đười ươi → tinh tinh → gorilla. C. Người → gorilla → tinh tinh → đười ươi. D. Người → tinh tinh → gorilla → đười ươi. Câu 28. Trường hợp nào sau đây không được gọi là cơ quan thoái hóa? A. Khe mang ở phôi người. B. Ruột thừa ở người. C. Hai mấu xương hình vuốt nối với xương chậu ở hai bên lỗ huyệt ở loài trăn. D. Di tích của nhụy trong hoa đu đủ đực. Câu 29. Bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hóa đồng quy (tương tự)? A. Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa hoa vẫn còn di tích của nhụy. B. Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá. C. Gai cây xương rồng là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân. D. Cánh con dơi và cánh tay người. Câu 30. Các bằng chứng tiến hóa thường cho kết quả chính xác hơn cả về hai loài hiện đang sống là có quan hệ họ từ một tổ tiên chung và cách đây từ bao nhiêu năm là A. bằng chứng sinh học phân tử và bằng chứng hình thái. B. bằng chứng sinh học phân tử và bằng chứng hóa thạch. C. bằng chứng phôi sinh học và bằng chứng phân tử. D. bằng chứng di truyền tế bào với bằng chứng phân tử. Câu 31. Bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hóa phân li? A. Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá. B. Gai cây hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân.